Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 7)

Cây trồng liên quan: Cây mía

KỲ 1 | KỲ 2 | KỲ 3 | KỲ 4 | KỲ 5 | KỲ 6 | KỲ 7 | KỲ 8 | KỲ 9 | KỲ 10 | KỲ 11 | KỲ 12 | KỲ 13 | KỲ 14 |

31) Các loại phân bón và tác dụng của chúng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây mía?

Phân bón cho mía cũng như các cây trồng khác gồm có: Phân hữu cơ, phân vô cơ (lượng lớn và vi lượng), phân vi sinh,... Lượng lớn bón của từng loại phân tuỳ thuộc độ màu mỡ cũa đất, mùa vụ, và yêu cầu về năng suất, chất lượng đạt của mỗi loại cây trồng. Dưới đây là tính chất và tác dụng của từng loại phân bón đối với cây mía:

- Phân hữu cơ: Bao gồm các loại phân chuồng (trâu, bò, heo, gà ...), phân rác phế thải chế biến, bùn lọc ở các nhà máy đường, phân xanh,...

- Tác dụng của phân hữu cơ là: một mặt cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, mặt khác (còn quan trọng hơn nhiều) cải thiện tính vật lý của đất, làm cho đất tơi xốp, thông thoáng, giữ ẩm tốt, nhờ vậy cây hấp thụ dinh dưỡng trong đất thuận lợi, cho năng suất mía cao hơn. Ở những đất nghèo chất hữu cơ dù có bón tăng lượng phân khoáng năng suất mía cũng không nâng cao lên được. Đó chính là hiện tượng bà con nông dân trồng mía quen vẫn gọi là “chai đất”.

- Đối với những đất trồng mía liên tục nhiều năm, đất nghèo hữu cơ, đất khô hạn, đất cát pha,... như các vùng đất đồi, đất trung du và Đông Nam bộ đều cần phải bón phân hữu cơ cho mía. Ngay cả đất trồng mía ở Tây Nam bộ có tỉ lệ mùn khá cao khá cũng vẫn phải nghĩ đến việc bón phân hữu cơ cho mía nhằm nâng cao không ngừng năng suất mía cây một cách ổn định là lâu dài.

- Thông thường phân hữu cơ bón lót khi trồng với lượng từ 10  - 20 tấn/ha. Trường hợp bón với không lớn (gấp nhiều lần lượng bón thông thường) thì rải đều trên mặt ruộng trước lần bừa cùng sau đó rạch hàng rải hom trồng. Đối với mía gốc, nếu bón phân hữu cơ phải cày xả xâu hai bên hàng mía, rải phân rồi cày lấp lại. Không bón phân hữu cơ lên trên hàng mía hay mặt ruộng.

Phân bón (dinh dưỡng cây trồng) vô cơ: Gồm phân đạm, lân, kali và các vị lượng khác.

- Phân đạm (nitơ): Là loại phân bón giữ vai trò rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía. Tác dụng của phân đạm là giúp cho cây mọc khoẻ, đẻ nhánh nhiều. Ruộng mía được bón đủ đạm cây sinh trưởng và phát triển nhanh, bộ lá xanh tốt. Tính trung bình, để có một tấn mía, cây cần 1,25 kg N đối với mía tơ và sang vụ gốc lượng đạm cần tăng hơn 15  - 20% so với vụ tơ. Ở cây mía, nó có thể hấp thụ một lượng đạm rất lớn trong những tuần đầu của thời kỳ sinh trưởng. Lượng đạm này được dự trữ và cung cấp dần cho cây trong suốt quá trình phát triển về sau. Bón đạm thừa, mất cân đối với các nguyên tố khác (lân và kali) và bón muộn cây mía sẽ bị vóng, chứa nhiều nước, dễ bị nhiễm sâu bệnh, đổ ngã và hàm lượng đường sacarosa trên mía thấp, chất lượng nước mía ép kém.

- Phân lân (phốt pho): là một trong ba nguyên tố lớn chủ yếu tham gia các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía. Tác dụng chính của phân lân là giúp cho cây phát triển tốt bộ rễ, nhờ đó sự hấp thụ dinh dưỡng và nước được tốt hơn, khả năng chịu hạn được tăng lên, lân còn tác dụng làm cho cây đẻ nhánh nhiều, khoẻ, tốc độ vươn cao nhanh và giữ cân bằng giữa Đạm  - Lân  - Kali giúp cho cây phát triển cân đối giữa năng suất và chất lượng. Trong chế biến đường mía, cây mía được bón đầy đủ lân chế biến thuận lợi hơn và chất lượng đường tốt hơn. Thiếu lân bộ rễ cây phát triển kém, đẻ nhánh ít, thân lán nhỏ lại, cằn cỗi. Để có một tấn mía cây cần 0,46 kg P2O5. Tuy nhiên đất trồng mía của ta thường là đất nghèo lân, vì vậy, để đạt năng suất mía cao cần phải bón đủ lân cho ruộng mía.

- Phân kali (potat): là loại phân bón nguyên tố lớn mía cây nhiều nhất. Để tạo ra một tấn mía, cây cần khoảng 2.75 kg K2O. Tác dụng chính của kali là tham gia quá trình tổng hợp và tích luỹ đường. Bón đủ kali mía cứng cáp, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống đỗ ngã; và đặc biệt là làm tăng tỉ lệ đường trên mía đồng thời giúp cho mía chín sớm hơn. Đất thiếu kali sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất mía cây và hàm lượng đường trên mía

32) Tác dụng của phân vi lượng đối với cây mía như thế nào?

Phân vi lượng gồn những nguyên tố hoá học như Magie (Mg), lưu huỳnh (S), sắt (Fe), Mangan (Mn), đồng (Cu), bo (B), kẽm (Zn), molipden (Mo),... Các nguyên tố hoá học này tham gia thành phần dinh dưỡng cây trồng với một lượng cây trồng rất nhỏ, đến mức người ta ít nghĩ đến vai trò vàv tác dụng của chúng, mặc trên thực tế các chất vi lượng là những tác nhân quan trọng tham gia vào các quá trình sinh lý, sinh hoá của cây trồng nói chung và cây mía nói riêng.

Sở dĩ trước đây người ta ít đề cập đến các nguyên tố vi lượng là vì, một mặt chúng tham gia thành phần dinh dưỡng với một lượng rất nhỏ, mặt khác trong đất cũng đã sẵn có đáp ứng yêu cầu của cây trồng. Nhưng rồi qua quá trình canh tác, hàm lượng các chất vi lượng trong đất cạn kiệt dần lại không được bổ sung thường xuyên dưới dạng phân bón dần dần trở nên thiếu hụt ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đã có những nghiên cứu về các chất vi lượng trong đất và người ta chứng minh rằng, khi bón bổ sung các chất vi lượng năng suất và chất lượng cây mía tăng lên rõ rệt. Từ những kết quả nghiên cứu ấy, một số chế phẩm phân bón có chứa các chất vi lượng đã ra đời đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng đất cho cây mía.

Chất vi lượng thường được phối hợp dưới hình thức một loại phân bón hỗn hợp nào đấy có thể ở dạng khô sử dụng để bón lót hoặc bón thúc, cũng có thể dạng dung dịch phun vào lá.

33) Tác dụng của việc bón vôi cho đất trồng mía là gì?

Không chỉ riêng đất trồng mía mà cả những cây trồng khác trồng trên đất có độ pH thấp (đất chua) đều phải bón vôi (trừ loại cây trồng thích hợp) với đất chua). Tác dụng chính của vôi là khử chua, làm tăng độ pH trong đất, giúp cho mía hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Mặt khác vôi còn có tác dụng cải thiện đặc tính vật lý của đất, làm cho các hoạt động của vi sinh vật trong đất và phân giải các chất hữu cơ đượt tốt hơn.

Đất trồng mía ở các vùng của nước ta hầu hết là đất chua, độ pH trong khoảng 4  - 5, thậm chí có nơi dưới 4. Do đó bón vôi khử chua ở những đất này là hết sức cần thiết nhằm nâng độ pH lên ngưỡng thích hợp với yêu cầu sinh lý của cây trồng. Tuy nhiên, việc bón vôi nâng cao độ pH trong đất không đơn giản cần phải phân tích đất và xác định cách bón hợp lý. Thông thường ở những đất có độ pH trong khoảng 4  - 5, bón từ 500  - 1.000kg bột vôi nung (CaO)/ha và nếu là bột đá nghiền (CaCO3) thì bón với lượng cao hơn. Bón liên tục trong vài vụ cho tới khi đạt độ pH thích hợp. Không nên bón cùng một lúc với một lượng vôi lớn. Cách bón phổ biến là rải đều vôi trên mặt ruộng trước lần bừa cuối cùng trong khâu chuẩn bị đất. Cũng có thể dùng vôi bột ủ chung với chất hữu cơ hoặc phân chuồng sau đó cho mía dưới dạng phân lót khi trồng cũng rất tốt.

34) Phân vi sinh là gì, tác dụng đối với cây mía như thế nào?

Nguồn dinh dưỡng đất, bên cạnh các chất hữu cơ, các loại muối khoáng (đa lượng và vi lượng) còn có sự hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Chính nhờ những hoạt động của các vi sinh vật đã làm phân giải nhanh chóng các chất hữu cơ trong đất, các chất phế thải của đồng ruộng,các xác côn trùng, động vật bị chết... thành các chất dinh dưỡng mà bộ rễ có thể hấp thu để nuôi cây. Nguồn dinh dưỡng được tạo ra từ các hoạt động của vi sinh vật ở trong đất là rất lớn và không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Dựa vào đặc tính hoạt động và khả năn sinh khối rất lớn của các vi sinh vật trong đất, người ta đã tiến hành phân lập, nuôi cấy và sản xuất nhân tạo các sinh vật này trong phòng thí nghiệm rồi đưa trở lại đồng ruộng dưới dạng chế phẩm phân bón mang các chủng vi sinh vật hoạt động phân giải chất hữu cơ gọi là phân vi sinh.

Bón phân vi sinh tức là làm tăng lượng vo sinh trong đất tạo điều kiện cho các hoạt độtg phân giải chất hữu cơ trong đất nhanh hơn, mạnh hơn và cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng nhiều hơn so với bình thường không bón.

Xét về mặt nguyên lý thì phân vi sinh là một dạng phân hữu cơ sử dụng bón cho cây rrồng rất tốt trong đó có cây mía. Tuy nhiên, trên hiện trường hiện nay người ta quảng các rất nhiều loại phân vi sinh. Vì vậy, để tránh sự nhầm lẫn, trước khi sử dụng loại nào cần phải được thử nghiệm một cách đầy đủ với cây trồng trên thực tế đồng ruộng

35) Tầm quan trọng của việc trừ cỏ dại cho mía như thế nào?

Đề nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc trừ cỏ dại, chăm sóc bảo vệ cây trồng, tục ngữ xưa đã có câu “công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Cỏ dại không chỉ cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng với cây trồng mà còn là ký chủ, nơi ẩn náu của các bệnh nấm, vi khuẩn virus và nhiều loại sâu bọ, côn trùng gây hại. Cỏ dại còn gây trở ngại cho các công việc chăm sóc khác, thu hoạch sản phẩm và ảnh hưởng xấu đến cả chất lượng của sản phẩm.

Trên đồng ruộng mía thường có nhiều loại cỏ: cỏ hàng năm (sinh sản) bằng hat, cỏ nhiều năm (sinh sản bằng thân, rễ, củ...), cỏ một lá mầm (lá nhỏ), cỏ hai lá mầm (lá to),...

Ở nhũng vùng đất cao, đất đồi gò thường có những loài cỏ rất khó diệt như: cỏ gianh, cỏ mắc cỡ,... Làm cỏ cho mía là một khâu công việc cần nhiều lao động và chi phí tốn kém. Nếu làm cỏ thủ công, mỗi lần phải mất từ 20 -30 công/ha mía. Tuy nhiên đó lại là công việc làm tăng năng suất cây trồng. Nhiều kết quả nghiên cứu ghi nhận: trừ cỏ không kịp thời năng suất ruộng mía có thể bị giảm 20  - 30%.

Mời các bạn đón đọc: Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 8)

Nguồn: Viện nghiên cứu mía đường
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status