Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 10)

Cây trồng liên quan: Cây mía

KỲ 1 | KỲ 2 | KỲ 3 | KỲ 4 | KỲ 5 | KỲ 6 | KỲ 7 | KỲ 8 | KỲ 9 | KỲ 10 | KỲ 11 | KỲ 12 | KỲ 13 | KỲ 14 |

46) Bệnh khảm mía có những dấu hiệu như thế nào và cách phòng trừ?

- Bệnh khảm (Mozaic) là một bệnh do virus gây ra.

- Triệu chứng: Trên những lá mía non xuất hiện những đốm nhỏ đặc trưng, ở đó các chất diệp lục chứa trong lá bị huỷ diệt. Những đốm nhỏ này tạo thành những vết nám không đều nhau và có màu vàng nhạt ở trên lá xanh bình thường. Những vết nám vàng nhạt cũng có thể quan sát thấy bẹ lá nhưng hơi mờ. Ở thân mía khi quan sát các dóng những chấm bệnh có màu đỏ sẫm. Bệnh này lan truyền do các vec–tơ như rầy bắp... Cũng có thể lây lan do các loại sâu bọ chích hút khác, do hom giống mía mang mầm bệnh hoặc dao chặt truyền từ cây bệnh sang cây lành.

- Biện pháp phòng trừ bệnh khảm trên cây mía:

+ Tuyển chọn giống kháng bệnh. Nếu là giống nhập nội mới nhất thiết phải qua khâu kiểm dịch và thử nghiệm một cách nghiêm túc.

+ Ngăn ngừa sự lây lan mầm bệnh bằng cách vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại và các vec–tơ truyền bệnh. Xử lý hom giống bằng nước 52oC trong 30 phút. Tiệt trùng dao chặt mía bằng formol 2%.

Khi phát hiện một giống mía nào đó mang mầm bệnh virus phải loại trừ ngay không để phổ biến trong sản xuất.

47) Các loài sâu đục hại mía quan trọng ở nước ta hiện nay?

Trong các loài sâu hại mía, sâu đục được xem là quan trọng nhất, bởi những thiệt hại kinh tế do chúng gây ra và việc phòng trừ hết sức khó khăn, tốn kém nhiều tiền của công sức. Dưới đây là một số loài sâu đục thân gây hại quan trọng trên đồng mía của ta:

* Sâu đục thân 4 vạch (Chilo sacchariphagus Bojer):

- Đặc điểm hình thái: Sâu màu vàng sáng, trên lưng mỗi đốt có 4 chấm đen nên còn gọi là sâu 4 chấm đen (4 vạch đen). Đây là loại đơn thực khác với loài sâu đục thân mía châu Mỹ Diatraea saccharalis là loài đa thực. Thành trùng là bướm màu vàng nâu, cánh trên có chấm đen, cánh dưới màu trắng.

- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Mỗi năm phát sinh 6 đợt. Vòng đời sâu: trứng 6-7 ngày, sâu non 35-40 ngày, nhộng 10-11 ngày, trưởng thành 1-2 ngày. Ngài cái đẻ từ 8- 11

ổ trứng, tổng số khoảng 250 - 300 trứng. Sâu non cũng hại mía mầm nhưng hại mía cây là chính. Sâu chui vào nách lá rồi đục vào thân tạo thành hang ngách, ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm mía dễ gẫy ngang thân khi có gió. Đường đục cũng tạo cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập. Sâu 4 vạch phá hại mạnh vào mùa mưa cao điểm tháng 7-8 trong năm.

- Biện pháp phòng trừ sâu đục thân 4 vạch hại mía:

+ Trồng hom sạch sâu, loại bỏ mầm nước vào tháng thứ 8 hoặc thứ 9 sau trồng hoặc tái sinh gốc. Tránh bón quá nhiều đạm và tiêu nước cho ruộng ngập úng.

+ Bóc lá vào các tháng 5, 7 và tháng 9 sau trồng, tái sinh gốc.

+ Thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonis định kỳ 15 ngày/lần để diệt trứng, mỗi lần thả 50 ngàn ong/ha, thả từ tháng thứ 3 - 8 sau trồng.

+ Thả ong kén trắng Cotesia flavipes để diệt sâu non, thả 1 lần/tháng từ khi thấy xuất hiện triệu chứng gây hại, thả 2.000 kén/ha/lần.

+ Có thể dùng các loại thuốc Diaphos (50 ND, 10 H), Padan (95 SP, 4 H) v.v… phun hoặc rải cục bộ, có chọn lọc lên bộ lá những cây bị hại lốm đốm trắng, phun 2 tuần/1 lần, phun liên tục 3 – 5 lần trong khoảng thời gian từ lúc mía 4 – 6 tháng tuổi.

Sâu đục thân mình tím (Phragmataecia castaneae Hŭbner):

- Đặc điểm hình thái: Sâu non có màu hồng nhạt đến tím, đẫy sức có màu trắng

phớt hồng với 4 chấm hơi đỏ trên mỗi đốt cơ thể. Nhộng lúc đầu có màu vàng nhạt, sau khi hình thành vài ngày thì chuyển sang màu sẫm hơn, cuối cùng, khi chuẩn bị vũ hóa, nhộng có màu nâu tối. Đầu nhộng có một gai nhọn trông như mỏ chim, phần đầu nhỏ hơn phần đuôi. Trên mỗi đốt bụng của nhộng có hai hàng gai tạo thành 2 đai rõ rệt. Đốt bụng thứ nhất không có lỗ thở. Các đốt bụng còn lại đều có lỗ thở lộ rõ hình bầu dục. Lưng nhộng gồ cao ở phần bụng. Ngài trưởng thành có màu vàng đất, trên cánh có các chấm màu vàng nghệ nhỏ, cánh ngắn hơn bụng. Các đốt bụng có đai lông ngăn cách. Râu đầu ngắn, 2/3 chiều dài râu ngài cái (phần gốc râu) có dạng răng lược kép, phần roi râu còn lại có dạng sợi chỉ. 3/4 chiều dài râu ngài đực có dạng răng lược kép, phần còn lại cũng có dạng sợi chỉ.

- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Sâu phát sinh 2-3 đợt trong năm. Vòng đời sâu: trứng 9-11 ngày, sâu non 55-71 ngày, nhộng 11-15 ngày, trưởng thành 3-5 ngày; mùa đông vòng đời sâu dài hơn. Ngài cái đẻ 2-3 ổ trứng, 300-700 trứng/ổ. Sâu phá hại cả mùa khô lẫn mùa mưa. Sâu non có 8 tuổi, sau khi nở ra khỏi trứng khoảng 15 phút là sâu non phân tán ngay, thường mỗi cây có từ 1 – 2 con tấn công gây hại. Sâu non tuổi nhỏ đục ăn trong bẹ lá theo kiểu vịng trịn (gy ra triệu chứng ho l bn trước), đến cuối tuổi 2, đầu tuổi 3, sâu mới đục vào phần thịt lóng theo 1 đường đục rất thắng từ dưới lên trên (gây ra triệu chứng ngọn teo). Trong quá trình gây hại, sâu rất ít khi đục ra ngoài, phân sâu nén trong đường đục, chỉ đến khi gần hoá nhộng, sâu mới đục 1 lỗ vũ hoá ở phần thân ngọn và chui trở lại đáy đường đục để hoá nhộng.

- Biện pháp phòng trừ sâu đục thân mình tím hại mía:

+ Giai đoạn cây con 4 – 6 tháng sau trồng hoặc thu hoạch, có thể dùng các loại thuốc Diaphos 50 ND, Vibasu 40 ND, Padan 95 SP, Diaphos 10 H, Padan 4 H v.v… phun hoặc rải cục bộ, có chọn lọc cho những đoạn mía bị hại (triệu chứng héo lá bên), từ 3 - 5 lần cách nhau 14 ngày. Làm như vậy vừa có thể tiết kiệm thuốc trừ sâu, tập trung thuốc đủ liều lượng có thể giết chết sâu ẩn chứa trong thân, vừa chừa lại những khoảng không gian nhất định cho các loài thiên địch cư trú và thực hiện thiên chức của mình.

+ Dùng bẩy đèn bắt trưởng thành vào 2 thời điểm rộ: Tháng 3, 4 và tháng 8, 9.

* Sâu đục thân mình hồng lớn (Sesamia sp.):

- Đặc điểm hình thái: Thân sâu lưng màu hồng nhạt, hai bên sườn xuống bụng màu trắng. Thân chia 12 đốt, có 8 đôi chân. Ba đôi chân thật ở các đốt 1,2,3 và 5 đôi chân giả ở các đốt 6,7,8,9 và 12. Sâu ở tuổi 4,5 thân dài đến 30-40mm. Thành trùng là loại bướm nhỏ màu xám nâu, cánh có sọc đen, đầu to thô, lông rậm nên còn gọi là bướm cú mèo.

- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt. Vòng đời sâu: trứng 4-6 ngày, sâu non 21-29 ngày, nhộng 10-11 ngày, trưởng thành 4-6 ngày; mùa đông vòng đời sâu dài hơn. Mỗi ngài cái đẻ khoảng 70-100 trứng. Sâu non phá hại vào mùa mưa, mưa càng nhiều sâu phá hại càng mạnh, phá hại trên mía mầm là chính. Khi mới nở, sâu tập trung và gặm bên trong lá, tuổi 2-3 thì phân tán, từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm cho nõn mía bị héo.

- Biện pháp phòng trừ sâu đục thân mìn​h hồng lớn hại mía

+ Chặt, cắt bỏ ổ sâu định kỳ kể từ đầu vụ mía & giữ cho ruộng luôn sạch cỏ. Diệt chồi vô hiệu ở giai đoạn mía 7-8 tháng tuổi, hạn chế sâu đẻ trứng, nhân nhanh số lượng.

+ Ruộng trồng mới: Bón lót Diaphos 10 H hoặc Padan 4 H cùng với phân lót ngay khi trồng, liều lượng dùng khoảng 30 – 45 kg/ha.

+ Rải thuốc Diaphos 10 H hoặc Padan 4 H ở giai đoạn bị hại nặng hoặc đầu giai

đoạn vươn lóng mạnh hoặc 90 ngày sau trồng, liều lượng dùng khoảng 35-40 kg/ha, rải dọc theo hàng mía, dùng cuốc cày vun lấp thuốc, sau đó tưới ẩm nếu cần. Có thể trộn 30 kg thuốc Diaphos 10 H + 50 kg cát, sau đó rắc thuốc lên ngọn lá ở giai đoạn mía vươn lóng mạnh. Tập trung thuốc rắc cho những cây bị hại.

+ Thả ong kén trắng Cotesia sesamiae ký sinh sâu non ở giai đoạn rộ hoặc mía bị hại nặng, liều lượng thả khoảng 5.000 ong/ha/lần thả. Thả 2 lần cách nhau 1 tháng.

48) Các biện pháp phòng trừ chung đối với nhóm sâu đục thân mía như thế nào?

Phòng trừ sâu đục thân mía nói chung là một công việc khó khăn không chỉ ở nước ta mà cả với các quốc gia có nghề trồng mía phát triển. Dưới đây là một số biện pháp chủ yếu:

- Tuyển chọn giống mía kháng sâu đục thân.

- Biện pháp canh tác:

+ Chuẩn bị kỹ đất trồng mía. Ở vùng đất thấp có thể cho ngập nước một thời gian nhằm loại trừ mầm mống của sâu đục thân. Chọn hom giống không mang mầm mống của sâu đục thân.

+ Bón phân đầy đủ và cân đối cho mía mọc tốt. Chăm sóc làm cỏ kịp thời kể cả trên các đường lô bụi rậm xung quanh để loại trừ khả năng ẩn náu của sâu. Nơi có điều kiện về lao động cho bóc lá già, cắt chồi non vô hiệu loại bỏ trứng sâu ở đó.

+ Ruộng mía để gốc, sau thu hoạch phải được vệ sinh, xử lý kịp thời diệt trừ mầm mống của sâu. Bón phân chăm sóc cho mía gốc tái sinh tốt.

- Biện pháp hoá học: Trong thực tế người ta ít dùng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu đục thân hại mía. Vì nếu sử dụng không đúng cách sẽ có tác dụng ngược lại, tức là không diệt được sâu, chi phí tốn kém mà còn gây hại cho môi trường và quần thể thiên địch. Do đó cần thận trọng khi áp dụng biện pháp hoá học. Có thể sử dụng thuốc trừ sâu ở một mức độ có giới hạn, có chọn lọc, kết hợp với các biện pháp khác một cách hợp lý.

- Biện pháp sinh học: Hiện nay nhiều quốc gia trồng mía trên thế giới có xu hướng áp dụng biện pháp sinh học để kiểm soát sâu đục thân mía. Người ta lợi dụng các thiên địch tự nhiên và nuôi nhân tạo để diệt trừ sâu đục. Ở Việt Nam phương pháp này cũng đã và đang được nghiên cứu để áp dụng. Hy vọng trong tương lai sẽ là biện pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát các loại sâu đục thân.

- Biện pháp khác: Người ta cũng đã nghĩ ra một số giải pháp khác để kiểm soát tác hại của sâu đục mía như:

+ Làm bẫy bắt bướm sâu.

+ Tạo ra các chất dẫn dụ để diệt bướm sâu hoặc các chất làm mất khả năng sinh sản của chúng chẳng hạn làm tuyệt sinh bướm đực,... sẽ làm giảm mật độ và hạn chế đến mức cao nhất khả năng sinh sản của sâu đục trên đồng mía.

49) Tác hại của mối đất đối với cây mía và biệm pháp kiểm soát?

Mối đất (Odontotermis obesus) là loại côn trùng sống trong đất thường gây hại cho mía và các cây trồng cạn khác. Ở những đất mới khai hoang, đất vùng cao, đồi gò thường có nhiều mối. Mối ăn rỗng hom trồng, đục vào trong gốc, trong thân mía. Thiệt hại về năng suất mía do mối gây ra đôi khi cũng rất lớn. Những ruộng mía bị mối phá cây đỗ ngã hoặc chết khô hàng loạt, mật độ thưa thớt, năng suất kém, mầm gốc chết không mọc.

Cách phòng trừ mối chủ yếu là làm đất kỹ khi trồng, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ sau mỗi lần thu hoạch. Ở những ruộng có mật độ mối cao, sau mỗi chu kỳ trồng mía luân canh với cây trồng khác. Bằng các biện pháp canh tác kể trên mật độ mối sẽ giảm dần và hết. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ mối như các loại Basudin hoặc Furadan dạng hạt từ 20 – 25 kg/ha rải theo rãnh đặt hom mía khi trồng

50) Sùng trắng là gì, tác hại đối với mía và biện pháp phòng trừ?

Sùng trắng là ấu trùng của con bọ hung cánh cứng, có thể là màu nâu (Holotrichia sp.), màu đen (Allisonotum impressicole) hay màu xanh lá cây (Anomala sp.). Sùng trắng thường gặp nhiều ở những đất pha cát. Các ấu trùng bọ hung cắn phá hom giống, rễ và gốc mía làm cho cây mọc kém, phát triển chậm, năng suất mía cây thấp.

Phòng trừ sùng trắng chủ yếu bằng các biện pháp canh tác như:

- Chuẩn bị kỹ trước khi trồng. Những nơi có điều kiện cho ruộng ngập nước một thời gian nhằm tiêu diệt mầm mống của sùng.

- Ruộng phá gốc trồng lại cần vệ sinh dọn sạch gốc cũ và làm đất kỹ để sùng không còn sót lại trong đất.

- Sau mỗi chu kỳ trồng mía cần luân canh với cây trồng khác (chủ yếu là cây họ đậu) để sùng không còn điều kiện tồn tại.

Xem thêm Sâu bệnh hại cây mía

Mời các bạn đón đọc: Hỏi đáp về cây mía và sản xuất mía đường (kỳ 11)

Nguồn: Viện nghiên cứu mía đường
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status