Làm thạch cao nhân tạo từ phế thải phân bón

Sáng nay, 211, tại Hà Nội, Viện Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) phối hợp với Công ty TNHH Ngọc Linh đã giới thiệu sản phẩm thạch cao nhân tạo thu được từ quá trình xử lý chất thải GYPS (bã thải phosphogypsum) của nhà máy phân bón DAP Vinachem Đình Vũ, Hải Phòng.

Việc biến bã thải GYPS độc hại với môi trường và sức khỏe thành phụ gia sản xuất vật liệu xây dựng là hướng đi giải quyết đồng thời hai mục tiêu: giảm ô nhiễm môi trường do các núi bã thải GYPS chứa chất độc và tạo ra phụ gia sản xuất vật liệu xây dựng có giá thành rẻ bằng một nửa giá nhập ngoại.

Hiện nay, ở nước ta có 3 nhà máy có phát sinh nguồn bã thải GYPS lớn gồm Nhà máy DAP của Công ty CP DAP Vinachem - Đình Vũ tại Hải Phòng, Công ty CP DAP số 2 tại Lào Cai và tại Công ty CP hóa chất và phân bón Đức Giang - Lào Cai.

Ba nhà máy này hiện thải ra khoảng 1,963 triệu tấn GYPS mỗi năm. Và đến thời điểm này, cả nước còn tồn khoảng 5,6 triệu tấn chất thải GYPS từ các nhà máy sản xuất phân DAP. Nếu không được xử lý, ước đến năm 2020, cả nước sẽ tồn 23 triệu tấn GYPS.

Núi chất thải GYPS từ nháy máy DAP Đình Vũ đang đe dọa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Hải Phòng

Núi chất thải GYPS từ nháy máy DAP Đình Vũ đang đe dọa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Hải Phòng

GYPS là chất thải độc, trong đó chứa khoảng 18-20% lượng axi dư. Trên thế giới, các bãi thải chứa GYPS được yêu cầu rất ngặt nghèo về bảo vệ môi trường.

Những năm qua, những núi thải bã GYPS cao hàng chục mét ở KCN Đình Vũ, Hải Phòng đã gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân về ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề này, Công ty TNHH Ngọc Linh đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học chế biến bã thải GYPS thành thạch cao làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết cho xi măng.

Bên cạnh ý nghĩa bảo vệ môi trường, vịệc sản xuất thành công thạch cao có ý nghĩa kinh tế. Việt Nam không có mỏ thạch cao tự nhiên, nguồn thạch cao sử dụng trong công nghiệp sản xuất xi măng hoàn toàn được nhập khẩu từ nước ngoài như Lào, Thái Lan, Oman.

Với công nghệ thu hồi thạch cao từ bã thải GYPS mà Công ty TNHH Ngọc Linh thực hiện thì 1,1 tấn GYPS sẽ thu hồi 1 tấn thạch cao. Giá sản phẩm khoảng 600.000 đồng/tấn, bằng 50% thạch cao nhập khẩu từ Lào, Thái Lan và 70% giá nhập khẩu từ Oman.

Nguồn: An ninh thủ đô
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status