Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam

Cây trồng liên quan: Cây đậu xanh

 

  Ở Việt Nam, đậu xanh đã được trồng lâu đời, khắp nơi trong cả nước, là một trong những cây trồng truyền thống với nhiều mục đích: lấy hạt, cải tạo đất, chống xói mòn, làm phân xanh nhưng hiện nay, diện tích gieo trồng còn manh mún, rải rác từ Nam ra Bắc, từ các tỉnh đồng bằng đến trung du và miền núi. Cây đậu xanh chưa được xem là cây trồng chính, chỉ được trồng xen canh, gối vụ, nhằm tận dụng đất, tăng thêm thu nhập nên diện tích và năng suất đậu xanh tại Việt Nam chưa cao. Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cây đậu xanh đã trở thành cây trồng quan trọng trong sản xuất vụ Hè Thu, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.

  Nguyễn Văn Chương và cs. (2016) nêu rõ: Khó thống kê một cách chính xác diện tích cây đậu xanh ở nước ta, vì từ lâu loại cây này vẫn được xem là một cây trồng phụ được xếp chung với các loại đậu đỗ khác trong Niên giám thống kê hàng năm, mặc dù nhu cầu về cây trồng này rất lớn trong chế biến lương thực, thực phẩm. Diện tích ước đoán hằng năm có khoảng 60 - 80 ngàn ha, năng suất trung bình từ 0,6-0,8 tấn/ha. Hiện nay, sản lượng đậu xanh không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà hàng năm phải nhập khẩu một lượng không nhỏ từ Trung Quốc và Campuchia. Mặc dù không được đầu tư nghiên cứu như cây đậu tương và lạc, nhưng do nhu cầu tiêu dùng lớn với xu hướng đa dạng hoá cây trồng và sản phẩm cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở một số địa phương nên cây đậu xanh được sự quan tâm của nhiều công ty phân phối và được trồng rất phổ biến từ Bắc chí Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.

4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất)

Xem thêm - 4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất)

  Đậu xanh được sản xuất ở vụ hè Thu ở vùng Bắc Trung Bộ qui mô khoảng 25.000 ha (Phan Thị Thanh và Nguyễn Thị Nhàn, 2012). Tại Hà Tĩnh có khoảng 8.457 ha đậu xanh, năng suất trung bình đạt 0,79 tấn/ha (Cục thống kê Hà Tĩnh, 2019). Tại Nghệ An, diện tích đậu xanh của toàn tỉnh biến động từ 4.903 – 5.722 ha, năng suất trung bình đạt 0,74 - 0,83 tấn/ha (Cục Thông Kê Nghệ An, 2019). Diện tích sản xuất đậu xanh năm 2015 lớn nhất là Tây Nguyên, Bắc trung bộ và Duyên hải Nam trung bộ có diện tích lần lượt là 25.120 ha; 18.470 ha; 18.090 ha (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2016). Năng suất đậu xanh năm 2015 bình quân đạt cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng lần lượt là 1.719 kg/ha và 1.511kg/ha (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2016).

  Năng suất đậu xanh bình quân đạt thấp nhất là Tây Nguyên và Bắc Trung bộ, năm 2015 năng suất đậu xanh ở Bắc Trung bộ là 938 kg/ha thấp hơn năng suất bình quân của cả nước là 160 kg/ha. Tây Nguyên năng suất đậu xanh đạt 861kg/ha và thấp hơn năng suất bình quân của cả nước là 236 kg/ha.

  Năng suất đậu xanh của cả nước nói chung và vùng Bắc Trung bộ nói riêng qua các năm có xu hướng tăng dần đó chính là sự áp dụng các giống đậu xanh mới và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất.

  Ở đồng bằng sông Cửu Long diện tích trồng đậu xanh năm 2015 là 7,76 nghìn ha, ít thứ 2 sau diện tích trồng đậu xanh ở vùng đồng bằng sông Hồng là 4,88 nghìn ha tuy nhiên năng suất đậu xanh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cao nhất so với năng suất của vùng trong cả nước. Nguyên nhân đạt được năng suất cao là do tận dụng được điều kiện thuận lợi về nguồn dinh dưỡng phù sa của sông Cửu Long, cộng với điều kiện nhiệt độ phù hợp và các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp với cây đậu xanh.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status