Amoni Nitrat – Pháp luật nên quản lý như thế nào?

Dinh dưỡng liên quan: Đạm (Nts) - Nitrogen

Đạm Amoni Nitorat là gì? Ứng dụng của đạm Amoni Nitorat?

Amoni Nitrat có công thức hóa học là NH4NO3 và còn có tên gọi khác là Nitrat Amon. Hiện nay, Amoni Nitrat không chỉ là hóa chất chủ yếu trực tiếp sản xuất ra thuốc nổ mà nó còn là hóa chất ứng dụng cơ bản trong sản xuất phân bón (phân đạm 2 lá) và một số lĩnh vực công nghiệp khác có sử dụng hóa chất. 

Đạm Amoni Nitorat Indonesia

Đạm Amoni Nitorat Indonesia

Tại sao không nhập khẩu được Amoni Nitorat (NH4Cl)? Nhập khẩu Amoni Nitorat bị kiểm soát? Amoni Nitorat là tiền chất của thuốc nổ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Amoni Nitrat đang chịu sự điều chỉnh bởi hai lĩnh vực pháp luật, bao gồm: pháp luật về quản lý vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) và pháp luật về hóa chất.

Trong lĩnh vực quản lý VLNCN thì Nitrat amoni đang chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật, bao gồm: Pháp lệnh số 16/2011; Nghị định số 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp; Thông tư số 23/2009/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp. Theo quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/04/2009 của Chính Phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Amoni Nitrat là một trong 07 tiền chất thuốc nổ. Do đó, việc sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu Amôni Nitrat phải tuân thủ những điều kiện nhất định của pháp luật như: loại hình doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, các điều kiện đối với người lao động…v.v..

Văn bản quy định về nhập khẩu đạm Amoni Nitorat

Với tư cách là một hóa chất, Amoni Nitrat chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về hóa chất như: Luật Hóa chất năm 2007; Nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất năm 2007; Nghị định số 100/2005/NĐ-CP về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học. Trong đó, Nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định: Amoni Nitrat (hàm lượng >99,5%) là nằm trong Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh thuộc Phụ lục II của Nghị định; Amoni Nitrat > 98% (từ 50 tấn trở lên) nằm trong Danh mục hóa chất yêu cầu xây dựng kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hóa chất và duy trì khoảng cách an toàn thuộc Phụ lục IV.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Amoni Nitrat là một hóa chất cần có sự quản lý của pháp luật và mức độ quản lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như hàm lượng của nó.

Amoni Nitorat có bị cấm nhập khẩu?

Còn đối với các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập quy định về mua bán hàng hóa, điển hình là Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, khẳng định:“ Ngoài Danh mục các mặt hàng Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe con người và động, thực vật, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên( tức là bảo vệ các lợi ích công cộng quan trọng thì Việt Nam cam kết kể từ thời điểm gia nhập WTO sẽ không áp dụng mới và không áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu không phù hợp với quy định của WTO”. Vì thế, hiện tại Việt Nam phải bãi bỏ các biện pháp cấm nhập khẩu đang được áp dụng trước thời điểm gia nhập, chỉ được duy trì biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch thuế quan thay thế cho giấy phép nhập khẩu trước đây (nếu có) đối với các mặt hàng sau đây: thuốc lá nguyên liệu; trứng gia cầm, đường thô và đường tinh luyện; muối. Như vậy, trên cơ sở nội dung của Cam kết này thì Amoni Nitrat không nằm trong diện bị cấm nhấp khẩu hay bị áp dụng biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu.

Trong Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2001 (BTA), mặc dù không có quy định điều chỉnh trực tiếp nhưng cũng có một số nội dung điều chỉnh liên quan, quy định: nitrit, nitrat (mã số 2834) nằm trong Phụ lục D1- những hàng hóa có lịch trình loại bỏ hạn chế quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phố. Theo đó, lịch trình loại bỏ hạn chế quyền kinh doanh nhập khẩu là 3 năm, còn lịch trình loại bỏ hạn chế quyền phân phôi là 5 năm. Vì vậy, theo quy định trên thì Amoni Nitrat không bị hạn chế quyền kinh doanh nhập khẩu và phân phối.

Tóm lại, có thể việc quản lý đối với Amoni Nitrat là cần thiết tuy nhiên, quy định của pháp luật cần phải thể hiện rõ ràng và cũng cần đảm bảo sự thống nhất giữa quy định của pháp luật Việt Nam với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nguồn: Thông tin pháp luật
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status