Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây - P7: Phân loại nấm và tác nhân gây bệnh

Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam - Phần giới thiệu

P1 | P2 | P3 | P4 | P5 | P6 | P7 | P8 | P9 | P10 | P11 | P12 | P13 | P14

Phần sau đây giới thiệu sơ lược về các đặc tính chủ yếu của nấm và phân loại nấm. Hệ thống phân loại là nền tảng cho việc học cách giám định nấm gây bệnh và tìm hiểu về đặc tính sinh học của chúng.


bóng đèn

Xây dựng một sơ đồ treo tường tóm tắt những nhóm nấm chính theo phân loại với các ví dụ về các nấm thông thường đã được phân lập trong phòng thí nghiệm của bạn.


1. Các đặc tính chủ yếu của nấm và vi sinh vật giống nấm

Nấm và các vi sinh vật giống nấm gây bệnh là các vi sinh vật dị dưỡng - chúng cần một nguồn dinh dưỡng bên ngoài để phát triển và sinh sản. Hiểu biết về các đặc tính chủ yếu khác của những vi sinh vật này có thể giúp ích cho việc giám định chúng:

  • Sợi nấm - cấu tạo dạng sợi giống như sợi chỉ với đặc tính phát triển phân nhánh - là một đặc tính phổ biến ở hầu hết các nấm. Sợi nấm phát triển trên giá thể để vi sinh vật có thể hấp thu dinh dưỡng từ đó. Các loài gây bệnh cây phát triển xuyên qua bề mặt ký chủ, đôi khi thông qua việc xâm nhiễm trực tiếp xuyên qua các bề mặt cây ký chủ còn nguyên vẹn. Các nấm hoại sinh có khuynh hướng xâm nhiễm và phát triển trên các mô cây bị bệnh, cây già yếu đang chết dần và các tàn dư thực vật. Những nấm này là các tác nhân chủ yếu làm phân hủy chất hữu cơ trong đất.
  • Vách tế bào sợi nấm - nấm thực có các vách tế bào cấu tạo bởi polysacarit và kitin, trong khi các sinh vật giống nấm có vách tế bào cấu tạo bởi xenlulô và polysacarit.
  • Sợi nấm đa bào - nấm thực có vách ngăn trong khi sinh vật giống nấm không có. Đây là đặc điểm giúp phân biệt hai nhóm này khi quan sát dưới kính hiển vi.
  • Bào tử động - nấm thực không có các bào tử động, ngoại trừ nhóm nấm cổ sinh Chytrids. Các du động bào tử (hình thành từ sinh sản vô tính) thường phổ biến ở nhiều loài thuộc nhóm vi sinh vật giống nấm Oomycota (như Pythium và Phytophthora) và loài gây bệnh sương mai. Các du động bào tử có thể lan truyền qua nước trong đất và trên bề mặt cây.
  • Bào tử lan truyền nhờ gió - nhiều loài nấm thực sản sinh ra các bào tử vô tính hoặc hữu tính với chức năng lan truyền nhờ gió. Đây là một đặc tính phổ biến của nấm gây bệnh trên lá. Tuy nhiên một số bào tử lại thích ứng với hình thức lan truyền nhờ mưa và nước tưới.
  • Cấu trúc bảo tồn - các bào tử vách dày (như bào tử trứng và bào tử hậu), hạch nấm và các cấu trúc sinh sản đa bào (như quả cành và quả thể) có vai trò rất quan trọng trong chu kỳ bệnh. Trong các điều kiện ngoại cảnh bất lợi hoặc không có ký chủ hay các giá thể thích hợp khác, những vi sinh vật này thường tồn tại ở các dạng cấu trúc bảo tồn đặc biệt như vậy.

2. Phân loại nấm gây bệnh thực vật

Phân loại nấm đã có những thay đổi đáng kể trong vòng 15 năm qua, dưới tác động của các phân tích về tiến hóa sử dụng kỹ thuật phân tử. Một hệ thống phân loại mới được tóm tắt dưới đây. Hệ thống này nhìn chung được xây dựng theo hệ thống trong Agrios (2005) và bổ sung thêm một số nấm bệnh, nấm hoại sinh và đại diện, các loài hoại sinh và mycorrhizal.

Phân loại nấm gây bệnh thực vật 01

Phân loại nấm gây bệnh thực vật 02

Phân loại nấm gây bệnh thực vật 03

3. Tài liệu tham khảo

Agrios G.N. 2005. Plant pathology, 5th edition. Elsevier Academic Press: San Diego, California.

Cuốn cẩm nang này được sắp xếp thành các phần sau:

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status