Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Phân bón hữu cơ là loại phân bón có nguyên liệu có thể được từ nhiều nguồn khác nhau: chất thải của người và động vật, tàn dư thực vật, rác thải hữu cơ,... chứa các chất hữu cơ có thể phân hủy tạo thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Phân hữu cơ có ưu điểm là thân thiện, không gây ô nhiễm môi trường; có khả năng cũng cấp dinh dưỡng cân đối, bền vững cho cây trồng; đảm bảo kết cấu đất, cải thiện tính chất của đất trồng, nông sản đạt chất lượng cao, an toàn,...
- Bón phân bón sinh có tác dụng tăng lượng sinh khối đất, kích hoạt đất và tăng sử dụng chất dinh dưỡng của đất. Phân bón vi sinh có thể đóng vai trò xúc tác trong chu trình trao đổi chất của vi sinh vật, thực vật, thúc đẩy tích cực sự hình thành cấu trúc đất, cải thiện độ xốp của đất, tăng cường các hoạt động sinh học của đất, tăng cường giải phóng các chất dinh dưỡng có sẵn, tạo điều kiện cho rễ phát triển, hấp thu dinh dưỡng.
- Sự kết hợp giữa phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh là sự lựa chọn mang lại hiệu quả cao bởi:
1. Phân bón vi sinh cung cấp các vi sinh vật có lợi, phân bón hưu cơ cung cấp chất hữu cơ là thức ăn của vi sinh vật. Càng nhiều chất hữu cơ trong đất thì hệ vi sinh vật đất phát triển đa dạng, phong phú hơn, thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây hấp thu được đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu.
2. Chất hữu cơ cung cấp một lượng lớn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi, và các vi sinh vật có lợi thúc đẩy quá trình làm nhục phân bón hữu cơ. Như vậy sự có mặt đồng thời của chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi sẽ có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau, phát huy những thế mạnh của nhau với mục đích cuối cùng đạt được là: cải thiện độ phì, độ pH, nhiệt độ, độ ẩm, tính tơi xốp,... của đất, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Và quá trình phân giải từ từ chất hữu cơ sẽ đảm bảo quá trình cũng cấp dinh dưỡng của đất được ổn định, bù đắp lại được lượng dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi của đất sau mỗi vụ canh tác, nhờ vậy đất trồng được bảo vệ tránh khỏi sự suy thoái.
3. Vì lượng lớn nitơ, phốt pho và kali có trong phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh nếu sử dụng riêng rẽ sẽ không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của toàn bộ thời kỳ tăng trưởng của cây trồng, nhưng sự kết hợp của cả hai loại phân bón lại là giải pháp hoàn hảo để đáp ứng đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, qua đó quyết định lớn tới việc tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh đó cũng khắc phục được tình trạng đất trồng bị khai thác đến suy kiệt, không thể phục hồi.
Sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất rau an toàn
4. Với sự gia tăng của chất hữu cơ, khả năng phục hồi của đất và sinh trưởng, phát tiển của cây trồng cũng sẽ tăng lên. Đồng thời, những phốt pho và kali khó hấp thu còn lại trong đất sẽ được chuyển đổi thành phốt pho và kali dễ hấp thu và sử dụng đối với cây trồng, có thể làm giảm lượng phân bón hóa học và cải thiện hiệu quả và giảm chi phí cho việc bón phân.
5. Sử dụng kết hợp phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh nông sản sau khi thu hoạch không chỉ đạt năng suất, chất lượng cao mà còn rất an toàn với hệ sinh thái và nông sản, giảm thiểu tối đa khả năng tồn dư đạm nitrat, kim loại nặng,... trong nông sản khi thu hoạch. Nhờ vậy sử dụng kết hợp phân bón hữu cơ với phân vi sinh là giải pháp được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông sản an toàn, chất lượng cao,...qua đó làm tăng giá trị nông sản, tăng hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất.
- Từ những lợi thế kể trên chúng ta nên lựa chọn sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh hoặc ủ phân hữu cơ có bổ sung thêm có chế phẩm sinh học chứa nhiều vi sinh vật có lợi để quá trình canh tác bền vững, hiệu quả, nông sản đạt năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Phương pháp bón phân cho rau sạch, rau an toàn
Đặc điểm chung của các loại phân bón, nguyên tắc bón phân cho rau sạch, kỹ thuật ủ phân từ rác sinh hoạt và các phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ bón cho cây trồng...
-
Nhóm phân hữu cơ - Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác
Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau...
-
Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật
Phân xanh là loại phân hữu cơ có thành phần gồm các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ, nên phân xanh chỉ...
-
Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
Có nhiều dạng chất hữu cơ, nhiều hỗn hợp các chất hữu cơ khác nhau, nhiều hỗn hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng...
-
Bột rong biển (Seaweed extract powder) - sự lựa chọn thông minh dành cho cây trồng
Phân bón rong biển là một chiết xuất rong biển tự nhiên, không chỉ vô hại đối với con người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường và thành phần đặc biệt của rong biển.
- Nhu cầu vi lượng của cây trồng: vai trò, liều lượng và cách bổ sung hiệu quả
- Trồng Đương Quy và Ngưu Tất: Giải pháp hiệu quả cho nông dân Hưng Yên chuyển đổi cây trồng
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 1)