Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
1. Định nghĩa độ phì nhiêu của đất
Độ phì nhiêu là gì? Độ phì nhiêu được định nghĩa là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng của đất một cách đầy đủ (không thiếu, không thừa) cho từng loại cây trồng hay một hệ thống cây trồng nhất định để đạt được năng suất và chất lượng mong muốn.
2. Đặc điểm của độ phì nhiêu
- Các lọai đất khác nhau, độ phì nhiêu tự nhiên rất khác nhau, quá trình hình thành rất chậm.
- Quản lý không tốt sự suy giảm độ phì nhiêu sẽ rất nhanh
- Phần lớn đất canh tác hiện nay là có độ phì nhiêu thấp, 1 số ít là trung bình.
- Sử dụng phân bón thường đạt hiệu quả cao trên đất có độ phì nhiêu cao.
- Nhưng nếu độ phì nhiêu được cải thiện thì hiệu quả sử dụng phân bón sẽ tăng cao.
3. Thành phần của độ phì nhiêu
- Thuật ngữ độ phì nhiêu bao gồm 1 tập hợp các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất. Các thành phần này luôn luôn vận động và quan hệ hữu cơ, bao gồm:
- Độ sâu tầng đất thực. Quyết định thể tích đất rễ cây có thể phát triển được, phần lớn đất canh tác yêu cầu tầng đất thực khoảng 1m, trong đó không có lớp đất bị nén chặt
- Cấu trúc đất. Dựa trên sa cấu và sự sắp xếp các hạt. cấu trúc đất quyết định độ rỗng của đất, nên ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước và không khí cho rễ.
- Phản ứng của đất. Là tính chất chỉ thị và điều hòa các tiến trình và cân bằng hóa học trong đất.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dinh dưỡng có mức độ hữu dụng khác nhau.
- Khả năng giữ chất dinh dưỡng hòa tan trong đất và từ phân bón.
- Hàm lựơng và chất lượng mùn, bao gồm 1 phần chất hữu cơ dễ khoáng hóa.
- Mật số và họat độ của sinh vật đất như là 1 tác nhân tham gia vào các tiến trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
- Hàm lượng các chất ức chế, độc chất, bao gồm các chất hình thành trong tự nhiên (như muối trong đất nhiễm mặn, Al trong đất chua, phèn hay các độc chất do con người gây ra (ô nhiễm).
4. Đặc điểm đất có độ phì nhiêu cao
Một loại đất có khả năng sản cao với độ phì nhiêu cao, bao gốm các tính chất sau:
- Các chất dinh dưỡng dễ giải phóng ra dung dịch đất từ các nguồn dự trữ.
- Các chất dinh dưỡng trong phân bón dễ dàng chuyển thành dạng hữu dụng đối với cây trồng.
- Giữ được các chất dinh dưỡng hòa tan dưới dạng dễ hữu dụng, đồng thời hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng một cách cân bằng theo nhu cầu của cây, do đất có khả năng tự điều chỉnh.
- Giữ và cung cấp đủ nước.
- Duy trì độ thóang tốt, thỏa mãn nhu cầu oxygen cho rễ.
- Không cố định (giữ chặt) các chất dnh dưỡng, như kết tủa, làm cho chất dinh dưỡng trở nên không hữu dụng.
Đất có độ phì tự nhiên cao, không bón phân, cây tr ồng cũng có thể cho năng suất cao, nhưng năng suất sẽ không thể tăng hơn nữa nếu không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng chủ yếu. Đất có mức độ phì nhiêu đất cao chính là nền tảng cho tất cả các biện pháp kỹ thuật khác phát huy tác dụng.
5. Lịch sử sử dụng đất liên quan đến độ phì
Trong lịch sử nông nghiệp, có nhiều phương thức sử dụng độ phì nhiêu đất khác nhau:
- Khai thác độ phì nhiêu đất, như canh tác không bón phân (du canh)
- Sử dụng nhiều thành phần của độ phì nhiêu khi có thể nhưng không bù đắp lại khi chưa thấy ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (chỉ bón 1 lượng phân N, P trung bình)
- Duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất để đảm bảo năng suất cây trồng luôn cao (bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất hay do cây trồng lấy đi, chất hữu cơ để cải thịện độ phì nhiêu.
6. Độ phì nhiêu tổng quát của đất vùng nhiệt đới
Độ phì nhiêu rất khác nhau giữa các lọai đất. Các lọai đất vùng nhiệt đới ẩm, Các tính chất độ phì nhiêu thường có là:
- Đất thường chua và rất chua, cần phải bón vôi để nâng pH lên > 5.5.
- Thường có hàm lượng P dễ tiêu thấp hay có khả năng cố định P cao (kết hợp bón vôi và phân P).
- Vùng có vũ lượng hàng năm cao, đất thường có hàm lượng K, Mg, S thấp (nhu cầu bón các lọai phân này cao).
- Thường có khả năng hấp phụ và giữ dinh dưỡng kém (cần phải chia lượng phân bón bón nhiều lần).
-Thường có hàm lượng hữu dụng N thấp, mặc dù tốc độ khóang hóa chất hữu cơ dễ phân giải nhanh.
-
Cơ chế hút nước và dinh dưỡng của cây trồng
Cẩm nang cây trồng: Giới thiệu về cơ chế hút nước và dinh dưỡng ở cây trồng qua đường rễ cây và lá cây - cơ chế đóng mở khí khổng và sự thoát hơi nước...
-
Cây trồng và dinh dưỡng cây trồng
Thành phần Calories trong các loại cây trồng, phân loại và tác dụng của các yêu tố dinh dưỡng khoáng cần thiết đối với năng suất và chất lượng cây trồng...
-
Bán buôn, bán lẻ Chất giữ ẩm (Gam Sorb)
Thành phần: Tinh bột, Polyacrylate, K2O; độ hấp thu nước (lần): ~200; độ ẩm (%): ~10l; pH (tại độ trương 100g/g): 6.8 - 7.0; hàm lượng K2O (%): ~19; thời gian phân hủy trong đất: từ 9 - 12 tháng...
-
Đất là gì? khái niệm về đất, bản chất và thành phần của đất
Đất nằm ở phần ngoài cùng của vỏ Trái đất. Nó được coi là "làn da của trái đất". Đất phát triển theo thời gian dưới tác động của các quá trình hóa học, vật lý và sinh học...
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 1)
- Đất là gì? khái niệm về đất, bản chất và thành phần của đất
- Hiệu quả không ngờ từ việc sử dụng kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng