Cẩm nang bệnh cây - P11: Các bệnh phổ biến trên một số cây trồng quan trọng
P1 | P2 | P3 | P4 | P5 | P6 | P7 | P8 | P9 | P10 | P11 | P12 | P13 | P14
Trong phần này ví dụ về những bệnh phổ biến trên nhiều loại rau và một cây màu được đưa ra nhằm minh họa sự đa dạng của các bệnh trên cây trồng ở Việt Nam. Các bệnh được liệt kê trong mỗi bảng cũng cung cấp một danh sách kiểm tra nhằm giúp việc quan sát trên đồng ruộng. Các tác nhân gây ra nhiều bệnh trong số này chỉ có thể được chẩn đoán chính xác trong phòng thí nghiệm.
Việc chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh là vô cùng cần thiết trước khi đưa ra biện pháp quản lý bệnh hại tổng hợp. Chẳng hạn như thối rễ do nấm có thể do nhiều tác nhân gây ra như Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia và Phoma. Việc phòng trừ các loại nấm này đòi hỏi có các chiến lược quản lý bệnh hại tổng hợp khác nhau.
Sơ đồ minh họa cho mỗi cây trồng được đưa ra nhằm giúp người đọc nhận biết vị trí tìm các triệu chứng của từng bệnh.
Hiểu biết toàn diện về những bệnh này sẽ giúp người đọc trong việc chẩn đoán bệnh trên nhiều cây trồng khác.
1. Các bệnh phổ biến trên cây ớt
Bảng 1 cung cấp danh mục những bệnh phổ biến trên ớt ở Việt Nam (các con số tương ứng với con số trên biểu đồ). Tất cả các bệnh có thể cùng xuất hiện trong một vụ, và một cây có thể bị một hay nhiều bệnh gây hại (Hình 1).
Thối rễ Phytophthora, thối gốc thân, héo vi khuẩn, sưng rễ do tuyến trùng và sâu đục thân đều gây ra triệu chứng héo tương tự.
Bảng 1 Các bệnh phổ biến trên ớt
Vị trí |
Bệnh |
Tác nhân gây bệnh |
Dấu hiệu chẩn đoán chính |
1 |
Thối rễ Phyto phthora |
Phyto phthora capsici |
Thối rễ và héo |
2 |
Thối gốc |
Sclero tium rolfsii |
Các hạch nấm nhỏ tròn màu nâu và sợi nấm trắng ở gốc |
3 |
Héo vi khuẩn |
Ralstonia solana cearum |
Dịch khuẩn xuất hiện ở thân, thân bị biến màu nâu |
4 |
Thán thư |
Colleto trichum sp. |
Vết bệnh màu đen, lõm xuống |
5 |
Bệnh virút |
Vi rút thực vật |
Lá non còi cọc, kém phát triển |
6 |
Sưng rễ tuyến trùng |
Meloi dogyne sp. |
U sưng trên rễ |
Hình 1 Các bệnh trên ớt: (a) cây ớt khỏe (trái) và bị héo (phải) có thể do một số bệnh gây ra, (b) thân biến màu nâu, triệu chứng điển hình của bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra, (c) thối gốc mốc trắng do Sclerotium rolfsii gây ra, (d) thối rễ Phytophthora do nấm Phytophthora capsici gây ra, (e) ớt bị nhiễm vi rút héo đốm cà chua, (f ) quả ớt bị bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra.
2. Các bệnh phổ biến trên cây cà chua
Cà chua mẫn cảm với nhiều loại bệnh khác nhau. (Bảng 2). Cần có các điều tra thêm về bệnh cà chua ở Việt Nam nhằm xác định tất cả các loại bệnh nghiêm trọng hiện có. Đặc biệt là cần có các nghiên cứu chẩn đoán về virút và vi khuẩn gây bệnh trên cà chua.
Các vụ trồng cà chua ở Việt Nam thường bị ảnh hưởng bởi một số bệnh. Một cây có thể bị nhiễm nhiều bệnh, làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn.
Bảng 2 Các bệnh phổ biến ở cà chua
Vị trí |
Bệnh |
Tác nhân |
Dấu hiệu chẩn đoán chính |
1 |
Héo vi khuẩn |
Ralstonia solana cearum |
Héo, dịch khuẩn xuất hiện ở thân, thân biến màu nâu. |
2 |
Thối gốc |
Sclero tium rolfsii |
Hạch nấm nhỏ màu nâu, tròn và sợi nấm màu trắng xuất hiện ở gốc thân. |
3 |
Sưng rễ tuyến trùng |
Meloi dogyne sp. |
Héo, u sưng trên rễ |
4 |
Mốc sương |
Phyto phthora infestans |
Nấm màu xám mọc ở mặt dưới lá |
5 |
Thối vi khuẩna |
Clavi bacter michi ganensis |
Lá vàng, héo, thân biến màu nâu, đốm trên quả |
6 |
Đốm vi khuẩna |
Pseu domonas syringae |
Đốm hoại trên lá |
7 |
Virút héo đốm cà chuaa
|
Virút |
Lá non bị biến màu nâu cục bộ, có các đốm hoặc vòng màu tối ở lá già
|
8 |
Héo Fusariuma | Fusarium oxy sporum f. sp. lycopersici | Héo, mạch dẫn biến màu nâu |
9 |
Đốm vòng | Alternaria solani | Các vòng tròn đồng tâm màu đen trên lá |
10 | Mốc lá | Clado sporium fulvum (Fulvia fulva) | Nấm màu xám/tía mọc ở mặt dưới lá |
11 | Virút vàng ngọn | Virút | Lá quăn, nhỏ, biến màu vàng |
a Cần xác nhận sự có mặt của những tác nhân gây bệnh này ở Việt Nam.
Hình 2 Các bệnh ở cà chua: (a) triệu chứng lá quăn, vàng do vi rút gây ra trên những chồi mới mọc. (b) vết loét do vi khuẩn Pseudomonas syringae gây ra trên quả cà chua, (c) Sưng rễ tuyến trùng do Meloidogyne sp. gây ra, (d) đốm mốc lá do Cladosporium fulvum, (e) đốm vòng trên lá do Alternaria solani
3. Các bệnh phổ biến trên cây lạc (đậu phộng)
Lạc dễ bị nhiễm các bệnh trên rễ, quả, thân và lá (Bảng 3 và Hình 3). Cần nghiên cứu chẩn đoán thêm để xác định nguyên nhân chính gây thối rễ và vỏ.
Bảng 3 Các bệnh phổ biến trên lạc
Vị trí | Bệnh |
Tác nhân |
Dấu hiệu chẩn đoán chính |
||||||||||
1 |
Thối rễ và quả |
Pythium / Rhizoctonia |
Chết cây con/thối rễ Cây biến vàng và héo Còi cọc Rễ bên bị biến màu ở giai đoạn giữa vụ Rễ cái thối vào cuối vụ và thối quả |
||||||||||
2 |
Thối gốc mốc trắng |
Sclero tium rolfsii |
Hạch nấm tròn nhỏ màu nâu và sợi nấm màu trắng trên gốc |
||||||||||
3 |
Thối gốc mốc trắng |
Asper gillus niger |
Cây còi cọc và héo Sợi nấm và bào tử màu đen ở gốc thân và lá mầm |
||||||||||
4 |
Thối thân |
Sclero tinia sclerotiorum |
Héo, thối ướt thân và lá, hạch nấm lớn màu đen |
||||||||||
5 |
Gỉ sắt |
Puccinia arachidis |
Mụn gỉ sắt màu đỏ trên lá |
||||||||||
6 |
Đốm lá Cercospora |
Cercospora arachidicola |
Vết bệnh màu nâu sô-cô-la đậm |
||||||||||
7 |
Virút khảm lá |
Virút |
Khảm, cần chẩn đoán trong phòng thí nghiệm |
Hình 3 Các bệnh ở lạc: (a) gỉ sắt lạc do nấm Puccinia arachidis gây ra, (b) đốm lá Cercospora (Cercospora arachidicola) và gỉ sắt, (c) lạc bị thối rễ gây triệu chứng biến vàng và còi cọc, (d) thối rễ con và thối quả do Pythium sp., (e) vết bệnh trên lá mầm lạc với rất nhiều bào tử của nấm Aspergillus niger, (f ) thối rễ Pythium ở cây con, (g) cây khỏe (trái) và cây bị thối rễ gây còi cọc (phải)
4. Các bệnh nấm phổ biến trên cây hành
Hành bị nhiễm nhiều bệnh nấm trên lá, thân củ và rễ (Bảng 4). Hầu hết nấm gây bệnh có thể được phân lập khá dễ dàng trên môi trường nhân tạo. Lưu ý tác nhân gây bệnh sương mai là nấm ký sinh chuyên tính và không thể nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo.
Những bệnh liệt kê trong Bảng 4 có các triệu chứng điển hình và thường có thể dễ dàng phân biệt ngay trên đồng ruộng và sau đó xác nhận trong phòng thí nghiệm. Nấm gây thối củ có thể tiếp tục lây nhiễm trong quá trình bảo quản.
Bảng 4 Các bệnh nấm phổ biến trên hành
Vị trí | Bệnh |
Tác nhân |
Dấu hiệu chẩn đoán chính |
1 |
Cháy đầu lá |
Colleto trichum sp. |
Đầu lá biến màu nâu trắng, có đĩa cành. |
2 |
Sương mai |
Perono spora sp. |
Nấm xám mọc |
3 |
Đốm lá Stemphylium |
Stem phylium sp. |
Đốm lá dạng giống đốm vòng |
4 |
Thối cổ rễ |
Botrytis byssoidea |
Nấm màu nâu xám và các khối bào tử xuất hiện trên củ |
5 |
Thối gốc mốc trắng |
Sclero tium rolfsii |
Sợi nấm màu trắng và hạch nấm màu nâu trên gốc |
6 |
Thối (ướt) cuống lá |
Sclero tinia sclerotiorum |
Sợi nấm màu trắng, hạch nấm to màu đen. |
7 |
Thối Fusarium |
Fusarium spp. |
Sợi nấm có màu trắng đến tím nhạt, không có hạch nấm |
8 |
Mốc đen (thối củ) |
Asper gillus niger |
Các đám bào tử như bột màu đen (cũng là bệnh gây thối trong quá trình bảo quản ) |
9 |
Thối rễ màu hồng |
Phoma terrestris (Pyreno chaeta terrestris) |
Rễ màu hồng và vảy ngoài màu hồng |
10 |
Thối thân củ |
Rhizopus stolonifer (R .nigricans) |
Nấm mọc dày trông như bông gòn với các túi bào tử đen rõ rệt |
Hành cũng bị nhiễm bệnh cháy lá do vi khuẩn, thối thân củ do vi khuẩn, một số virút thực vật, và một vài bệnh rễ do tuyến trùng (Hình 4). Các bệnh do tuyến trùng chủ yếu gây còi cọc và ít khi làm cây chết, vì vậy thường không được chú ý đến.
Hình 4 Các bệnh ở hành: (a) đốm lá Stemphylium, (b) sương mai do nấm Peronospora sp., (c) Các triệu chứng thối rễ màu hồng do nấm Phoma terrestris
5. Các bệnh nấm phổ biến ở cây ngô (bắp)
Ngô được khuyến cáo trồng luân canh với cây rau để phòng trừ nhiều tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất. Ngô có khả năng kháng bệnh héo do vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), Sclerotinia sclerotiorum, hầu hết các loài Phytophthora và tuyến trùng gây sưng rễ. Tuy nhiên, ngô khá mẫn cảm với các loài Pythium phổ biến và tương đối mẫn cảm với Sclerotium rolfsii và Rhizoctonia spp. (Bảng 5 và Hình 5). Ngô cũng dễ bị nhiễm bệnh thối thân và bắp do một số loài Fusarium nhưng các loài này lại thường không ảnh hưởng đến cây rau. Danh sách chi tiết hơn về các bệnh trên cây ngô có thể tìm thấy trên trang web http://www.cimmyt.org/english/docs/field_guides/maize/diseases.htm.
Bảng 5 Các bệnh nấm phổ biến trên ngô
Vị trí | Bệnh |
Tác nhân |
Các dấu hiệu chẩn đoán chính |
1 |
Ung thư ngô |
Ustilago maydis |
Các u sưng lớn màu trắng trên hạt, các đám bào tử đen; cũng có thể gây nhiễm hoa đực và thân |
2 |
Thối rễ, bắp và thân do Fusa rium |
Fusa riumgrami nearum Fusa riumverti cillioides Fusa riumsub glutinans Fusa rium pro liferatum |
Thối trong thân thường dẫn đến hiện tượng lõi thân bị chẻ vụn. Thân và bắp thối có thể có màu hồng tới đỏ, và có xuất hiện sợi nấm. Thối trong thân thường dẫn đến hiện tượng lõi thân bị chẻ vụn. Lõi thường có màu tím đến tía. Sợi nấm trắng phát triển trên bắp bị bệnh bên dưới lớp vỏ. |
3 |
Gỉ sắt |
Puccinia sorghi |
Các mụn hoại tử dài trên lá. |
4 |
Khô vằn trên rễ, thân và lá |
Rhizo ctonia spp. |
Gây ra những vết bệnh lớn màu nâu nhạt, loang lổ trên lá và thân. Các hạch nấm màu nâu hình dạng bất định xuất hiện ở các vị trí bị bệnh. |
5 |
Cháy lá |
Bipolaris maydis (Cochlio bolus hetero strophus) |
Các vết hoại tử hình thành trên lá. |
6 |
Cháy lá Turcicum |
Exse rohilum turcicum |
Vết bệnh có kích thước nhỏ hình bầu dục và mọng nước trên lá sau đó hình thành các vết hoại tử lớn hơn. |
7 |
Thối Pythium trên rễ và thân |
Pythium spp. |
Thối ướt ở mô thân và các vết bệnh màu nâu ở rễ. |
8 |
Sương mai |
Perono sclero spora spp. Sclero spora sp. Sclero phthora spp. |
Nấm màu xám (cành mang bọc bào tử) mọc ở mặt dưới lá. |
Hình 5 Các bệnh ở ngô: (a) ung thư ngô do Ustilago maydis, (b) khô vằn do Rhizoctonia solani, (c) sợi nấm trắng mọc trên bắp ngô bị nhiễm bệnh do Fusarium verticillioides.
Cuốn cẩm nang này được sắp xếp thành các phần sau:
- Phần 1: Phần giới thiệu
-
Phần 2: Tổng quát về sức khỏe thực vật và các yếu tố ảnh hưởng
-
Phần 3: Quy trình chẩn đoán tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng
-
Phần 4: Các triệu chứng bệnh cây
-
Phần 5: Quy trình và thiết bị làm việc trên đồng ruộng
-
Phần 6: Quy trình và thiết bị làm việc trong phòng thí nghiệm
-
Phần 7: Giới thiệu sơ lược về phân loại nấm
-
Phần 8: Các phương pháp lây bệnh nhân tạo
-
Phần 9: Quản lý bệnh hại tổng hợp
-
Phần 10: Các bệnh do nấm có nguồn gốc từ đất
-
Phần 11: Các bệnh thường gặp trên một số cây trồng có ý nghĩa kinh tế
-
Phần 12: Ảnh hưởng sức khỏe từ nấm gây bệnh
-
Phần 13: Thiết kế, xây dựng và vận hành các phòng thí nghiệm và nhà lưới dùng cho chẩn đoán
- Phần 14: Phụ lục về cách làm que cấy dẹp, sức khỏe an toàn trong công việc, cũng như các công thức nấu môi trường, các phương pháp khử trùng, và các phương pháp lưu giữ mẫu nấm.
-
Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây - P8: Lây bệnh nhân tạo
Để thực hiện quá trình lây bệnh nhân tạo, các loài cây mẫn cảm được trồng trong các điều kiện có kiểm soát và được cấy vi sinh vật nghi là gây bệnh. Việc lây bệnh nhân tạo có thể ...
-
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây - P9: Quản lý bệnh hại tổng hợp
Việc phòng trừ đa số các bệnh cây trồng đòi hỏi phải áp dụng một số các biện pháp phòng trừ hỗ trợ lẫn nhau. Chiến lược (chương trình) này được gọi là quản lý bệnh hại tổng hợp...
-
Cẩm nang bệnh cây - P10: Các bệnh thối rễ và thân có nguồn gốc từ đất
Các bệnh thối rễ và thân do tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất là nguyên nhân gây thiệt hại năng suất nghiêm trọng cho cây trồng ở Việt Nam. Tính chất trồng trọt quanh năm tại các vùng...
- Nhu cầu vi lượng của cây trồng: vai trò, liều lượng và cách bổ sung hiệu quả
- Trồng Đương Quy và Ngưu Tất: Giải pháp hiệu quả cho nông dân Hưng Yên chuyển đổi cây trồng
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)