Hậu Giang: Tràn lan lúa giống dỏm
Hiện nay đang là cao điểm xuống vụ đông xuân 2016 – 2017, điều mà bà con nông dân lo lắng lúc này là chất lượng lúa giống có đảm bảo hay không, khi đây là vụ lúa chính, quyết định đến thu nhập trong năm.
Từ đầu vụ đông xuân đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện 17 trường hợp lúa giống kém chất lượng. Trong đó, chủ yếu rơi vào giống RVT.
Đáng chú ý, giống kém chất lượng đều không được bày bán tại các đại lý, cửa hàng. Mà thông qua hình thức cung ứng giống rồi bao tiêu sản phẩm đến cuối vụ. Vậy nên, trên bao bì không hề có nhãn mác, không chứng nhận hợp quy, chỉ tiêu chất lượng cũng không rõ ràng. Đánh giá về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Đối – Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết: “Tình trạng lúa giống kém chất lượng, đặc biệt là rơi vào giống RVT, người dân chuộng giống này nên nhiều doanh nghiệp mua lúa hàng hóa, lúa ngang. Đóng gói trên bao bì, thấy thị hiếu của người dân chuộng nên doanh nghiệp tuôn vào tỉnh Hậu Giang để cung cấp, bán cho nông dân với hình thức là hợp đồng bao tiêu. Đặc biệt là hợp đồng bao tiêu này không được sự chỉ định của Sở Nông nghiệp, theo Quyết định 62 của Chính phủ”.
Tại Hậu Giang, từ đầu vụ đông xuân này, hơn 83 tấn lúa giống RVT không đảm bảo chất lượng đã bị các ngành chức năng phát hiện và xử lý. Với hình thức mua lúa “thịt” hay còn gọi là lúa thương phẩm nhưng sau khi đóng bao, gắn nhãn là có thể bán giá cao gấp 2 đến 3 lần. Một đồng vốn nhưng lấy được ba đồng lời, chính vì thế các cơ sở, doanh nghệp sản xuất kinh doanh lúa giống “dỏm” càng lúc càng tràn lan tại nhiều địa phương khu vực ĐBSCL. Nhóm giống thường được làm “dỏm” là các giống cao sản với giá bán tương đối cao như RVT và Jasmine. Ông Nguyễn Văn Đối cho biết thêm: “Theo Thông tư 42 của Bộ Nông nghiệp, lúa giống trên bao phải có in rõ cơ sở sản xuất, chứng nhận hợp quy, chỉ tiêu chất lượng, độ nảy mầm, độ sạch, độ cỏ dại. Giống thì có thể chọn giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng, giống xác nhận 1, thì bà con nên tìm đến những cơ sở mà mình biết rõ nguồn gốc xuất xứ, biết được chất lượng giống như thế nào. Tại Hậu Giang, bà con có thể tìm đến Trung tâm Giống của tỉnh để mua để đảm bảo được nguồn gốc”.
Quyết định 50% sự thành công của vụ mùa chính. Chính vì thế, bên cạnh việc siết chặt công tác quản lý chất lượng lúa giống tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Phải chăng đã đến lúc bà con phải hết sức cân nhắc kỹ trong khâu lựa chọn giống gieo sạ. Và hơn hết là sự vào cuộc mạnh mẽ và đầy trách nhiệm của các bên trong mối liên kết 4 nhà, góp phần hình thành chuỗi giá trị hạt gạo, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
-
Phục tráng thành công giống lúa nếp cái hoa vàng
Ngày 12.11, UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tổ chức hội thảo sơ kết chương trình phục tráng giống lúa nếp cái hoa vàng xã Phú Minh giai đoạn 2015 - 2016.
-
Phân loại lúa và giống lúa trên Thế giới
Để sử dụng có hiệu quả nguồn gen quý giá của cây láu nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau trên thế giới đã công bố nghiên cứu, tập hợp và phân loại cây lúa trồng như sau:
-
Bán giống lúa giả trục lợi người nông dân
Lúa thương phẩm (lúa ăn) chỉ có giá 5.000 đồng/kg, khi được "phù phép" thành lúa giống, các cơ sở, thương lái bán lại cho nông dân với giá cao gấp 3-4 lần...
-
Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
-
Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
-
Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
-
Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
-
Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
-
Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau