Chính sách thuế đối với ngành phân bón: Nhiều chuyển động

Một điểm đáng lưu ý đối với thị trường phân bón trong năm 2017 là việc Bộ Công Thương và Hiệp hội phân bón đề xuất Chính phủ xem xét đưa mặt hàng phân bón về diện chịu thuế GTGT ở mức 0%.

Nhìn lại chặng đường năm 2016, bức tranh chung của hoạt động sản xuất phân bón khá ảm đạm do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi như nhu cầu trong nước suy giảm, áp lực cạnh tranh gia tăng và tác động không thuận lợi của nhiều chính sách thuế.

Bộ Công Thương và Hiệp hội phân bón thay đổi chính sách thuế GTGT

Chính sách thuế đối với ngành phân bón sẽ thay đổi vào năm 2017 (Ảnh minh họa)

Bước sang năm 2017, nhiều chuyển động liên quan đến chính sách thuế sẽ khiến bức tranh ngành có những thay đổi tích cực và tiêu cực. Trong đó, RongViet Research đưa ra một số điểm nhấn quan trọng về các chính sách thuế sẽ tác động trực tiếp đến ngành phân bón trong năm 2017 mà giới DN cũng như NĐT cần phải lưu tâm.

Trước hết, sản lượng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 46% tổng lượng nhập vào Việt Nam. Do vậy, chính sách mới này sẽ tác động lớn đến nhu cầu nhập khẩu phân bón trong năm 2017. Trong đó, DAP và Ure là hai mặt hàng dự báo sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất do Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu về 0% và tỷ trọng lớn của hai mặt hàng này trong cơ cấu hàng xuất sang Việt Nam (DAP và Ure chiếm tỷ trọng lần lượt 35,4% và 9,89% trong tổng lượng sản lượng phân bón Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam). DN sản xuất phân bón tại phía Bắc như DAP Đình Vũ, Super Lâm Thao (LAS) là hai DN sẽ chịu tác động trực tiếp bởi sự thay đổi trong chính sách thuế này.

Tiếp đến là Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên Minh Á-Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan) cho biết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu một số mặt hàng phân bón.

Liên quan đến vấn đề này, các giới phân tích chỉ ra rằng trong khối Liên minh Á-Âu, Nga là quốc gia có giao thương sôi động nhất với Việt Nam về mặt hàng phân bón (chiếm 9% trong tổng lượng hàng nhập khẩu, đứng sau Trung Quốc). Trong đó, Kali là loại phân được nhập nhiều nhất từ Nga (215 nghìn tấn), tiếp đến là NPK và DAP với lượng nhập khẩu lần lượt là 60 nghìn tấn và 25 nghìn tấn (tính lũy kế 11 tháng đầu năm 2016).

Do quy mô nhỏ và cơ cấu hàng tập trung nhiều vào mặt hàng Kali (Việt Nam không sản xuất được, phải nhập khẩu), chúng tôi cho rằng chính sách này sẽ không tác động nhiều đến các DN phân bón trong nước.

Một điểm đáng lưu ý đối với thị trường phân bón trong năm 2017 là việc Bộ Công Thương và Hiệp hội phân bón đề xuất Chính phủ xem xét đưa mặt hàng phân bón về diện chịu thuế GTGT ở mức 0%.

Theo nguồn tin của RongViet Research, Chính phủ về cơ bản đã đồng ý cho Bộ Công Thương và Hiệp hội phân bón thay đổi chính sách thuế GTGT theo hướng có lợi cho các DN sản xuất trong nước. Do vậy, trong kịch bản chính sách này được thông qua (chuyển mặt hàng phân bón từ dạng miễn thuế sang chịu thuế 0%), gánh nặng về thuế lên giá thành của các DN sẽ được giảm bớt. Chúng tôi cho rằng DPM và LAS sẽ là hai DN được hưởng lợi nhiều nhất nếu chính sách này được áp dụng.

Nguồn: Diễm My Trần/Thời báo ngân hàng
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status