Cây điều

Cay điều hay còn gọi là đào lộn hột, có tuổi thọ 40-50 năm, là cây công nghiệp lâu năm cho năng suất cao.
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Cashew

Tên tiếng anh: Cashew  

Tên khoa học: Anacardium occidentale L.

Họ: Xoài – Anacardiaceous

Nguồn gốc: Đông Bắc Brasil

Cây điều hay còn gọi là Đào lộn hột, là cây công nghiệp lâu năm cho thu hoạch trái co năng suất cao. Cây chủ yếu được trồng ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là chính để lấy nhân điều chế biến lương thực thực phẩm. Dưới đây là đặc điểm hình thái cây hạt điều, để dựa vào đặc điểm này bà con có thể lựa chọn giống giống hạt điều phù hợp với khu vườn trồng nhà mình cho năng suất cao.

Đặc điểm thực vật học cây điều

Đặc điểm thực vật học cây điều

Cây điều là cây công nghiệp lâu năm có tuổi thọ 40-50 năm tuổi, cây cho năng suất cao ổn định từ khi cây 10-20 năm tuổi sau khi trồng.

1. Phân bố cây điều

- Cây Điều hay còn gọi là cây Đào lộn hột (Anacardium occidentale L.) có nguồn gốc từ vùng Đông bắc Brasil, được nhập về Châu Á và Châu Phi trong khoảng năm 1560-1565 sau khi các đế quốc thực dân Châu Âu phát hiện ra Châu Mỹ.

- Hiện nay loài cây này trở thành cây công nghiệp được phát triển ở khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới ở Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Châu Úc để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm.

- Ở Việt Nam Cây điều mọc hoang hoặc dược trồng trên khắp cả nước và cây điều công nghiệp được trồng rất nhiều ở các tỉnh vùng cao phía Nam như Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước...

- Từ năm 2006 đến năm 2010 Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nhân hạt điều đứng vị trí hàng đầu thế giới, và là nước thứ 4 có diện tích trồng điều lớn nhất thê giới sau Nigeria (1), Ấn Độ (2) và Côte d'Ivoire (3).

Top 10 nước sản xuất hạt điều (còn vỏ) lớn nhất thế giới (2010)

Nước

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tấn/ha)

 Nigeria

650,000

1.97

 India

613,000

0.66

 Côte d'Ivoire

380,000

0.44

 Viet Nam

289,842

0.85

 Indonesia

145,082

0.25

 Philippines

134,681

4.79

 Brazil

104,342

0.14

 Guinea-Bissau

91,100

0.38

 Tanzania

80,000

1.0

 Benin

69,700

0.29

Thế giới

2,757,598

0.58

Nguồn: Food & Agriculture Organization (FAO)


2. Đặc điểm thực vật của cây điều

2.1. Đặc điểm rễ cây điều

- Cây điều thuộc loại rễ cọc và nhiều rễ chùm, bộ rễ ngang, ăn sâu dưới long đất, phát triển mạnh để tìm kiếm chất dinh dưỡng để nuôi cây.

- Khi trồng nơi đất tơi xốp thì chỉ cần sau 2 đến 3 tháng rễ cây điều đã có thể cắm sâu xuống 80 cm, sau khi trồng được 5 đến 6 tháng rễ đã có thể ăn sâu vào đất tới 2m.

- Tùy vào loại đất và khả năng sinh trưởng của cây điều, bộ rễ của cây điều có thể ăn sâu hàng chục mét và có thể lan rộng ra bán kín tán từ 50 đến 60 cm chính vì vậy mà cây có khả năng chịu hạn cực tốt, có thể sinh trưởng bình thường trong mùa khô, không có nước từ 5 đến 6 tháng.

2.2. Đặc điểm thực vật thân cây điều

- Thân cây điều cao từ 6-8m, nếu sống trong môi trường sinh trưởng phát triển tốt cây có thể cao lên tới 10m. Thân cây điều có thân ngắn nhưng tán cành cao và dài.

- Trong thân cây điều và cành thường có nhiều mủ. Tán cây thường có dạng hình dù, cành thường phát sinh theo chiều ngang nên khi còn nhỏ cành thường hay mọc sà cong xuống đất.

- Cây điều là cây ưa sáng nên thân có thể mọc tốt ở những nơi có ánh sáng mạnh, khi có đầy đủ ánh sáng, cành có thể vươn rộng nên bà con cần chú ý trong công đoạn tỉa cành tạo tán và trồng cây ở mật độ thích hợp để tăng khả năng vươn của cành.

2.3. Đặc điểm thực vật lá cây điều

- Lá cây điều là đơn nguyên, hình trứng tròn đều mọc so le, cuống ngắn.

- Cây điều có bộ lá thường tập trung ở đầu cành, lá thường có chiều dài từ 10 đến 20 cm, chiều rộng từ 5 đến 10 cn, cuống lá ngắn. Phiến lá khá dày với những đường gân nổi rõ, đặc biệt là mặt dưới các đường gân nổi bật lên. Kho còn non lá điều thường có màu đỏ hoặc hơi xanh nhạt, khi già lá chuyển sang màu xanh đậm.

- Bộ tán của cây điều thường rất rộng, khi cây trưởng thành và phát triển thành thục trong điều kiện sinh trưởng thuận lợi thì bộ tán có thẻ rộng đến 5m tính từ gốc, thông thường một cây điều trưởng thành thường có bộ tán chiếm diện tích lên tới 50 đến 60 mét vuông khi cây đạt 6 đến 7 tuổi.

2.4. Đặc điểm thực vật hoa cây điều

- Cây điều thường ra hoa vào lúc kết thúc mùa mưa chuẩn bị chuyển sang mùa khô. Hoa điều có cả hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng từ vài chục hoặc hàng trăm hoa.

- Hoa điều có màu vàn hoặc trắng có vằn đỏ, đôi kho hoa có màu hồng đẹp. Hoa điều có 5 cánh, đối với hoa đực chỉ có nhị đực còn hoa lưỡng tính thì có tới 8 đên 10 nhị đực và 1 nhụy cái. Thông thường thì chỉ có 1 nhị đực ở hoa lưỡng tính phát triển đầy đủ các chức năng và có khả năng tung phấn, các nhị khác thường không có khả năng thụ phấn.

Đặc điểm hoa cấy điều

Đặc điểm hoa cấy điều

- Hoa điều thường mọc ở đầu cành và bao gồm cả hoa đực lẫn hoa lưỡng tính. Hoa thường chỉ thụ phấn bằng côn trùng hoặc gió. Hoa thường nở vào buổi sáng, tuy nhiên nếu trong lúc hoa đang nở mà xuất hiện mưa thì bao phấn sẽ không thể nứt ra để phấn rớt vào nên quá trình thụ phấn sẽ không xảy ra khiến mất mùa.

- Cây điều sau 3 năm trồng mới thì bắt đầu trổ hoa, thời gian ra hoa thường kéo dài khoảng 3 tháng và chia thành 3 giai đoạn rõ rệt gồm:

+ Thời điểm hoa đực thứ nhất nở thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày, lúc này có khoảng từ 19 đến 100% là hoa đực nở.

+ Thời điểm cả hai loại hoa lưỡng tính và hoa đực cùng nở thường kéo dài khoảng 70 ngày. Trong đó có khoảng từ 0 đến 60 % là hoa đực nở còn lại khoảng từ 0 đến 20% là hoa lưỡng tính nở.

+ Thời điểm hoa đực thứ hai nở thường chỉ kéo dài 13 ngày có khoảng từ 0 đến 67% là hoa đực nở.

- Như vậy thời điểm hoa lưỡng tính và hoa đực nở thường chênh lệch nhau tới 1/6 nên  chùm hoa thường có nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu quả chỉ đạt khoảng 10,2%.

2.5. Đặc điểm thực vật quả cây điều

- Quả điều (quả giả) hay còn được gọi là đào lộn hột bởi quả điều thật ra chỉ là một quả giả với phần cuống quả phình to tạo thành. Quả điều thật chính là hạt điều mà chúng ta sử dụng sau khi tách nhân

- Sau khi thụ phấn thành công thì quả thật của quả điều (chính là hạt điều) sẽ phát triển kích thước rất nhanh. Trong vòng 1,5 tháng là có khả năng đạt kích thước tối đa. Từ đó quả không bắt đầu phát triển nữa mà chuyển sang phình to phần cuống quả thành quả giả. Như vậy quả điều thường có hai phần là quả thật và quả giả.

Đặc điểm quả cây điều

Đặc điểm quả cây điều 

+ Quả giả: Chính là phần chín mọng ăn được. Quả giả dài 10-12 cm, đường kính 4-8 cm. Phần này chính là cuống hoa phát triển mà thành. Có nhiều màu sắc: Đỏ, tím, vàng…

+ Quả thật: Chính là phần hạt điều cò nguyên vỏ, hạt thật chính là phần nhân ăn được bên trong. Thuộc loại quả khô, không tự mở, hình thận, dài 2-3 cm, nặng 5-9g, vỏ ngoài cứng, màu xám, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng. Do vậy người ta thường có cảm tưởng phần cuống quả phình ra là quả, còn quả thật đính vào là hạt, do dó mà có tên đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả).

2.6. Đặc điểm thực vật hạt điều

- Hạt điều hay còn gọi là nhân điều, có chứa dầu béo. Để lấy được nhân hạt điều bà con cần loại bỏ lớp vỏ hạt (lớp vỏ hạt này thường chiếm tới 70% trọng hạt và có vỏ dày đến 3mm), vỏ hạt cũng được chia làm 4 phần để bao bọc lấy nhân. Ngoài cùng là vỏ ngoài rất dai và cứng, tiếp đến là vỏ giữa khá xốp, vỏ giữa thường chiếm 30% trọng lượng vỏ, đây là phần chứa dầu của hạt điều.

- Để lấy được nhân điều chúng ta cần loại nỏ lớp vỏ này nhưng nó có chứa chất Urushion rất độc với da người. Cuối cùng là vỏ trong rất cứng sau đó mới đến lớp vỏ lụa mỏng bên ngoài bao bọc lấy phần nhân hạt điều màu trắng.

- Nhân hạt điều có chứa nhiều dầu, chất béo, có hương vị thơm ngon, vị bùi béo nên được sử dụng nhiều trong việc chế biến bánh kẹo hoặc rang ăn (hạt điều rang muối).

3. Vài nét về ngành trồng điều Việt Nam

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, điều là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ năm 2006 đến năm 2010 Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu điều đứng vị trí hàng đầu thế giới.

- Cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn. Cây điều còn có giá trị như cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường.

- Ngành điều Việt Nam năm 2011 đạt kim ngạch xuất khẩu gần 1,4 tỷ USD và đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu điều thô, chính thức góp mặt vào những ngành hàng có giá trị kim ngạch cao trong cả nước.

- Tại Hội nghị Khách hàng điều quốc tế năm 2012, do Hiệp hội Điều Việt Nam tổ chức, khai mạc ngày 22/5/2012 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Ông Đỗ Văn Nam, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết:

- Năm 2011 cả nước có hơn 362.000 ha điều, sản lượng hơn 300.000 tấn, năng suất gần 1 tấn/ha, tăng gấp 2 lần so với năm 1999; kim ngạch xuất khẩu nhân điều được gần 1,4 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2007.

- Theo quy hoạch tổng thể ngành điều đến năm 2020 của Chính phủ, diện tích trồng điều sẽ đạt khoảng 400.000 ha, diện tích thu hoạch đạt 350.000 ha, năng suất 2 tấn/ha, sản lượng thô khoảng 700.000 tấn. Tuy vậy, hiện tại diện tích điều cả nước đã giảm trên 77.000 ha so với năm 2007. Do đó, thách thức lớn nhất của ngành điều là tạo ra được nguồn nguyên liệu chủ động, hiện sản lượng điều trong nước chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến của các nhà máy.

- Theo đánh giá của Tổ chức FAO (2010) cho biết năng suất cây điều của Việt nam còn quá thấp, chỉ đạt 0,8 tấn hạt/ha, trong khi đó Nigeria (Châu Phi) đã đạt 1,97 tấn/ha và vô địch về năng xuất là Philippines đã đạt 4,79 tấn/ha.

Nguồn: FAOSTAT 2011

Nguồn: Admin tổng hợp - LP
Xem thêm chủ đề: cây điều
DMCA.com Protection Status