Cây sấu

Cây sấu là cây công trình được trồng làm cây bóng mát, cây ăn quả, cây lấy gỗ,... Cây được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc.
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Dracontomelum duperreanum Pierre.

Tên thường gọi: Cây sấu

Tên gọi khác: cây Long Cóc

Tên khoa học: Dracontomelum duperreanum Pierre.

Họ: Anacardiaceae (họ Đào Lộn Hột).

1. Đặc điểm phân bố của cây sấu ở nước ta

Sấu là loại cây được ưu chuộng dùng làm cây công trình cho các đô thị xanh sạch đẹp và được trồng nhiều trên các con đường ở nhiều thành phố nước ta.

Sấu thường phân bố chủ yếu ở Miền Bắc, tại các khu rừng nguyên sinh ở Cúc Phương (Ninh Bình), hay tại hồ Ba Bể (Bắc Cạn)….

Sấu là loại cây có biên độ sinh thái rộng, khả năng thích hợp với khí hậu và đất đai Miền Bắc. 

2. Đặc điểm thực vật học cây sấu

Thân: Sấu thuộc dạng cây gỗ lớn sống lâu năm. Một cây trưởng thành sẽ có chiều cao từ 20-30 mét. Với đường kính lớn và cho tán khá rộng. Với những cây trưởng thành thân sẽ có màu đen và bong những mảng lớn hoặc sần sùi. Những cành non sẽ được phủ một lớp long màu nâu.

Lá: lá cây sấu có dạng lá kép long chim một lần dài mọc so le nhau.  Các lá lớn mang từ 11 - 17 lá chét mọc cách, phiến lá chét có hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn. Mặt trên của lá có màu xanh bóng, mặt dưới nhạt màu hơn với các gân nổi rõ.

Hoa: của chúng thuộc dạng hoa lưỡng tính mọc thành từng chum khi nở có màu trắng xanh khá đẹp. Hoa mọc ở ngọn hay gần ngọn, hoa nhỏ màu trắng xanh hoặc xanh vàng với đặc điểm 5 đài, 10 nhị, hoa có lông mềm.Cây ra hoa vào khoảng tháng 4-5 và sau khoảng nửa tháng sẽ đậu quả.

Đặc điểm cây sấu

Đặc điểm hoa cây sấu 

Quả: quả hạch hình cầu dẹt, có đường kính khoảng 2cm, lúc non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng. Mỗi quả có một hạt cứng, màu trắng, thô ráp, hóa gỗ khi khô, bề mặt hạt sần sùi có nhiều gai và tơ mềm kết với thịt quả.

Đặc điểm quả sấu

Đặc điểm quả cây sấu

Qủa cây Sấu được thu hái vào giai đoạn tháng 7 đến tháng 9. Qủa dùng tươi để nấu canh hay lấy cùi thịt của quả để làm tương giấm, mứt sấu, ô mai, sấu dầm… Đây là một món ngon được nhiều người yêu thích và được xem là cây ăn trái khá phổ biến ở nước ta.

3. Đặc điểm sinh thái cây sấu

Sấu là cây ưa sáng, chịu được hạn rất tốt vì cây có bộ rễ khỏe, ăn sâu vào lòng đất để hút nước. Đây là loài cây có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với đất đai và khí hậu ở miền Bắc. Cây mọc tốt trên đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến đất thịt trung bình và thoát nước tốt, các loại đất phù sa ven sông, ven suối, đất đồi núi mát ẩm

Sấu là cây rất dễ trồng, phát triển nhanh, sống rất lâu, chống chịu được gió bão. Cây thẳng, lá xanh thẫm, cho bóng mát tuyệt vời và không bị gẫy đổ. Cây tái sinh bằng hạt nên việc nhân giống được thực hiện đơn giản và dễ dàng.

4. Vai trò của cây sấu

Trồng cây Sấu có đa tác dụng, vừa được trồng để lấy gỗ, vừa được thu nhập từ quả, tại các khu dân cư chúng lại là một loại cây tạo bóng mát hiệu quả, thân cây thẳng, lá xanh thẫm, bóng rợp, không bị đổ ngã, quả tươi được dùng nấu canh chua, làm giấm, làm ô mai… Đồng thời nó cũng được sử dụng điều trị một số loại bệnh và trong y học dân tộc cổ truyền Phương Đông.

Cây sấu là cây công trình làm bóng mát

Cây sấu là cây công trình làm bóng mát

Cây sấu còn có thể trồng làm rừng phòng hộ chống sói mòn đất.

Do là một loại cây gỗ lớn có tuổi thọ cao, tỏa bóng tốt, tán lá dày, lá bóng láng, hoa đẹp, cho quả nhiều tiện lợi nên Sấu được trồng nhiều nơi giúp tạo bóng mát và thu hoạch quả. Hà Nội chính là nơi trồng nhiều sấu hơn hẳn các nơi khác.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP
DMCA.com Protection Status