Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây - P2: Tổng quan về sức khỏe thực vật

Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam - Phần giới thiệu

P1 | P2 | P3 | P4 | P5 | P6 | P7 | P8 | P9 | P10 | P11 | P12 | P13 | P14

Sức khỏe thực vật là một nhân tố quyết định đối với năng suất cây trồng và do vậy cũng là nhân tố quyết định tới thu nhập của nông dân. Vì vậy, vấn đề quản lý sức khỏe cây trồng là vô cùng quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận.

Sức khỏe thực vật

Bệnh chỉ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng. Các nhân tố khác bao gồm sâu hại, cỏ dại, dinh dưỡng cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng đất và môi sinh. Tất cả các nhân tố này phải được xem xét đến trong quá trình chẩn đoán bởi vì mỗi nhân tố có thể tác động đến cây và gây ra các triệu chứng tương tự như các triệu chứng bệnh. Mỗi nhân tố cũng có thể có tiềm năng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh trong cây.

Các nhà nghiên cứu bệnh cây làm công tác chẩn đoán cần phải hiểu rõ về tất cả các nhân tố tác động đến sức khỏe và bệnh của cây. Trên đồng ruộng, cán bộ bệnh cây cần phải ghi chép lại thông tin về tất cả các yếu tố liên quan (xem phiếu điều tra đồng ruộng ở Phần 5), và thảo luận lịch sử ruộng và việc quản lý cây trồng với nông dân.

Việt Nam có phạm vi rộng lớn các vùng khí hậu nông nghiệp khác nhau. Chẳng hạn như các tỉnh miền trung và bắc có mùa đông từ mát tới lạnh thích hợp cho các tác nhân gây bệnh có nguồn gốc ôn đới. Nhiệt độ thấp hạn chế sự phát triển của một số cây trồng khiến cho chúng dễ bị các bệnh thường gặp ở cây con và một số bệnh khác. Hơn nữa, chu kỳ khí hậu hàng năm bao gồm những giai đoạn rất ẩm ướt và những giai đoạn quá khô. Khí hậu như vậy có thể gây stress cho cây trồng và tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh, nhất là bệnh trên rễ và thân cây gây ra bởi các tác nhân tồn tại trong đất. Thực tế thì sự ngập nước và thoát nước kém là những yếu tố chính tạo điều kiện cho sự gây hại của những bệnh này ở Việt.

Những nhân tố chủ yếu trong việc duy trì sức khỏe thực vật

Những nhân tố chủ yếu trong việc duy trì sức khỏe thực vật

Nam. Vì vậy, lên luống cao và thoát nước tốt là các biện pháp canh tác then chốt trong việc quản lý bệnh hại tổng hợp. Một người làm công tác chẩn đoán phải hiểu rõ các ảnh hưởng này.

1. Cỏ dại

Nhiều sâu hại và tác nhân gây bệnh tồn tại trên ký chủ phụ là cỏ dại khi không có mặt cây trồng là ký chủ chính. Vì vậy, phòng trừ cỏ dại một cách hữu hiệu là một biện pháp phòng trừ quan trọng và cũng là một phần không thể thiếu trong quản lý bệnh hại tổng hợp (integrated disease management - IDM). Hơn nữa, cỏ dại mọc chung với cây trồng sẽ cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh sáng, vì vậy sẽ gây stress cho cây trồng và tăng tác hại của bệnh.

2. Sâu hại

Trong quá trình tìm kiếm và lấy thức ăn sâu hại có thể gây hại đến cây tương tự như các triệu chứng bệnh. Chẳng hạn như rệp, bọ nhảy trên lá, bọ trĩ, nhện và ruồi trắng có thể gây tổn thương cho lá cây tương tự như các triệu chứng của một số bệnh trên lá. Những sâu hại này cũng có thể đóng vai trò như vectơ truyền virút và vi khuẩn. Sâu đục thân, sùng ăn rễ cây làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước của cây và có thể gây héo tương tự như triệu chứng héo do các bệnh thối rễ và tắc bó mạch gây ra.

3. Thuốc bảo vệ thực vật

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể khiến cho lá bị hư hại, gây ra các triệu chứng như cháy lá hoặc đốm lá. Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với những triệu chứng cháy lá và đốm lá do nhiều tác nhân gây bệnh là nấm và vi khuẩn gây ra. Thuốc trừ cỏ có thể gây stress cho cây, làm chúng dễ mẫn cảm hơn với tác nhân gây bệnh.

4. Dinh dưỡng cây trồng

Dinh dưỡng không đầy đủ thường làm cho cây còi cọc và rễ tăng trưởng kém. Những triệu chứng này cũng có thể có nguyên nhân từ các tác nhân gây bệnh thối rễ. Các dấu hiệu khác của việc thiếu khoáng chất và có độc tố cũng có thể tương tự như những triệu chứng do một số bệnh gây ra. Chẳng hạn như thiếu đạm gây ra vàng lá, đặc biệt là các lá ở phía dưới. Vàng lá cũng là triệu chứng của bệnh ở phần rễ, do phá hủy quá trình vận chuyển đạm lên cây. Thiếu chất khoáng hoặc có độc tố có thể làm cho cây dễ mẫn cảm với một số bệnh hại.

Hư hại do sâu gây ra: (a) sùng trắng (hình trong) làm hư hại rễ ngô, (b) cây ngô bị héo do sùng trắng

(c) rệp gây hại, (d) lá có màu đồng thau điển hình do nhện chích hút ở mặt dưới của lá (hình trong)

Hư hại do sâu gây ra: (a) sùng trắng (hình trong) làm hư hại rễ ngô, (b) cây ngô bị héo do sùng trắng, (c) rệp gây hại, (d) lá có màu đồng thau điển hình do nhện chích hút ở mặt dưới của lá (hình trong)

Thiếu dinh dưỡng gây ra các triệu chứng giống bệnh: (a) thối cuống quả do thiếu canxi ở cây cà chua, (b) thiếu kali ở câyhọ thập tự, (c) thiếu boron ở cây súp lơ xanh

Thiếu dinh dưỡng gây ra các triệu chứng giống bệnh: (a) thối cuống quả do thiếu canxi ở cây cà chua, (b) thiếu kali ở câyhọ thập tự, (c) thiếu boron ở cây súp lơ xanh

5. Tình trạng đất

Sự ngập nước (thoát nước kém), cấu trúc đất nghèo nàn, đất có tầng sét cứng và 'tầng đế cày' (lớp đất cứng trong cấu trúc đất) có thể cản trở sự phát triển của rễ. Rễ bị còi cọc sẽ làm giảm lượng nước và dinh dưỡng lên cây, gây stress cho cây. Rễ còi cọc cũng có thể gây héo và vàng lá, tương tự như các triệu chứng của nhiều loại bệnh cây. Tầng đế cày có thể làm cho rễ mọc ngang (Hình dưới), làm giảm chức năng và sự phát triển của rễ; gây stress cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số bệnh hại.

Rễ cây mọc ngang do chạm phải lớp đất cứng trong cấu trúc đất (tầng đế cày)

Rễ cây mọc ngang do chạm phải lớp đất cứng trong cấu trúc đất (tầng đế cày)

6. Môi trường

Những điều kiện khí hậu khác nhau có thể gây hư hại và gây stress cho cây, và vì vậy có hại cho sức khỏe của cây. Những điều kiện này, bao gồm nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, ẩm ướt và mưa, cùng với mưa đá, lũ lụt, hạn hán và bão tố dẫn đến việc tăng tỷ lệ và mức độ gây hại của bệnh. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và hạn hán có thể làm cây héo trầm trọng và chết. Điều kiện gió kết hợp với mưa tạo cơ hội cho sự xâm nhiễm và lan truyền của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh trên lá. Đất ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các bệnh thối rễ do Phytophthora và Pythium. Cây bị stress do hạn hán có thể là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh trên rễ, và thối thân. Sự có mặt của bệnh thối rễ trong điều kiện đất khô có thể gây chết cây.

Bão tố hoặc gió lớn làm lắc lư cây có thể làm hư hại đến hệ thống rễ của cây. Hư hại như vậy có thể tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân gây thối rễ dẫn đến hiện tượng cây suy thoái dần và chết. Ví dụ như, bão tố và gió lớn là một nguyên nhân đáng ngờ trong việc gây tàn lụi cây cà phê và cây vải ở Việt Nam.

7. Lịch sử cây trồng

Hiểu biết về lịch sử cây trồng có thể giúp chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn như, thông tin về nguồn gốc của hạt và hạt có được xử lý thuốc trừ nấm hay không có thể giúp suy luận xem bệnh hạt giống có phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến cây trồng không. Như đã thảo luận ở trên, việc tìm hiểu diễn biến thời tiết trước khi dịch bệnh bùng phát là vô cùng quan trọng. Điều kiện ẩm ướt và lạnh có lợi cho nhiều tác nhân gây bệnh thối rễ nhưng cây có thể tồn tại mặc dù có tổn thương rễ bởi vì trong điều kiện này cây thoát nước chậm. Tuy nhiên, nếu thời tiết trở nên nóng bức và mức độ thoát nước nhanh, cây bị bệnh có thể héo rất nhanh và chết.

Sự xuất hiện của vectơ môi giới truyền virút trên một cây trồng trước đó có thể chỉ ra rằng virút do vectơ đem đến đã xâm nhiễm vào cây trồng và gây ra các triệu chứng như đã quan sát được.

Hiểu biết về các cây trồng trước và bệnh của chúng cũng có thể là một gợi ý trong việc xác định bệnh tiềm tàng trên cây trồng hiện tại. Chẳng hạn như, một số công thức luân canh sẽ gia tăng mức độ hại của một số bệnh do tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ đất. Ví dụ, luân canh liên tục cây trồng trong họ Solanaceae có thể làm tăng bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum.

Nghiên cứu cụ thể


Cỏ dại với vai trò là ký chủ phụ - Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides)

Cỏ dại có thể đóng vai trò như ký chủ phụ cho nhiều tác nhân quan trọng gây bệnh trên cây trồng.

Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) là một cỏ dại thường thấy ở Việt Nam, mọc lẫn với cây trồng, mọc trên ruộng giữa các vụ trồng và dọc theo đường đi. Loài cỏ này là ký chủ phụ của một số tác nhân gây bệnh quan trọng và là nơi bảo tồn nguồn bệnh hại cho cây trồng vụ sau. Sự có mặt của loài cỏ này sẽ làm mất đi lợi ích của việc luân canh mà nông dân thực hiện để hạn chế nguồn bệnh trong đất.

Cỏ cứt lợn là ký chủ phụ của Ralstonia solanacearum (gây héo xanh vi khuẩn), tuyến trùng nốt sưng và có khả năng gây cả bệnh vàng lá hoa lá cúc tây, một bệnh do phytoplasma và có môi giới truyền bệnh là bọ nhảy trên lá, vectơ này thường truyền bệnh cho những cây mẫn cảm với bệnh như như cúc tây, khoai tây, cà rốt và dâu tây.

Việc phòng trừ cỏ dại ký chủ phụ là vô cùng quan trọng.

Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides): (a) loại hoa màu tím, (b) loại hoa màu trắng, (c) rễ cỏ Ageratum conyzoides bị tuyến trùng Meloidigyne gây hại gây ra các nốt sưng, (d) cỏ Ageratum conyzoides héo rũ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, (e) triệu chứng vàng lá hoa lá trên cỏ Ageratum conyzoides giống như ở cúc tây (hình trong: triệu chứng vàng lá hoa lá cúc tây Callistephus chinensis)

Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides): (a) loại hoa màu tím, (b) loại hoa màu trắng, (c) rễ cỏ Ageratum conyzoides bị tuyến trùng Meloidigyne gây hại gây ra các nốt sưng, (d) cỏ Ageratum conyzoides héo rũ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, (e) triệu chứng vàng lá hoa lá trên cỏ Ageratum conyzoides giống như ở cúc tây (hình trong: triệu chứng vàng lá hoa lá cúc tây Callistephus chinensis).

Cuốn cẩm nang này được sắp xếp thành các phần sau:

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR)
Bài liên quan
  • Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây - P1: Phần giới thiệu Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây - P1: Phần giới thiệu
    Bệnh hại cây trồng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho thu nhập của nhiều nông dân Việt Nam qua việc làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Chi phí cho các biện pháp phòng trừ như thuốc trừ nấm càng làm giảm hơn nữa thu nhập của người dân...
DMCA.com Protection Status