Giới thiệu một số hoá chất dùng để điều tiết sinh trưởng quá trình ra hoa đậu quả
Một trong những thành tựu của công nghiệp hoá học đã tổng hợp ra được hàng loạt các hợp chất hoá học có tác dụng tương tự như các Phytohoocmon để con người điều tiết sinh trưởng (chất điều hòa sinh trưởng) phát triển của cây trồng theo ý muốn.
Việc áp dụng các biện pháp cơ giới để điều khiển cây ăn quả ra hoa, đậu quả thường bị hạn chế bởi hiệu quả tác động thấp, tốn công lao động và bị lệ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết...
Trong khi đó việc áp dụng các biện pháp hoá học cho hiệu quả tác động cao, đồng đều và hạn chế được các nhược điểm của các biện pháp tác động cơ giới, vì vậy ngày nay ở các nước có sản lượng quả lớn trên thế giới áp dụng các biện pháp này ngày càng rộng rãi hơn.
1. Một số hoá chất dùng để điều tiết sinh trưởng sinh dưỡng của cây ăn quả (trái).
1.1. Gibberellin (GA)
- Trong cơ thể thực vật GA có tác dụng làm kéo dài tế bào và làm tăng tốc độ phân bào. Phun GA cho cây ăn quả trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng làm tăng chiều rộng lá, chiều dài lá, đường kính thân và chiều cao cây...
- Đối với sinh trưởng sinh thực, phun GA cho cây, làm kìm hãm quá trình chín của quả (một số loài quả có múi như: chanh, bưởi...) nhờ đó có thể rải vụ thu hoạch.
- Phun GA làm tăng sức chịu va chạm cơ giới của vỏ quả, làm giảm tỷ lệ quả thối.
- Ngoài ra cũng có thể sử dụng GA phun cho cây lúc hoa rộ làm trọng lượng quả, số quả, kích thước quả đều tăng, tạo quả không hạt, làm tăng năng suất quả...
1.2. Auxin (IAA, IBA, 2,4D...)
- Sử dụng để kích thích sinh trưởng của rễ, thúc đẩy sự ra rễ của cành giâm, cành chiết.
- Tạo ưu thế sinh trưởng đỉnh, nếu không muốn chồi bên phát triển người ta tiến hành phun một lượng auxin lên mặt tán cây, chồi bên sẽ không lên được.
- Ngược lại muốn tạo cho cây có nhiều chồi, tiến hành phun Gibberellin hoặc Kinetin làm giảm bớt lượng Auxin trong chồi ngọn, kích thích sinh trưởng của chồi bên.
1.3. Phân bón lá
Là các dạng chế phẩm công nghiệp có rất nhiều loại khác nhau được sản xuất trong và ngoài nước (như: Altonic, Komic, Pomior; HQ201...), thành phần bao gồm các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng phối hợp hoặc riêng rẽ, nhằm kích thích sinh trưởng hoặc thúc đẩy quá trình ra hoa kết quả, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín, hoặc làm cành giâm cành chiết nhanh ra rễ...
2. Một số hoá chất dùng để điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả của cây ăn quả (trái).
-
Ala (B9)
Ala (B9) chứa 80% hoạt chất , dạng bột trắng, tan mạnh trong nước, ít độc với người và động vật, không độc với cá. Có tác dụng kìm hãm sinh trưởng thân lá, tăng cường phân hoá mầm hoa, ngăn cản sự rụng của quả trước khi thu hoạch, rút ngắn thời gian thu hoạch quả. Phun cho vải, nhãn ở nồng độ 0,1% lúc bắt đầu ra hoa sẽ tăng năng suất quả 20 - 30%.
-
Ethrel
Ethrel chứa 40% chất hoạt động dạng lỏng không màu dễ bay hơi, tan trong nước, khi phun lên tán cây Ethrel sẽ bay hơi và thu nhiệt của lá và lộc non làm cho lộc non bị cháy khi gặp nắng, nếu trời không nắng thì lộc non sẽ bị cong queo, và non trên lộc vàng đi và rụng, lộc sẽ không còn khả năng sinh trưởng
- Một lít Ethrel có chứa 400 ml etylen.
- Xử lý Ethrel cho một số loài cây ăn quả cho nhiều vụ trong một năm
- Xử lý để quả chín sớm, chín đều đồng loạt (với một số loại quả như: táo, cam quýt...) phun trước thu hoạch nửa tháng.
-
Paclobutrazol
Paclobutrazol là một chất thuộc nhóm Gibberillin tổng hợp có tác dụng ức chế sinh trưởng sinh dưỡng và kích thích sinh trưởng sinh thực. Chất này được sản xuất và ứng dụng để điều khiển cây ăn quả ra hoa trái vụ hoặc ra hoa sớm hơn nhằm kéo dài thời gian thu hoạch và cung cấp quả xoài, tránh tình trạng quá tải về sản phẩm trong vụ thu hoạch chính làm cho rớt giá.
Bón Paclobutrazol vào đất có hiệu quả cao hơn phun lên lá, tưới vào quanh gốc cây có hiệu quả cao hơn là qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Liều lượng 4g/cây là liều lượng thích hợp trong điều kiện thời tiết tốt, nếu cao hơn liều lượng này sẽ kìm hãm quá mức sinh trưởng của cây và làm giảm số lượng hoa đến mức không thể chấp nhận được. Trong thời gian xử lý nếu đất không đủ ẩm sẽ làm cho cây chậm phản ứng với Paclobutrazol, khi xử lý cần lưu ý đến đặc điểm của đất, tuổi cây và nồng độ thích hợp (Winston, E.C. 1989).
Quy trình xử lý ra hoa xoài Cát Hoà Lộc ra hoa trái vụ bằng cách: tưới paclobutrazol vào đất với liều lượng 1-2 gam a.i/m đường kính tán lá khi lá xoài đạt 2-3 tháng tuổi, sau tưới paclobutrazol 3 tháng phun Thiourea lên lá với nồng độ 0,3- 0,5% để kích thích ra hoa, (Trần Văn Hâu 2005)
3. Nguyên tắc của việc sử dụng hoá chất điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả (trái).
- Nồng độ sử dụng đối với từng loại hoá chất và từng loại cây phải phù hợp. Nếu sử dụng quá thấp thì không có hiệu quả, nếu cao có thể làm huỷ diệt cây (làm cháy lá, cháy ngọn, nứt quả, thối quả...)
- Sử dụng hoá chất đồng thời với các biện pháp chăm sóc khác: bởi chất điều tiết sinh trưởng không phải là các chất dinh dưỡng, chúng chỉ có thể hoạt hoá quá trình trao đổi chất, vì vậy muốn có hiệu quả cao thì phải phối hợp giữa việc xử lý chất điều tiết sinh tưởng với các biện pháp chăm sóc cho cây: Bón phân, tưới nước...
- Sử dụng phải xem xét kỹ đối kháng sinh lý giữa các chất đem sử lý và các chất sinh trưởng nội sinh trong cây.
- Sử dụng đúng loại hoá chất : Mỗi loại hoá chất chỉ sử lý hiệu quả đối với một số giống cây ăn quả nào đó, ở một vùng nào đó...Vì vậy muốn sử dụng cần phải nghiên cứu cụ thể và qua thử nghiệm có kết quả chắc chắn mới sử dụng rộng rãi trên vùng sản xuất.
4. Những chú ý khi sử dụng hoá chất điều tiết sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả (trái).
Để điều khiển sinh trưởng, phát triển cây ăn quả bằng hoá chất có hiệu quả cần chú ý những điểm điểm sau:
- Sử dụng hoá chất cho bất kỳ loại cây nào cũng phải thực hiện vào những ngày trời râm mát, vào sáng sớm hoặc chiều tối, những ngày trời không mưa không quá nắng, quá rét.
- Sử dụng phải đúng thời điểm, trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây ăn quả mới đem lại hiệu quả.
- Khi sử dụng phải có phòng hộ lao động, tránh để hoá chất dính vào người và quần áo
-
Kỹ thuật trồng cây thanh long, phần 3: Xử lý ra hoa
Bài viết sẽ giúp bạn đọc thông thạo kiến thức và các bước công việc, các yêu cầu kỹ thuật trong quy trình xử lý ra hoa thanh long; Biết thời điểm xử lý...
-
Xử lý ra hoa, xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái cam
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cam sau thu hoạch, xử lý ra hoa trên cây cam, xử lý tăng tỷ lệ đậu trái trên cây cam...
-
Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm: Xử lý cho chôm chôm ra hoa
Đặc điểm ra hoa kết quả của cây chôm chôm, cách xử lý ra hoa trái vụ cho cây chôm chôm, hướng dẫn xử lý ra hoa cho cây chôm chôm đúng yêu cầu kỹ thuật...
-
Xử lý ra hoa, tỉa hoa, tỉa quả, biện pháp khắc phục sượng quả sầu riêng
Cách xử lý ra hoa quả vụ/sớm/muộn, xác định số hoa và quả cần tỉa trên các chùm hoa, quả, xử lý ra hoa, tỉa hoa và tỉa quả đúng yêu cầu kỹ thuật, khắc phục sượng quả sầu riêng...
-
Xử lý ra hoa đồng loạt, biện pháp khắc phục sượng quả măng cụt
Tác dụng khi cây măng cụt ra hoa sớm và đồng loạt, cách tác động để cây măng cụt ra hoa sớm và đồng loạt, xử lý cho cây măng cụt ra hoa sớm và đồng loạt đúng yêu cầu kỹ thuật...
-
Trả lời bạn đọc: Xử lý ra hoa đậu quả cho cây có múi, chanh không hạt
Nhà tôi có trồng khoảng 500 gốc chanh ko hạt được khoảng 2,5 năm tuổi chanh tốt xanh tươi ma ko có trái. Tôi ở khu vực Bến Lức Long An. Xin chỉ tôi phương pháp xử lý để chanh ra trái...
-
Xử lý ra hoa cây vải, nhãn: Điều khiển sinh trưởng bằng hóa chất
Trình tự các bước tiến hành điều khiển sinh trưởng (diệt lộc đông, xử lý ra hoa) của vải, nhãn bằng hóa chất: Phun hóa chất, tưới hóa chất KClO3, PBZ, Ethrel, α-NAA...
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 1)
- Đất là gì? khái niệm về đất, bản chất và thành phần của đất