Vàng lùn, virus lúa cỏ
Tên tiếng anh: Rice grassy stunt virus
Triệu chứng gây hại của bệnh vàng lùn, virus lúa cỏ
Triệu chứng vàng lùn: Lá lúa từ màu xanh nhạt chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng da cam rồi vàng khô. Vị trí các lá bị vàng lan dần từ các lá bên dưới lên các lá phía trên. Vết vàng trên lá xuất hiện từ chóp lá, lan dần vào phía bẹ lá. Tất cả các lá bị bệnh có xu hướng xoè ngang. Các chồi lúa bị bệnh giảm chiều cao và bệnh cũng làm giảm số chồi trên bụi lúa mắc bệnh. Quần thể ruộng lúa bị bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây lúa không đồng đều.
A: ruộng lúa bệnh ngả màu vàng
B: chiều cao cây không đồng đều
Triệu chứng lúa cỏ: bụi lúa lùn, cho ra nhiều chồi mọc thẳng, có dạng giống như bụi cỏ. Lá lúa ngắn, hẹp, màu xanh vàng hoặc màu vàng cam. Tại các lá non có nhiều đốm gỉ sắt hoặc màu vàng đỏ. Khi trỗ thường không có gié hoặc gié có hạt lép.
A: cây bị lùn, mọc nhiều chồi, bộ rễ bình thường
B: lá ngắn, hẹp, cứng màu xanh vàng hoặc vàng cam (C)
D: lá non có nhiều đốm gỉ sắt hoặc màu vàng đỏ
Tác nhân gây hại của bệnh vàng lùn, virus lúa cỏ
Bệnh vàng lùn do virus Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virus này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu ( Nilaparvata lugens). Bệnh có thể làm giảm năng suất lúa trên những giống mẫn cảm và khi mật độ rầy trên ruộng cao.
Rầy nâu truyền virus gây bệnh từ cây này sang cây khác, từ ruộng này sang ruộng khác. Rầy có khả năng truyền bệnh trong suốt quá trình sống của nó sau khi tiếp nhận mầm bệnh khoảng 1 giờ.
Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh và lây lan của bệnh vàng lùn, virus lúa cỏ
- Triệu chứng bệnh vàng lùn vi virus lúa cỏ xuất hiện khoảng 30 ngày sau khi nhiễm bệnh.
- Thời gian ủ bệnh khoảng 20 ngày.
- Bệnh vàng lùn được truyền qua ấu trùng và thành trùng của rầy nâu. Không truyền qua trứng rầy. Không lây qua giống, nguồn nước và đất.
- Thời gian lưu tồn bệnh vàng lùn: 3 – 30 ngày.
Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lùn, virus lúa cỏ
- Phòng bệnh: Quản lý rầy nâu vì rầy nâu chính là nguồn lây lan bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá:
+ Thăm đồng thường xuyên để phát hiện rầy thật sớm.
+ Khi phát hiện có rầy nâu cánh dài ở giai đoạn mạ với mật độ từ 7 - 10con/tép thì cần phun thuốc trừ rầy ngay vì đây là rầy mới di chuyển đến và khả năng rầy mang mầm bệnh là rất cao.
+ Các loại thuốc hiện nay phun trừ rầy có hiệu quả: Bassa 50EC, Trebon 20ND, Admire 50EC, Actara 25WWG...
- Trừ bệnh:
+ Khi cây lúa còn ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, nếu phát hiện cây bị bệnh thì phải nhổ bỏ ngay hay cày vùi huỷ bỏ toàn bộ ruộng lúa để tránh lây lan vì cây lúa không thể phục hồi cho dù tiếp tục được đầu tư thêm phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, hay bơm nước vào. Trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy nâu để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng lúa khác.
- Ở những vùng vừa có dịch bệnh virus xảy ra: cày lật gốc rạ ngay sau khi thu hoạch.
- Bệnh khảm lá dưa chuột (Cucumber mosaic virus)
- Bệnh khảm lá chùn ngọn trên các loại dưa và bấu bí
- Bệnh sùi cành chè (Bacterium gorlencovianum)
- Bệnh vàng lá, thối quả trên cà chua
- Bệnh đốm góc cây thuốc lá (Pseudomonas angulate Stapp)
- Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc (Pseudomonas solanacearum E. F. Smith)