Trồng và chăm sóc vải, nhãn: Xây dựng vườn vải, nhãn

Cây trồng liên quan: Cây vải , Cây nhãn

1. Ý nghĩa của việc xây dựng vườn để trồng vải, nhãn

Xây dựng vườn để trồng vải, nhãn là việc triển khai trên thực tế bản vẽ quy hoạch thiết kế đã có. Đây là công việc đầu tiên trong quá trình sản xuất vải, nhãn. Nó có ý nghĩa rất quan trọng.

- Xây dựng vườn để trồng vải, nhãn hợp lý sẽ tận dụng tốt nhất những điều kiện về tự nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội của vùng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây, phát huy được khả năng cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, và kéo dài thời gian cho sản phẩm.

- Xây dựng vườn để trồng vải, nhãn hợp lý còn giúp cho việc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm cũng như việc đầu tư kỹ thuật cao cho sản xuất một cách thuận lợi.

2. Yêu cầu trong việc xây dựng vườn trồng vải, nhãn

Khi xây dượng vườn vải, nhãn cần đát được các yêu cầu sau

- Tận dụng một cách tối đa đất đai và các điều kiện khác.

- Đảm bảo sự canh tác bền vững

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây nhãn, vải

- Thuận lợi cho việc quản lý chăm sóc vườn cây

3. Các nguyên tắc khi xây dựng vườn trồng vải, nhãn

Để đảm bảo các yêu cầu đạt ra, việc xây dựng vườn vải, nhãn cần dựa trên các nguyên tắc:

- Phù hợp với điều kiện cụ thể về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thuỷ văn của khu vực.

- Phù hợp với đặc điểm của giống vải, nhãn đã lựa chọn sử dụng

- Phù hợp với quy mô sản xuất và các biện pháp kỹ thuật sẽ áp dụng trong quá trình canh tác.

4. Xây dựng vườn trồng vải, nhãn

4.1. Khảo sát thực địa khu vực trồng vải, nhãn

Trên khu vực được xác định để xây dựng vườn vải, nhãn. Trước khi tiến hành các công việc xây dựng vườn cần khảo sát cụ thể. Khảo sát vườn nhằm nắm vững tình hình thực tế khu vực, đối chiếu với bản vẽ thiết kế trừ đó triển khai các bước tiếp sau.

Việc khảo sát tiến hành theo các bước với hướng dẫn dưới đây:

Các bước thực hiện và yêu cầu cần đạt được khi khảo sát thực địa khu vực trồng vải, nhãn

Bước công việc

Yêu cầu cần đạt được

1. Kiểm tra mức độ sách cỏ dại và tàn dư sinh vật

Đánh giá đúng mức độ tồn tại của cỏ dại gốc, rễ cây và các tàn dư sinh vật khác sau khâu công việc vệ sinh đồng ruộng.

Dự kiến được biện pháp bổ sung cần áp dụng (nếu mức độ sách chưa đạt yêu cầu).

2. Xác định danh giới vườn và khu vực lân cận

Xác định chính xác trên thực địa danh giới giữa vườn và các khu vực lân cận

3. Sơ bộ xác định các thành phần trong khu vườn

Đanú dấu trên thực địa các Đối chiếu bản vẽ sơ bộ xác định vị trí các thành phần (lô trồng, đường đi, hệ thống tưới tiêu vv...) trong khu vườn

4.2. Cắm mốc xác định vị trí các khu vực trong vườn trồng

* Yêu cầu của việc cắm mốc xác định các khu vực trong vườn trồng

Cắm mốc xác định vị trí các khu vực trong vườn trồng là việc xác định và đánh dấu các vị trí bằng que (cọc) để tạo điều kiện cho việc triển khai xây dựng các thành phần tròng ườn trồng vải, nhãn.

Việc xác định vị trí các khu vực trong vườn trồng được tiến hành với các bước và yêu cầu cần đạt được sau:

Các bước thực hiện và yêu cầu cần đạt được khi cắm mốc xác định vị trí các khu vực

Các bước thực hiện

Yêu cầu cần đạt được

1. Tạo mặt bằng trong khu đất trồng

Canh tác thuận lợi, hạn chế xói mòn

2. Xây dựng lô trồng cây

Lô đảm bảo điều kiện thuận lợi cho cây nhãn, vải sinh trưởng, phát triển tốt

3. Xây dụng băng chắn gió, băng cản dòng chảy

Băng có tác dụng chắn gió hại, cắt dòng chảy bề mặt một cách hiệu quả. Có thêm tác dụng cung cấp chất xanh tại chỗ cho việc tủ gốc

4. Xây dụng đường đi trong vườn, lô

Đi lại vận chuyển trong vườn lô thuận lợi

5. Xây dựng hệ thống tưới tiêu

Đảm bảo tưới tiêu thuận lợi, có hiệu quả

4.3. Xây dựng lô trồng

Căn cứ vào điều kiện địa hình cụ thể của khu đất dự định trồng cây để tiến hành xây dựng và thiết kế các lô cho phù hợp

Lô trồng là phần diện tích mà trong đó cây vải, nhãn được trồng. Tuỳ thuộc vào địa hình mà có thể chia lô theo diện tích 1 - 3 ha mỗi lô, chiều dài lô từ 100 - 300m, chiều rộng có thể 100m. Mỗi lô có thể bao gồm một hay nhiều băng cây.

Ranh giới các lô chính là đường phân lô đồng thời là đường vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm thu hoạch.

- Trên vùng đất dốc danh giới các lô có thể là băng cây xanh cản dòng chảy hoặc hệ thống kép “mương -bờ” được thiết kế để hạn chế xói mòn. Lô

được xây dựng chạy ssong song với đường đồng mức

- Trên đất bằng lô được xác định có dạng ssong ssong với hướng gió hại chính.

- Đối với những vùng đất thấp, mực nước ngầm cao, phải đào mương lên líp. Mương rộng 1,5- 2m, sâu 0,8- 1m. Líp

Đối với những vùng đất thấp, mực nước ngầm cao, phải đào mương lên líp. Mương rộng 1,5- 2m, sâu 0,8- 1m.

4.4. Xây dựng băng trồng

Băng là những phần diện tích nhỏ trong lô. Mỗi băng bao gồm một số.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể để xây dựng các băng mà trong đó sẽ trồng cây sao cho hợp lý nhất, thuận lợi nhất cho sự quản lý và chăm sóc vườn cây. Diện tích của

Diện tích băng không có quy định bắt buộc, Có thể thay đổi nhưng để tiện cho việc chăm sóc nên chia băng 1500 - 3000m2. Nếu địa hình bằng phẳng thì diện tích lô rộng, ngược lại, địa hình dốc thì diện tích lô hẹp

Hàng cây trên băng

Hàng cây trên băng

Trên băng cây: đánh dấu bằng cách cắm cọc các vị trí đào hố, các hàng cây

+ Đối với vùng đất bằng: các cây được bố trí so le (phương pháp bố trí nanh sấu)

+ Trên đất dốc các hố trồng cây được bố trí theo đường đồng mức

4.5. Xây dựng đường đi trong vườn trồng

Việc thiết kế hệ thống giao thông, đường đi lại cần phải đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản sau: Đi lại thuận tiện, tiết kiệm đất đai, hạn chế xói mòn, tiện lợi cho việc sử dụng cơ giới hoá.

Hệ thống giao thông bao gồm:

- Đường trục chính: là đường nối từ khu vực sản xuất đến các khu vực khác. Chiều rộng dường trục chính 5 - 6m.

- Đường liên lô: là đường phục vụ cho xe cơ giới đi lại trong khu vực sản xuất. Chiều rộng dường liên lô 3 - 4m

Mô hình lô, băng và đường đi trong vườn trồng vải trên đất dốc

Mô hình lô, băng và đường đi trong vườn trồng vải trên đất dốc

Vườn vải được xây dựng trên đất có độ dốc thấp 4.6. Xây dựng hệ thống tưới tiêu

Vườn vải được xây dựng trên đất có độ dốc thấp 4.6. Xây dựng hệ thống tưới tiêu

Trong khu đất trồng vải, nhãn cần phải bố trí hệ thống tưới tiêu, để tưới và tiêu nước đáp ứng yêu cầu nước của cây.

- Đối với vùng đất vùng đồi núi cần quan tâm xây dựng hệ thống tưới. Hệ thống tưới bao gồm:

· Nguồn cung cấp nước: lợi dụng địa hình ngăn giữ nước tạo thành các ao hồ hay đào, khoan giếng cung cấp nước tưới.

+ Bơm (bơm điện hoặc bơm xăng, dầu).

+ Hệ thống dẫn dẫn nước đến bể chứa tạm thời hoặc đến từng hàng, gốc cây.

+· Bể chứa tạm thời

Thiết bị tưới phun mưa

Thiết bị tưới phun mưa

- Đối với vùng đất bằng và trũng, hệ thống tiêu nước cần đặc biệt lưu ý. Hệ thống tưới cũng bao gồm các thành phần như trên. Tuy nhiên hệ rthống ống dẫn có thể được thay thế bằng hệ thống mương dẫn.

Trong điều kiện cho phép nên đầu tư, lắp đặt hệ thống tưới hiện đại như:

Tưới phun mưa (thích hợp cho địa hình vùng đồi).

Tưới nhỏ giọt thích hợp cho cả vùng đồi núi và đồng bằng

Tưới phun mưa di động (thích hợp với vùng đất trũng thấp, trồng cây trên lip đất

Hệ thống tưới nhỏ giọt

Hệ thống tưới nhỏ giọt

Hệ thống tưới phun mưa

Hệ thống tưới phun mưa

Thực hành

Khảo sát thực dịa khu vực vườn trồng vải nhãn và cắm mốc xác định vị trí các khu vực

* Khảo sát thực địa khu vực trồng vải, nhãn

  • Bước 1: Kiểm tra mức độ sách cỏ dại và tàn dư sinh vật

- Quan sát toàn khu vực đánh giá mức độ sạch gốc, rễ cây và các tàn dư sinh vật khác.

- Chọn điểm theo phương pháp đường chéo 5 điểm để xác định mức độ tồn tại của cỏ dại trên thực tế khu vực.

- Dự kiến các biện pháp bổ sung cần thiết nếu mức độ sạch cỏ dại chưa đạt yêu cầu.

  • Bước 2: Xác định danh giới vườn và khu vực lân cận

- Nghiên cứu bản đồ khu vực có liên quan

- Đối chiếu với thực tế xác định danh giới vườn và khu vực lân cận.

- Nghiên cứu bản vẽ thiết kế vườn về khu vực các thành phần (hạng mục) được bố trí

- Sơ bộ xác định vị trí các thành phần (lô trồng, đường đi, hệ thống tưới tiêu vv...) trong khu vườn.

* Cắm mốc xác định vị trí các khu vực trong vườn trồng

  • Bước 1: Tạo mặt bằng

- Tiếp theo bước vệ sinh đồng ruộng, làm đất, tiến hành tạo mặt bằng. Đó là việc san lấp đất trong vườn tạo thành bề mặt tương đối bằng bẳng để tóên hành các công việc tiếp theo.

Tuỳ theo địa hình khu vực, khi tạo mặt bằng cần chú ý:

+ Đối với vùng đất bằng, mặt bằng được xác định cho toàn bộ hay từng phần của khu vực trồng vải, nhãn

+ Đối với vùng đất dốc, mặt bằng được các định theo các cao độ khác nhau. Mỗi khoảng cao độ tạo một bậc thang. Hoặc cũng có thể không nhất thiết tạo mặt bằng (trong trường trường hợp độ dốc cao trồng cây trong bồn)

  • Bước 2: Xác định các vị trí các khu vực trong vườn trồng

Căn cứ vào bản vẽ thiết kế vườn, đối chiếu với thực địa. Tiến hành đo đạc cắm mốc phân chia các khu vực:

+ Lô trồng

+ Băng cây xanh (nếu có

+ Đường đi

+ Hệ thống tưới

Nguồn: Giáo trình nghề trồng vải, nhãn - Bộ NN&PT NT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status