Lúa bị xoắn đọt – nguyên nhân do đâu? Do độc chất hay rầy phấn trắng?
Trong sản xuất lúa, nhiều bà con phản ánh tình trạng lúa bị xoắn đọt ở giai đoạn 55–60 ngày tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng để hình thành đòng – trổ. Nếu không được xử lý kịp thời, cây sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng trổ đòng, thụ phấn và năng suất cuối vụ.
Vậy nguyên nhân do đâu, lúa có trổ được không và cách cải thiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu lúa bị xoắn đọt
1. Quan sát phần góc lúa
Gốc cứng, rễ thô, nù: nghi ngờ ngộ độc do thuốc cỏ, thuốc trừ bệnh hoặc phèn nhôm.
Gốc mềm, rễ trắng, tơ phát triển tốt: nghi rầy phấn trắng hoặc bọ trĩ chích hút.
2. Quan sát phiến lá quanh đọt bị xoắn
Phiến lá vẫn thẳng, màu bình thường: thường là do độc chất tác động cục bộ.
Phiến lá nhăn nheo, sần sùi, nhám tay: điển hình của rầy phấn trắng hoặc bọ trĩ.
3. Kiểm tra đồng (tim đèn) và đòng non
Đồng bị dị dạng, nù, khít – không phát triển: là biểu hiện của ngộ độc nội sinh.
Nguyên nhân làm lúa xoắn đọt
Hiện tượng xoắn đọt ở lúa có thể xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính:
1. Do ngộ độc từ thuốc và đất
Ngộ độc thuốc cỏ sớm: Phun thuốc cỏ trước 20 ngày sau sạ trong điều kiện quá lạnh/nóng có thể khiến lúa không kịp giải độc, gây xoắn đọt.
Ngộ độc thuốc trừ bệnh – liều cao: Phun thuốc nồng độ cao ở giai đoạn làm đòng có thể gây ảnh hưởng đến mô non, khiến đọt biến dạng, cằn cỗi.
Phèn nhôm (Al³⁺) trong đất: Làm cây bị vàng cam, rễ nâu, chết chòm. Nặng có thể làm rụng lá non, xoắn đọt. Trường hợp này khó cải thiện bằng phương pháp thường.
2. Do côn trùng chích hút
Côn trùng như bọ trĩ và rầy phấn trắng chích vào mô non làm nghẽn mạch dẫn, khiến đọt xoắn lại, phiến lá nhăn nheo, thân lá bị "sần sùi" tương tự như bệnh "đầu lân" trên ớt, bí.
Cơ chế này khác với độc chất: tổn thương chủ yếu ở lớp ngoài mô lá và đọt, không ảnh hưởng nhiều đến bông hoặc đồng lúa bên trong.
3. Do muỗi hành
Muỗi hành tiết ra chất kích thích sinh trưởng dạng auxin và cytokinin làm đọt biến dạng. Trường hợp này thường dễ nhận diện bằng mắt: đọt phình bất thường, bị cuộn xoắn ngay từ lúc mới nhú.
Lúa bị xoắn đọt có trổ được không?
Nếu xử lý sớm và đúng cách, cây lúa vẫn có thể trổ đòng và cho hạt bình thường.
Trường hợp nhẹ, bông vẫn có thể trổ ngang từ nách lá, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Trường hợp nặng, sau giải độc vẫn có thể hình thành chồi mới thay thế đọt bị hư.
Biện pháp khắc phục
Sử dụng COMBO GIẢI ĐỘC: Giải độc Paclobutrazol, Thuốc cỏ – Trẻ hóa mô – Phục hồi sinh trưởng, Vitamin 3B…
Khi phát hiện cây bị côn trùng chích hút cần có biện pháp phòng trị kịp thời
Kết luận và khuyến nghị
Hiện tượng lúa xoắn đọt là dấu hiệu cảnh báo cây đang gặp vấn đề về mạch dẫn hoặc độc tố tích tụ. Bà con cần:
Quan sát kỹ biểu hiện ở lá, gốc, đòng lúa.
Kiểm tra lại lịch phun thuốc, loại đất, tiền sử sử dụng thuốc cỏ – thuốc bệnh.
Phối hợp dinh dưỡng – giải độc – điều hòa sinh trưởng để cây phục hồi nhanh chóng.
-
Khi cây lúa bị bù lạch (bọ trĩ) gây hại, có nên sử dụng thuốc trừ sâu?
Đã từ lâu bù lạch (còn gọi là bọ trĩ) được bà con nông dân ở Nam bộ coi là một loài sâu hại quan trọng, nhất là vào đầu vụ lúa hè thu và lúa mùa
-
Sâu phao đục bẹ trên cây lúa và cách phòng trừ hiệu quả
Loài sâu này mới xuất hiện ở các tỉnh Nam bộ vào khoảng năm 2000, chúng xuất hiện ở cả hai vụ đông-xuân, hè-thu và ở cả những nơi có trồng vụ thu-đông
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Nhu cầu dinh dưỡng củ cây lúa thay đổi teo giống lúa và năng suất. Những giống mới có năng suất cao nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống cũ năng suất thấp
-
3 thời điểm sử dụng nấm Trichoderma trên cây lúa
Tìm hiểu về cách sử dụng nấm Trichoderma trong canh tác lúa giúp tăng cường sức khỏe cây trồng, phòng ngừa bệnh hại và cải thiện chất lượng đất, góp phần tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
-
Bí quyết để cây lúa khỏe mạnh ngay từ đầu vụ
Áp dụng đúng kỹ thuật xử lý rơm rạ, xử lý giống, gieo xạ và kiểm soát rong rêu giúp cây lúa khỏe mạnh từ đầu vụ, giảm sâu bệnh, tăng năng suất. Tìm hiểu ngay 4 việc cần làm để có vụ mùa bội thu!
-
Sự khác nhau giữa vi lượng Chelate và vi lượng vô cơ
-
Bí quyết giúp cây chuối sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao
-
Atonik có gây ngộ độc cho cây trồng không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách
-
Kỹ thuật nhân giống dây tiêu bằng giâm hom
-
Kỹ thuật khắc phục sầu riêng rụng que diêm do dư nước, thừa đạm
-
Kỹ thuật chăm sóc lúa xuân hè trong tiết nóng