Khi cây lúa bị bù lạch (bọ trĩ) gây hại, có nên sử dụng thuốc trừ sâu?
Đã từ lâu bù lạch (còn gọi là bọ trĩ) được bà con nông dân ở Nam bộ coi là một loài sâu hại quan trọng, nhất là vào đầu vụ lúa hè thu và lúa mùa. Do vậy hễ cứ thấy có bù lạch là bà con mang thuốc đi xịt với mong muốn là tiêu diệt thật sạch loại sâu hại này. Làm mãi rồi thành quen, nên đã có rất nhiều trường hợp cứ xuống giống được khoảng một tuần lễ là bà con vác thuốc đi xịt, đôi khi chẳng cần biết ruộng có bù lạch hay không, gọi là xịt ngừa cho chắc ăn.
Bù lạch - loại đối tượng nguy hiểm trên lúa
Khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng làm như vậy là hết sức tai hại, vì không những tốn tiền của, công sức, gây độc hại cho người đi phun xịt, gây ô nhiễm môi trường... mà thuốc còn tiêu diệt cả thiên địch (những con côn trùng có ích ngày đêm săn lùng và tiêu diệt sâu rầy giúp bà con nông dân) vừa từ nơi khác di chuyển đến ruộng lúa ở giai đoạn đầu vụ tạo nguồn vốn quý ban đầu để từ đó nhân dần mật số lên đảm bảo có đủ sức khống chế các loài sâu hại trong suốt vụ lúa sau này, đặc biệt là rầy nâu. Đấy là chưa kể bù lạch còn là nguồn thức ăn ban đầu dụ cho các loài thiên địch đến với ruộng lúa khi trên ruộng lúa chưa có một loài sâu rầy nào khác làm mồi dụ thiên địch di chuyển tới.
Từ khoảng chục năm trở lại đây được sự tài trợ của tổ chức lương nông quốc tế (FAO) và viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) hàng ngàn lớp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã được thực hiện ở nước ta và hàng ngàn ruộng "Nông dân tham gia thí nghiệm FPR) không phun thuốc trừ sâu sớm đã được thực hiện rộng khắp ở nhiều tỉnh. Những lớp và những ruộng thí nghiệm này đã thu hút hàng vạn hộ nông dân tham gia, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật. Sau khi thí nghiệm trên chính mảnh ruộng của gia đình mình họ đã khẳng định rằng mặc dù ở đầu vụ có xuất hiện bù lạch trên ruộng lúa (thậm chí có ruộng có mật số khá cao) nhưng nếu kịp thời áp dụng một số biện pháp kĩ thuật canh tác như bơm đủ nước, bón thêm phân... thì dù không xịt thuốc sau đó cây lúa cũng sẽ dần dần được hồi phục và cho năng suất tương đương với ruộng có xịt thuốc.
Đã thế những ruộng không xịt thuốc lại thường ít bị các loại hại (nhất là rầy nâu) phá hoại nặng ở các giai đoạn sau này, vì ở những ruộng không xịt thuốc đã bảo tồn được các loài thiên địch ngay từ đầu vụ. Qua những phân tích trên đây có thể nói những điều mà các bạn nghe nói là đúng đấy. Vì thế các bạn không nên xịt thuốc trừ bù lạch ở giai đoạn đầu vụ, nhất là xịt ngừa như tập quán mà bà con ta ở vùng sâu vùng xa vẫn thường làm từ trước tới nay.
-
Sâu bệnh chủ yếu hại cây lúa vụ Đông Xuân
Câu hỏi: Đặc điểm và triệu chứng gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu trên lúa vụ Đông Xuân và biện pháp phòng trừ? Bệnh đạo ôn hại lúa, bọ xít dài hại hại lúa...
-
Biện pháp phòng trừ rầy xanh đuôi đen hại lúa
Giới thiệu đặc điểm chung của rầy xanh đuôi đen hại lúa, đặc điểm phát sinh phát triển, biện phòng trừu rầy xanh đuôi đen hại lúa,...
-
Bọ xít đen hại lúa và cách phòng trị
Bọ xít đen (Scotinophora sp.) thường bu bám ở phần gốc của cây lúa gần sát mặt đất (hoặc mặt nước) để chích hút nhựa của cây lúa, để lại những đốm màu vàng, dần dần làm cho cây lúa...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô