Tìm hiểu một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm, tính chất đất
1. Thành phần cơ giới
Trong đất bao gồm các hạt đất (gọi là phần tử cơ giới đất) có kích thước khác nhau và do đó cũng có tính chất khác nhau.
Đất tự nhiên gồm nhiều loại hạt có kích thước khác nhau
Đất gồm nhiều hạt thô
Căn cứ vào kích thước của các phần tử cơ giới đất, người ta phân chia thành các nhóm hạt. Mỗi nhóm là tập hợp của các hạt đất có kích thước nằm trong một khoảng nhất định. Tỷ lệ tương đối giữa các nhóm hạt này được gọi là thành phần cơ giới đất.
Các loại hạt đất có kích thước khác nhau
Ý nghĩa của thành phần cơ giới đất thể hiện ở chỗ: thành phần cơ giới là căn cứ quan trọng để phân loại đất. Mặt khác thông qua thành phần cơ giới có thể đánh giá được tính chất của đất.
Ví dụ: đất cát là đất có tỷ lệ các hạt sét thấp (từ 0 - 20%) nên có đặc điểm: thấm nước nhanh, giữ nước kém, dễ bị khô hạn, thoáng khí, chất hữu cơ mau bị phân giải, tỷ lệ mùn trong đất thấp.
Đất cát tơi xốp, dễ làm đất thuận lợi cho quá trình canh tác, nhưng khi ngập nước thường bị lắng, bí, chặt, dí, dễ gây bất lợi cho cây trồng. Hấp thu nhiệt và toả nhiệt nhanh, nhiệt độ đất thay đổi nhanh theo nhiệt độ không khí gây bất lợi cho cây trồng. Khả năng giữ dinh dưỡng kém, dễ bị rửa trôi, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp.
Đất sét: là loại đất có tỷ lệ sét cao (trên 45%). Có đặc điểm trái ngược so với đất cát.
Đất thịt: Là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Là loại đất tốt, độ phì nhiêu cao, rất phù hợp với nhiều loại cây trồng. Đất thịt nhẹk và đất thịt trung bình rất phù hợp với cây vải, nhãn
Đất cát - Đất sét - Đất thịt
2. Kết cấu đất
Đất bao gồm nhiều hạt đất. Trong thực tế các hạt này thường gắn kết với nhau bằng các lực liên kết rất đa dạng tạo thành tập hợp và được gọi là hạt kết cấu của đất (gọi tắt là hạt kết). Giữa các tập hợp đó tồn tại các khoảng trống chứa nước (khi ngập nước) hoặc không khí (khi đất khô).
Đất tồn tại ở trạng thái các hạt kết nói trên được gọi là đất có kết cấu. Đất không ở trạng thái trên gọi là đất không có kết cấu
Đất có kết cấu tốt
Đất tơi vụn không có kết cấu
Tùy theo loại đất, điều kiện tồn tại mà hạt kết cấu có nhiều dạng khác nhau. Các dạng hạt kết phổ biến bao gồm: Kết cấu viên; Kết cấu hạt; Kết cấu cột (trụ); Kết cấu phiến; Kết cấu tảng
Dưới đây giới thiệu một số dạng hạt kết của đất
Kết cấu dạng hạt - Kết cấu dạng viên
Kết cấu dạng trụ - Kết cấu dạng phiến
Kết cấu dạng cục (khối) - Kết cấu dạng tảng
Đất có kết cấu tốt phù hợp cho cây trồng nói chung, cây nhãn vải nói riêng sinh trưởng phát triển, vì:
+ Đất có kết cấu tốt sẽ tơi xốp. Bộ rễ cây phát triển tốt.
+ Đất thấm nước nhanh làm cho cây không bị úng khi mưa. Nhưng lượng nước chứa trong các khe hở lớn nên cây trồng được cung cấp nước thuận lợi.
+ Lượng ôxy trong đất cao, các chất khí độc dễ có điều kiện thoát ra ngoài không gây gại cho bộ rễ.
+ Nhiệt độ đất ổn định không gây tác động xấu tới bộ rễ.
+ Trong đất chứa nhiều sinh vật có lợi chuyển hoá các chất thành dinh dưỡng cho cây hút.
Mặt khác đất có kếy cấu tốt thuận lợi cho con người trong quá trình canh tác, thể hiện:
+ Dễ làm đất, đỡ tốn công và chi phí cho việc làm đất
+ Việc chăm sóc như làm cỏ, vun, xới, bón phân điều tiết nước đều diễn ra thuận lợi
+ Đất có khả năng giữ phân bón tốt nên có thể giảm số lần bón phân.
Trạng thái kết cấu đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thuộc về bản thân các loại đất nhưng cũng chịu sự chi phối lớn của các yếu tố bên ngoài. Các yếu tố đó bao gồm:
Điều kiện khí hậu của vùng, kỹ thuật làm đất, bón phân, điều tiết nước, chế độ canh tác. Đây cũng chính là cơ sở của việc tiến hành các hoạt động canh tác hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho cây vải, nhãn sinh trưởng phát triển.
3. Khả năng giữ dinh dưỡng cây trồng (phân bón) của đất
Như chúng ta đã biết đất có vai trò quyết định trong việc cung cấp dinh dưỡng (thức ăn) cho cây. Để có thể cung cấp dinh dưỡng tốt cho cây trồng nói chung và cây vải, nhãn nói riêng, đòi hỏi đất phải có khả năng giữ dinh dưỡng tốt. Khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là phụ thuộc vào tính hấp phụ của đất. Vì thế để đánh giá khả năng giữ dinh dưỡng của đất cần xem xét về tính hấp phụ của đất.
Đất có nhiều dạng hấp phụ khác nhau và có vai trò ý nghĩa khác nhau:
-
Hấp phụ cơ học
Là khả năng của đất có thể giữ lại vật chất trong tầng đất khi các vật chất này di chuyển trong các khe hở của đất.
Tuy nhiên hấp phụ cơ học cũng thể hiện ý nghĩa tiêu cực ở chỗ: các khe hở trong đất bị lấp dần bởi các hạt mịn bị trôi từ các tầng trên xuống làm cho đất bị bí chặt.
-
Hấp phụ lý học
Là khả năng đất có thể giữ lại phân tử của các vật chất khác trên bề mặt của các hạt đất.
Nhờ khả năng này mà đất có thể giữ được nước (H2O) ở thể hơi và đạm ở dạng khí (NH3).
-
Hấp phụ hoá học
Là khả năng hấp phụ của đất gắn liền với việc tạo thành các hợp chất kết tủa nằm lẫn trong phần rắn của đất.
Hay nói cách khác: hấp phụ hoá học làm cho một số chất trong đất từ dạng tan trở thành dạng kết tủa. Quá trình này có tác dụng làm giảm nồng độ một số chất độc dưới dạng ion trong đất. Tuy nhiên cũng làm cho một số chất dinh dưỡng bị đất giữ chặt (đặc biệt dinh dưỡng lân), nghĩa là cây không hút được các chất dinh dưỡng đó
-
Hấp phụ sinh học
Là khả năng hấp phụ của đất được thực hiện bởi các yếu tố sinh vật.
Nhờ hấp phụ sinh học mà có thể giảm được chi phí sản xuất do việc giảm lượng phân bón sử dụng.
-
Hấp phụ trao đổi
Là khả năng hấp phụ của đất được thực hiện thông qua quá trình trao đổi ion giữa keo đất với dung dịch đất.
Trong đất có các hạt rất nhỏ được gọi keo đất. Đồng thời trong đất cũng có nước. Nước trong đất không phải là nước tinh khiết mà thực chất là một dạng dung dịch (vì trong đó chứa nhiều chất hòa tan). Giữa hạt keo đất và dung dịch đất luôn xảy ra quá trình trao đổi theo hai chiều. Vật chất được trao đổi là các ion. Ta có thể hình dung quá trình trao đổi đó qua sơ đồ mô tả sau đây:
Sơ đồ 1: Quá trình trao đổi giữa keo đất và dung dịch đất
Nhờ khả năng này khi ta bón phân một phần phân bón sẽ được đất giữ lại. Khi lượng dinh dưỡng trong dung dịch đất (phần nước trong đất) giảm dần thì dinh dưỡng được giữ trong đất sẽ được đưa vào dung dịch đất một cách từ từ và đều đặn để cung cấp cho cây.
Dù đất có nhiều dạng hấp phụ như đã nêu trên, tuy nhiên trong thực tế chỉ có khả năng hấp phụ trao đổi là đáng kể nhất và có vai trò lớn nhất đối với quá trình canh tác của con người. Để đánh giá khả năng hấp phụ người ta sử dụng chỉ tiêu dung tích hấp phụ.
Đất có dung tích hấp phụ cao thì khả năng giữ dinh dưỡng càng lớn. Do đó càng có khả năng giữ được nhiều phân bón khi bón phân và càng cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho. Vì thế, đối với các loại đất này cây trồng được bảo đảm tốt hơn về dich dưỡng, mặt khác cũng cho phép giảm số lần bón phân.
4. Tính chua (độ pH thấp) của đất
4.1. Khái niệm về tính chua của đất
Một trong các đặc tính quan trọng của đất có liên quan đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung, cây vải, nhãn nói riêng là phản ứng của đất.
Để phản ánh tính chua của đất người ta sử dụng khái niệm độ chua.
Đất chua là đất khi sử dụng các thiết bị đo pH nếu cho kết quả < 6,5 thì đất đó được gọi đất chua.
Đất chua chiếm tỷ trọng diện tích rất lớn ở nước ta, phân bố ở hầu khắp các vùng.
Cây thanh hao - chỉ thị nhận biết đất chua
Bảng 1: Khoảng pH thích hợp đối với một số loại cây trồng
Loại cây trồng |
Khoảng pH thích hợp |
Loại cây trồng |
Khoảng pH thích hợp |
Lúa |
5,0 - 6,5 |
Cà phê |
5,0 - 6,0 |
Ngô |
5,5 - 7,5 |
Mía |
5,0 - 6,0 |
Khoai lang |
5,5 - 7,5 |
Thuốc lào |
6,0 - 7,0 |
Sắn |
5,0 - 6,5 |
Đậu tương |
6,0 - 7,0 |
Chè |
4,5 - 5,5 |
Dưa |
4,5 - 6,5 |
4.2. Tác hại của đất chua
- Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây vải, nhãn (bộ rễ kém phát triển, khả năng hút dinh dưỡng kém…).
Sự phát triển của bộ rề ở đất có pH khác nhau
- Ảnh hưởng xấu tới vi sinh vật trong đất. Tạo điều kiện cho một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây phát triển mạnh.
- Làm xuất hiện một số chất độc hại cho cây vải, nhãn.
- Làm cho lân trong đất bị giữ chặt cây trồng không sử dụng được, khi bón lân kém hiệu quả.
Để nhận biết đất chua cần sử dụng các thiết bị đo hoặc lấy mẫu đất phân tích. Trong thực tế có thể dựa vào một số dấu hiệu để nhận biết đất chua. Chẳng hạn đất ven đồi nơi có nước gỉ ra thành vũng có váng màu vàng bẩn, hoặc đất có cây thanh hao mọc là đất có độ chua cao.
Một số thiết bị đo nhanh pH đất ngoài thực địa
Giấy thử pH và bảng so màu xác định pH đất
5. Độ dốc của đất và quá trình xói mòn đất
5.1. Độ dốc của đất
- Đất dốc là khái niện dùng để chỉ các loại đất mà bề mặt của nó không bằng phẳng, có độ nghêng nhất định so với bề mặt nằm ngang
Như vậy trong thực tế có thể nói ít có loại và vùng đất nào lại không phải là đất dốc.
Tuy nhiên khái niệm nói trên chỉ là tương đối. Trong trường hợp độ dốc rất nhỏ (vài độ) thì thực tế độ dốc đó không ảnh hưởng đến quá trình canh tác nên loại đất đó được gọi là đất bằng. Ví dụ đất đồng bằng.
Bề mặt đất với các mức độ dốc khác nhau
Khi độ dốc tương đối cao (thông thường là trên 50) thì đất đó được gọi là đất dốc. Độ dốc càng cao thì những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến đất càng lớn. Đồng thời độ dốc càng lớn tác động xấu đến hoạt động canh tác càng thể hiện rõ.
- Trong cơ cấu tài nguyên đất của nước ta, đất dốc chiểm tỷ trọng lớn (trên 75% diện tích lãnh thổ đất liền). Đặc biệt là các vùng đồi núi và trung du.
- Đất có độ dốc càng lớn càng bất lợi cho việc canh tác nói chung và trồng cây vải, nhãn nói riêng. Tác động xấu này thể hiện cả trên khía cạnh ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng phát triển của cây và cả trên phương diện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường
- Mặt hạn chế của đất dốc thể hiện trên các mặt:
+ Qúa trình đi lại của con người, sự di chuyển của gia súc, máy móc khó khăn.
+ Khó khăn cho việc bố trí các công trình tưới nước.
+ Đất bi xói mòn mạnh làm cho đất nhanh chóng suy giảm hoặc mất khả năng sản xuất.
+ Trên bề mặt dốc việc giữ nước mưa rất khó khăn nên đất thường xuyên bị hạn, cây trồng thường xuyên bị thiếu nước.
Đất dốc bị xói mòn trơ rễ cây
Bảng 2: Tác hại của xói mòn ở các phương thức sử dụng đất khác nhau
Phương thức sử dụng đất |
Lượng đất trôi trung bình (tấn/ha/năm) |
Không trồng trọt, có cỏ tự nhiên |
150 - 235 |
Trồng sắn hoặc lúa nương |
175 - 260 |
Trồng cây lâu năm |
22 - 70 |
Đất còn rừng |
3 - 12 |
- Nhằm sử dụng và bảo vệ đất dốc một cách lâu dài, việc sử dụng đất dốc cần theo phương hướng sau:
* Vùng đầu nguồn trồng rừng bảo hộ đầu nguồn
* Đai cực kỳ xung yếu (đỉnh đồi núi và sườn dốc có độ dốc > 30o), trồng mới rừng nơi đất trống, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
* Đai xung yếu (sườn dốc với độ dốc 10- 300):
+ Nơi có độ dốc 10 - 200 trồng cây theo phương thức nông lâm kết hợp.
+ Nơi có độ dốc 20 - 300 duy trì rừng hoặc chỉ sử dụng để trồng mới rừng.
* Đai an toàn (< 100): có thể trồng cây ăn quả (trong đó có vải, nhãn) theo mô hình rừng nông nghiệp.
Bảng 3: Tham chiếu về mục đích sử dụng đất nông nghiệp theo độ dốc
TT |
Độ dốc (o) |
Loại đất |
Mục đích sử dụng |
1 |
0 - 5 |
Đất bằng |
Trồng cây nông nghiệp |
2 |
6-14 |
Đất ít dốc |
Trồng cây nông nghiệp |
3 |
15 - 25 |
Đất dốc |
Nông lâm kết hợp (trồng kết hợp các loại cây lâu năm) |
4 |
> 25 |
Đất dốc mạnh |
Trồng cây lâm nghiệp |
- Về biện pháp bảo vệ và cải tạo:
Phương hướng sử dụng cơ bản đất dốc là canh tác cây dài ngày có độ che phủ lớn. Tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục 2 khó khăn cơ bản nêu trên. Các biện pháp cụ thể bao gồm:
+ Làm bậc thang.
+ Làm mương bờ kết hợp theo đường đồng mức trên sườn dốc.
+ Trồng băng cây ngăn cản dòng chảy đồng thời che phủ đất.
+ Để lại chỏm rừng khi khai hoang.
+ Duy trì thảm cỏ tự nhiên để hạn chế dòng chảy.
+ Làm đất tối thiểu. Không cày lật đất.
+ Không xới xáo nhiều trong mùa mưa.
+ Làm hố vảy cá.
* Bố trí các hàng cây trồng theo đường đồng mức, trồng cây trong bồn (ở nơi đất có độ dốc tương đối lớn)
+ Trồng xen khi cây trồng chính chưa khép tán.
+ Chọn và sử dụng các loại, giống cây có khả năng chịu hạn.
+ Tủ gốc và che phủ đất (bằng vật liệu hữu cơ và không hữu cơ) 1.5.2. Quá trình xói mòn
- Xói mòn là quá trình bào mòn bề mặt mặt đất. Tác nhân gây nên hiện tượng này chủ yếu là do nước mưa.
Xói mòn do nước xảy ra ở vùng đất có địa hình dốc.
- Căn cứ vào đặc điểm người ta phân biệt các dạng xói mòn:
+ Xói mòn bề mặt
Toàn bộ bề mặt mặt đất bị nào mòn với mức độ tương đối đồng đều ở các vị trí.
Xói mòn bề mặt
+ Xói mòn rãnh
Dòng nước chảy tập trung ttrong các ranh thấp của khu vực đất. Đất tại những vị trí đó bị bào mòn sâu sắc tạo thành các rãng sâu chia cắt khu vực.
Xói mòn rãnh
- Tác hại của xói mòn
Việt Nam được coi là một trong các quốc gia có mức độ xói mòn trềm trọng nhất trên thế giới. Thực tế cho thấy xói mòn do nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nhiều diện tích đất bị thoái hoá mất khả năng sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Tác hại của xói mòn thể hiện trên các mặt:
+ Làm cho bề mặt mặt đất bị bào mòn, tầng đất bị mỏng dần. Đến một thời điểm nào đó tầng đất mặt không còn khả năng nuôi sống bộ rễ.
+ Bề mặt mặt đất bị chia cắt tạo thành các dải đất hẹp ngăn cản các hoạt động canh tác.
+ Các hạt đất mịn và chất dinh dưỡng bị cuốn trôi làm cho hàm lượng dinh dưỡng trong đất giảm, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Hàm lượng chất hưua cơ trong đất giảm. Đất bị thoái hóa nhanh chóng. Tại các vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, tập trung thao mùa như ở Việt Nam thì xói mòn là nguyên nhân chủ yếu đẫn đến quá trình thoái hóa đất đồi núi.
Mặt đất bị bào mòn mạnh đến mức trơ sỏi
Mặt đất bị chia cắt bởi xói mòn
-
Tác dụng của các chất hữu cơ và Axit humic trong phân bón đối với các loại đất
Trong đất ít mùn, chất hữu cơ có chứa Axit humic phủ lên các hạt cát, làm tăng khả năng trao đổi cation (CEC)...
-
Quan hệ giữa Đất - Nước và Cây trồng: Phần 1
Đất là khối vật chất có cấu trúc là các hạt khoáng, sản phẩm của một quá trình phong hoá đá và phân huỷ các chất hữu cơ như xác bã thực và động vật và...
-
Chuẩn bị đất trồng cây có múi (Bưởi, cam, chanh...)
Đặc điểm của các loại đất thích hợp cho việc trồng cây có múi, các yêu cầu cần đạt được khi chuẩn bị đất trồng các loại cây có múi, quy trình làm đất, bón lót chuẩn bị cho việc trồng cây có múi...
- Nhu cầu vi lượng của cây trồng: vai trò, liều lượng và cách bổ sung hiệu quả
- Trồng Đương Quy và Ngưu Tất: Giải pháp hiệu quả cho nông dân Hưng Yên chuyển đổi cây trồng
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)