Sâu bệnh hại Cây dưa leo (dưa chuột)

  • Sâu xám Sâu xám
    Tên khoa học: (Agrotis ypsilon)
    Sâu, sâu bướm Sâu xám là loại sâu đa thực, hại nhiều cây trồng: Ngô, đậu đỗ, cây bông, cải xanh, cải bắp, cà rốt, cà tím, đậu xanh, rau diếp, khoai lang, cà chua, củ cải...
  • Bọ rùa, bọ rùa 28 chấm Bọ rùa, bọ rùa 28 chấm
    Tên khoa học: (Epilachna vigintioctopunctata)
    Sâu, bọ, bọ cánh cứng Ấu trùng và con trưởng thành ăn biểu bì lá, để lại màng mỏng. Nếu mật số bọ rùa cao, lá có thể bị ăn trơ trụi chỉ còn gân chính, làm cây sinh trưởng kém, ruộng dưa xơ xác. Bọ còn ăn trái non, có thể phát hiện những lổ nông trên bề mặt trái. Con trưởn
  • Rầy mềm, rầy nhớt, rầy mật, rệp bông Rầy mềm, rầy nhớt, rầy mật, rệp bông
    Tên khoa học: (Gossypii glover)
    Rầy, rệp, bọ cánh mềm Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá...
  • Lở cổ rễ, thối gốc, héo rũ, héo khô, héo cây con Lở cổ rễ, thối gốc, héo rũ, héo khô, héo cây con
    Tên khoa học: (Rhizoctonia solani)
    Bệnh do nấm Bệnh thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao. Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi...
  • Héo cây, héo rũ, chết vàng, thối khô củ Héo cây, héo rũ, chết vàng, thối khô củ
    Tên khoa học: (Fusarium sp.)
    Bệnh do nấm Bệnh do nhiều tác nhân gây ra. Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm...
  • Sâu xanh da láng Sâu xanh da láng
    Tên khoa học: (Spodoptera exigua)
    Sâu, sâu bướm Cẩm nang cây trồng đa dạng và đầy đủ thông tin về sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hübner hại cây trồng: đậu xanh - lạc - đậu tương... và thuốc phòng trị
  • Sâu khoang, sâu keo, sâu ăn tạp Sâu khoang, sâu keo, sâu ăn tạp
    Tên khoa học: (Spodoptera litura)
    Sâu, sâu bướm Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng...
  • Thối đọt non, thối trái non Thối đọt non, thối trái non
    Tên khoa học: (Choanephora cucurbitarum)
    Bệnh do nấm Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối mềm ra. Trong điều kiện ẩm...
  • Khảm Khảm
    Tên khoa học: (Mosaic virus)
    Bệnh do vi khuẩn, virut (virus) Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ...
  • Nhện đỏ Nhện đỏ
    Tên khoa học: (Oligonychus sp.)
    Côn trùng, động vật hại khác Nhện đỏ sống tập trung ở mặt dưới những lá đã chuyển sang màu xanh, chích hút dịch lá, trái làm cho lá có màu đồng hoặc xám bạc và làm vỏ trái sần sùi gây hiện tượng da cám.
  • Bọ trĩ, rầy lửa, bù lạch Bọ trĩ, rầy lửa, bù lạch
    Tên khoa học: (Thrips sp.)
    Rầy, rệp, bọ cánh mềm Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhưng thường phát triển gây hại nặng ở thời kỳ cây con từ khi ra lá đến khi có bông (có đòng), trong điều kiện ấm nóng, khô, mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.
  • Sâu xanh ăn lá Sâu xanh ăn lá
    Tên khoa học: (Diaphania indica)
    Sâu, sâu bướm Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong ăn phá. Ở mật độ cao sâu chúng ăn phá xơ xác lá chỉ còn lại gân lá.
  • Ruồi đục lá, dòi đục lá Ruồi đục lá, dòi đục lá
    Tên khoa học: (Liriomyza trifoli)
    Côn trùng, động vật hại khác Ruồi đục lá phát triển mạnh vào cuối mùa mưa và mùa nắng. Ấu trùng (dòi) đục dưới lớp biểu bì lá phá hại làm lá bị cháy khô, làm giảm diện tích quang hợp, cây sinh trưởng kém. Dòi phá hại từ khi cây mới mọc lá mầm cho đến khi ra hoa, mang trái.
  • Bọ rầy dưa, bọ dưa Bọ rầy dưa, bọ dưa
    Tên khoa học: (Aulacophora similis)
    Sâu, bọ, bọ cánh cứng Bọ trưởng thành hại mạnh khi dưa có 4-5 lá, mật độ bọ cao có thể làm trụi hết lá, cây phát triển kém hoặc chết. Khi cây dưa lớn, bọ dưa không phá hoại nữa. Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém có th
  • Đốm phấn, giả sương mai Đốm phấn, giả sương mai
    Tên khoa học: (Pseudoperonospora cubensis)
    Bệnh do nấm Bệnh hại chủ yếu trên lá. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ, màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng. Đốm bệnh có hình góc cạnh. Khi gặp ẩm độ cao, ngay vết bệnh ở mặt dưới của lá có xuất hiện một lớp phấn màu tím đỏ...
  • Nứt thân, chảy nhựa, bã trầu Nứt thân, chảy nhựa, bã trầu
    Tên khoa học: (Mycosphaerella melonis)
    Bệnh do nấm Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi có trên lá và cuống quả. Trên thân lúc đầu là đốm hình bầu dục, màu vàng nhạt, hơi lõm, từ đó có giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau vết bệnh chuyển màu nâu sẫm và khô cứng lại.
  • Thán thư Thán thư
    Tên khoa học: (Colletotrichum sp.)
    Bệnh do nấm Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30oC, thời tiết mưa nhiều (vào mùa mưa), hoặc những ngày có sương mù hoặc có mưa nhỏ kéo dài nhất là mưa đêm, ẩm độ cao, khi cây ra đọt và lá non nhiều. Khi cây ra hoa nếu có mưa hay sương ẩ
  • Phấn trắng Phấn trắng
    Tên khoa học: (Erysiphe sp.)
    Bệnh do nấm Ban đầu bệnh xuất hiện những đốm nhỏ xanh vàng, bao phủ một lớp nấm xám dày đặc như bột phấn sau đó bao phủ hết cả phiến lá. Lá bị bệnh chuyển từ màu xanh sang vàng, lá bị khô cháy và dễ rụng.
  • Cháy lá giữa thân, khô đọt Cháy lá giữa thân, khô đọt
    Tên khoa học: (Phytophthora sp.)
    Bệnh do nấm Bệnh gây hại trên lá, trái và gốc thân. Bệnh gây hại ở bất kỳ vị trí nào trên lá, nhưng thường từ rìa lá vào, vùng bệnh như bị úng nước, chuyển sang màu đen và thối nhũn...
  • Héo thân lá Héo thân lá
    Tên khoa học: (Didymelle sp.)
    Bệnh do nấm Tất cả các bộ phận của cây trồng đều có thể bị bệnh tấn công tương tự như trên rễ cây. Ban đầu là cây có biểu hiện vàng, mép lá xuất hiện các vết có màu từ nâu sáng đến đậm. Vết bệnh càng lúc xuất hiện càng nhiều, rỉ mủ màu đen đến nâu và cuối cùng t
  • Héo vi khuẩn Héo vi khuẩn
    Tên khoa học: (Erwinia sp., Pseudomonas sp.)
    Bệnh do vi khuẩn, virut (virus) Triệu chứng điển hình rất dễ nhận biết là cây dưa đang sinh trưởng tốt thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy các mạch dẫn bị nâu đen, bóp mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ tiết ra chất dịch vi khuẩn màu trắn
  • Bọ phấn Bọ phấn
    Tên khoa học: (Bemisia myricae)
    Rầy, rệp, bọ cánh mềm Bọ trưởng thành ban ngày đậu ở mặt dưới lá hoạt động nhiều vào sáng sớm và chiều mát, có động thì bay lên cao. Bọ trưởng thành và bọ non chích hút nhựa cây chủ yếu là ở ngọn và các lá non, làm lá có các đốm hoặc vệt màu vàng, mật độ bọ cao có thể làm
  • Sương mai dưa chuột Sương mai dưa chuột
    Tên khoa học: (Pseudoperonospora cubensis)
    Bệnh do nấm Bệnh hại các bộ phận lá, thân cành, thậm trí cả quả nhưng hại lá là chủ yếu. Sự phát triển của bệnh rất thuận lợi khi có điều kiện ẩm độ cao (mưa phùn, mưa nhỏ, gió, sương)...
  • Ruồi đục lá Ruồi đục lá
    Tên khoa học: (Liriomyza sativae Blanchard)
    Côn trùng, động vật hại khác Giới thiệu những nét cơ bản ruồi đục lá (tên khoa học và vị trí phân loại, phân bố, phạm vi ký chủ, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh vật học,...
  • Bệnh đốm góc dưa chuột Bệnh đốm góc dưa chuột
    Tên khoa học: (Pseudomonas lachrymans)
    Bệnh do vi khuẩn, virut (virus) Bệnh đốm góc dưa chuột rất phổ biến ở các nước, gây thiệt hại nặng, năng suất giảm từ 30 - 50%, nhất là đối với ruộng sản xuất dưa chuột làm giống. Bệnh làm chết , giảm chất lượng quả.
DMCA.com Protection Status