Thối đọt non, thối trái non
Tác nhân gây bệnh thối đọt non, thối trái (quả) non
Do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh thối đọt non, thối trái non
- Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc gặp khi thời tiết ẩm có nhiệt độ khá cao. Ruộng trồng dày, úng nước trong mùa mưa.
- Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển và gây hại nặng cho cây trồng.
Triệu chứng bệnh thối đọt non, thối trái non trên cây trồng
-
Triệu chứng bệnh thối đọt non trên cây ớt
Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây.
Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối mềm ra. Trong điều kiện ẩm độ cao nơi phần bị thối ta thường thấy có tơ nấm màu trắng và tận cùng có phình tròn màu đen.
-
Triệu chứng bệnh thối đọt non trên cây họ dưa, bầu, bí
(A) Triệu chứng thối trái non trên dưa leo; (B) Thối trái non trên dưa lê; (C); (D) Thối trái non trên dưa leo.
Bệnh thường tấn công lá, hoa và trái non 5-7 ngày sau khi thụ phấn. Trong điều kiện ngập úng, ẩm độ cao bệnh cây có thể bị thối dây, rụng trái hàng loạt gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất của ruộng trồng.
Biện pháp phòng trị thối đọt non, thối trái non Choanephora cucurbitarum trên cây trồng
-
Biện pháp phòng trị bệnh thối đọt non trên cây ớt
- Không trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.
- Tránh trồng ớt vào mùa mưa.
- Liếp phải cao và thoát nước tốt.
- Không tưới nước quá đẩm vào chiều mát khi có bệnh xuất hiện.
- Phun thuốc Score 250 EC, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại nặng
-
Biện pháp phòng trị bệnh thối đọt non trên cây dưa, bầu, bí
- Trồng mật độ thích hợp.
- Giảm lượng nước tưới, đặc biệt là trong mùa mưa, không nên tưới nước vào buổi chiều tối khi bệnh đã xuất hiện.
- Cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom các lá, trái bệnh đem tiêu hủy.
- Nên phun ngừa bằng các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl và các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)…