Héo thân lá

Cây trồng bị hại: Cây dưa leo (dưa chuột)
Xem chủ đề liên quan: Héo thân lá, Didymelle sp.
Tên khoa học: Didymelle sp.

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh héo thân lá

Bào tử này mầm xâm nhập trực tiếp vào biểu bì hoặc khoảng trống giữa các tế bào. Thân cây bị nhiễm bệnh thông qua những thương tổn côn trùng gây hại hay vết thương cơ giới. Trong điều kiện ẩm độ cao, từ vết thương bị nấm tấn công sẽ rỉ nhựa có màu nâu đen. Nấm bệnh có thể qua đông trong xác bả cây trồng hay trên hạt giống. Nhiệt độ và ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi để bào tử nấm bệnh nảy mầm. Nhiệt độ tối hảo là 20-25⁰C để nấm có thể gây hại cho dưa hấu, cà và các loài cây họ bầu bí dưa. Với ẩm độ thích hợp, chỉ trong 1 giờ nấm bệnh có thể xâm nhiễm và gây hại. Triệu chứng bị hại thể hiện sau 1 tuần bào tử tấn công, xâm nhiễm trên những mô mẫn cảm. Vết thương sinh học do rệp hay bọ cánh cứng gây hại cũng là cửa ngõ cho sự xâm nhập của nấm. Các bệnh khác như phấn trắng cũng làm cho cây trồng bị yếu đi và mẫn cảm hơn với bệnh hại.

Khả năng gây hại bệnh héo thân lá

Triệu chứng héo thân trên dưa hấu

(A) Triệu chứng héo thân trên dưa hấu; (B) Bệnh gây hại trên trái; (C) Bệnh gây hại trên lá dưa hấu; (D) Bệnh gây hại trên lá dưa leo.

Tất cả các bộ phận của cây trồng đều có thể bị bệnh tấn công tương tự như trên rễ cây. Ban đầu là cây có biểu hiện vàng, mép lá xuất hiện các vết có màu từ nâu sáng đến đậm. Vết bệnh càng lúc xuất hiện càng nhiều, rỉ mủ màu đen đến nâu và cuối cùng toàn cây sẽ bị héo chết. Bệnh cũng có thể tấn công trên trái với những vết tròn bất định có màu vàng. Vết bệnh cũng chảy nhựa và thối đen.

Biện pháp quản lý bệnh héo thân lá do nấm Didymelle sp.

- Thu dọn tàn dư cây trồng

- Bón phân đạm vừa phải

- Phun đẫm lên cây và gốc dưa bằng cách luân phiên các hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl và hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)…

Nguồn: syngenta.com.vn
DMCA.com Protection Status