Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây chè
1. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè
-
Ảnh hưởng của Đạm đối với phẩm chất và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè
Là yếu tố quan trọng nhất cho thu hoạch sản phẩm búp chè. Trong phân đạm có chứa nguyên tố nitơ (N), nguyên tố này là thành phần cơ bản của vật chất sống (protit và nucleotit) và các hợp chất khác của cây. Hiệu suất của mỗi kg đạm bón vào có thể cho thu từ 4 - 8 kg chè khô chế biến. Song, bón đạm đơn độc, mất cân đối với các yếu tố dinh dưỡng khác hoặc bón quá nhiều so với mức cần thiết thì hiệu suất sử dụng phân bón giảm, chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của cây giảm. Đặc biệt bón đạm liều lượng cao hoặc bổ sung đạm qua lá ở các thời kỳ sinh trưởng mạnh sẽ làm giảm hàm lượng tanin và chất hòa tan, sản phẩm chế biến có bã xám, màu nước tối. Sự dư thừa đạm tự do trong cây, tăng cao hàm lượng protein trong búp chè, khi chế biến protein kết hợp với tanin sẽ tạo thành hợp chất khó hòa tan, nước chè pha sẽ bị vẩn đục. Hàm lượng nitơ trong búp chè cao còn làm giảm lượng chất ancaloit, tăng vị đắng của sản phẩm. Ngoài ra, khi bón dư thừa đạm còn làm giảm khả năng chống chịu (sâu bệnh, hạn, rét...) của cây và làm tăng ô nhiễm môi trường, nhanh suy thoái kết cấu đất.
-
Ảnh hưởng của Lân đối với sinh trưởng của cây chè
Lân là loại phân bón có chứa nguyên tố phốt pho (P2O5), yếu tố không thể thiếu trong cây. Các hợp chất hữu cơ của phốt pho trong cây giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, tăng cường quang hợp, hô hấp, tổng hợp các chất và các hoạt động sống khác. Phốt pho là thành phần cấu tạo của vật chất di truyền, liên quan chặt chẽ nhất đến sự sinh trưởng và phát dục của cây. Bón thiếu lân cây có biểu hiện giảm sự tạo thành gỗ mới, giảm ra rễ và phát triển cành.
-
Ảnh hưởng của Kali đối với sinh trưởng của cây chè
Kali là cũng là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu của cây. Kali làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, tăng trao đổi chất, tăng hoạt tính men và tổng hợp các vitamin. Chính từ đó kali làm tăng khả năng hấp thu các chất, tăng sự bền vững chống chịu các điều kiện bất thuận về sâu, bệnh hại cũng như giá rét.
-
Ảnh hưởng của các yếu tố trung lượng đối với sinh trưởng cây chè
Các yếu tố trung lượng Canxi, Magie đều có những vai trò nhất định đối với sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè. Trong búp chè, hàm lượng Canxi 0,3 - 0,5%, Magie 0,2 - 0,4% khối lượng khô. Canxi làm tăng sự bền vững của vách tế bào, tăng khả năng hút nước của tế bào. Magie tham gia cấu tạo chất diệp lục - thành phần chính của bộ máy tổng hợp chất đường bột của cây.
-
Ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng đối với phẩm chất chè
Các yếu tố vi lượng Kẽm, Bo, Molipden, Mangan...tuy cây cần lượng vô cùng ít nhưng cũng không nên để cây bị thiếu. Chúng có vai trò chủ yếu là tham gia cấu tạo các men (chất xúc tác sinh học đặc biệt) tăng cường các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây. Đặc biệt có ảnh hưởng đến chất lượng chè.
-
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là các loại được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật như lá cây mục, than bùn, phân gia súc, gia cầm, rác...
- Một khối lượng lớn phân hữu cơ nhưng chỉ chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần.
Ví dụ: Phân chuồng ủ
- Bón phân hữu cơ làm cho kết cấu của đất được tốt hơn.
- Thành phần và tính chất của phân hữu cơ rất khác nhau. Nhìn chung phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân như: phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, rác đô thị sau khi đã được chế biến thành phân ủ, các phế phẩm của công nghiệp thực phẩm và tàn dư của thực vật khi vùi trực tiếp vào đất.
2. Bón phân cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 - 3 năm sau trồng)
2.1. Nguyên tắc và hình thức bón phân
- Nguyên tắc chung:
+ Chè ở thời kỳ cây còn nhỏ, có tuổi từ 1 đến 3 năm. Liều lượng tăng theo độ tuổi.
+ Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết, mức độ sinh trưởng của cây, loại phân sử dụng mà có kỹ thuật bón thích hợp.
- Có ba hình thức bón được áp dụng:
+ Bón lót.
+ Bón thúc vào đất.
+ Phun thúc phun lá.
2.2. Quy trình bón phân
Dựa vào các thông tin ở bảng 1 để thực hiện quy trình bón phân cho cây chè giai đoạn KTCB.
Bảng 1: Xác định loại phân bón, lượng bón và kỹ thuật bón phân cho chè kiến thiết cơ bản
Loại chè |
Loại phân |
Lượng phân (kg/ha) |
Số lần bón |
Thời gian bón (vào tháng) |
Kỹ thuật bón |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Chè tuổi 1 |
N |
40 |
2 |
2 - 3 và 6 - 7 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 25 - 30cm, lấp kín |
P2O5 |
30 |
1 |
2 - 3 |
||
K2O |
30 |
1 |
2 - 3 |
||
Chè tuổi 2 |
N |
60 |
2 |
2 - 3 và 6 - 7 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 25 - 30cm, lấp kín |
P2O5 |
30 |
1 |
2 - 3 |
||
K2O |
40 |
1 |
2 - 3 |
||
Đốn tạo hình lần I (2 tuổi) |
Hữu cơ |
15.000 - 20.000 |
1 |
11 - 12 |
Trộn đều, bón rạch sâu 15 - 20cm, cách gốc 30 - 40cm, lấp kín |
P2O5 |
100 |
1 |
11 - 12 |
||
Chè tuổi 3 |
N |
80 |
2 |
2 - 3 và 6 - 7 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 30 - 40cm, lấp kín |
P2O5 |
40 |
1 |
2 - 3 |
||
K2O |
60 |
2 |
2 - 3 và 6 - 7 |
2.2.1. Bón lót
- Áp dụng cho chè đốn tạo hình lần 1 (chè 2 năm tuổi)
- Loại phân sử dụng:
Phân hữu cơ và phân lân. Có thể sử dụng tất cả các loại phân hữu cơ truyền thống để bón. Ngoài ra trên thị trường hiện nay đã có thêm các loại phân chuyên dụng để bón lót cho chè. Ví dụ phân phức hợp hữu cơ khoáng Sông Gianh. Sử dụng phân hữu cơ Sông Gianh (chuyên dùng bón lót) cho chè theo khuyến cáo trên bao bì.
Loại phân lân thông thường được sử dụng có 17% lân (P2O5) nguyên chất.
- Lượng bón: Phân hữu cơ 15 - 20 tấn + 500 - 600 kg Suppe lân/ha.
- Cách bón: Đào rãnh sâu 15 - 20cm, cách gốc 30 - 40cm. Phân được rải mỏng dọc rãnh, trộn đều với đất. Bón sau khi đốn lần 1, vào cuối tháng 11 đến tháng 12.
2.2.3. Bón thúc
* Bón thúc vào đất:
- Đây là phương pháp bón thường được áp dụng, phân được bón sâu vào đất, chất dinh dưỡng được cung cấp từ từ cho cây. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế. Nhất là ở vùng đất có địa hình dốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ thì dễ gây hiện tượng rửa trôi, xói mòn gây thoái hóa đất nhanh chóng về mùa mưa. Đôi lúc cây cần cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng thì phương pháp bón này cũng không đáp ứng được.
- Áp dụng cho cây chè ở tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3.
Sinh trưởng của cây chè con phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc nhiều vào phân bón. Lượng phân bón cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản quy cho 1 ha được trình bày ở bảng 1 như sau:
+ Loại phân bón thông thường là phân vô cơ, dạng đơn độc hoặc tổng hợp. Dù là dạng phân nào, trước khi sử dụng ta cũng phải tính toán để quy đổi từ định mức nguyên chất (ở bảng 1) ra thương phẩm. Thông thường trong phân urê có 46% N nguyên chất, supe lân có 17% P2O5 nguyên chất và trong kali clorua có 60% K2O nguyên chất.
+ Lượng phân:
Chè tuổi 1: Bón 40kg N, 30kg P2O5, 30kg K2O/ha. Tương đương với 87kg urê + 176kg supe lân Lào Cai + 50kg kali clorua.
Chè tuổi 2: Bón 60kg N, 30kg P2O5, 40kg K2O/ha. Tương đương với 130kg urê + 176kg supe lân Lào Cai + 67kg kali clorua.
Chè tuổi 3: Bón 80kg N, 40kg P2O5, 60kg K2O/ha.Tương đương với 174kg urê + 235kg supe lân Lào Cai + 100kg kali clorua.
+ Số lần bón và thời gian bón:
Chè tuổi 1 và tuổi 2: Đạm bón 2 lần/năm vào tháng 2 - 3 và 6 - 7. Lân và kali bón 1 lần/năm vào tháng 2 - 3.
Chè tuổi 3: Đạm bón 2 lần/năm vào tháng 2 - 3 và 6 - 7. Lân và kali bón 1 lần/năm vào tháng 2 - 3. Kali: Bón 2 lần/năm vào tháng 2 - 3 và 6 - 7.
+ Cách bón:
Đối với chè 1, 2 tuổi: Dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 25 - 30cm, lấp kín.
Đối với chè 3 tuổi: Dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 30 - 40cm (do lúc này tán rộng hơn chè 1,2 tuổi), lấp kín.
* Bón phân phun lá:
- Ngoài việc sử dụng loại phân truyền thống bón vào đất, chúng ta có thể sử dụng loại phân phun lá cho chè. Ví dụ phân Humate.
- Sử dụng phân phun lá hiệu quả nhanh nhưng dễ gây cháy lá nếu sử dụng sai chỉ dẫn. Nên sử dụng 1 lần vào sau thời kỳ đốn lần 1 để kích thích chè nẩy lộc sớm.
3. Bón phân cho chè kinh doanh
3.1. Nguyên tắc và hình thức bón phân
- Nguyên tắc chung:
+ Bón theo sức sinh trưởng và mức năng suất của đồi chè.
+ Cây chè cho năng suất thấp bón ít, năng suất cao bón nhiều.
+ Bón phân hữu cơ kết hợp cân đối các yếu tố khoáng đa lượng (N, P, K), bổ sung các yếu tố trung lượng và vi lượng khi cần thiết.
+ Bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng, bón lót, bón thúc kịp thời.
+ Tuỳ điều kiện đất, khí hậu mà quy định lượng, tỷ lệ bón các loại phân thích hợp.
- Có ba hình thức bón được áp dụng:
+ Bón lót.
+ Bón thúc vào đất.
+ Phun thúc phun lá.
3.2. Qui trình bón phân cho cây chè thời kỳ kinh doanh
Dựa vào các thông tin ở bảng 2 để thực hiện quy trình bón phân cho cây chè giai đoạn KTCB.
* Bón lót:
Thường ở giai đoạn này, có thể áp dụng hình thức bón lót 2 hoặc 3 năm 1 lần tùy theo chất đất tốt hay xấu. Đất giầu mùn thì 3 năm, đất ít mùn thì 2 năm một lần bón lót.
Thời gian và số lần bón tương tự như với chè KTCB. Có hai điểm khác biệt. Một là lượng phân hữu cơ nhiều hơn 10 tấn (25 - 30 tấn/ha), hai là bón sâu 15 - 20cm ở vị trí giữa hai hàng chè.
* Bón thúc:
- Với diện tích chè ở thời kỳ đang sung sức:
+ Tỷ lệ N/P/K = 2 - 3/1/1. Điều này có nghĩa là nên phối hợp giữa 3 yếu tố Đạm, Lân và Kali theo tỷ lệ cứ 2 đến 3 phần Đạm thì có 1 phân lân và 1 phần Kali để bón cho chè thời kỳ kinh doanh. Trong thương trường hiện nay có rất nhiều loại phân tổng hợp với các tỷ lệ N:P:K theo các công thức phối trộn rất khác nhau. Chúng ta nên chọn loại có tỷ lệ phối trộn N:P:K - 2:1:1 như 24 - 12 - 12 và 28 - 14 - 14 hoặc N:P:K - 3:1:1 như 36 - 12 - 12 và 42 - 14 - 14.
Năng suất càng cao thì tỷ lệ N (đạm) càng lớn. Một năm bón từ 3 - 4 lần theo sản lượng, có điều kiện nhân lực bón 5 lần hoặc mỗi tháng 1 lần đều tốt. Phân lân bón 1 lần đầu năm, phân kali bón 2 - 3 lần. Giành phần lớn lượng bón ở đầu vụ cho sản lượng và 1 phần nhỏ gần cuối vụ (tháng 9 - tháng 10) giúp cây qua đông.
+ Năng suất đọt dưới 60 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 - 120kg N + 40 - 60kg P2O5 + 60 - 80kg K2O/ha. Tương đương với 217 - 260kg urê + 235 - 353kg supe lân + 100 - 133kg KCl/ha.
+ Năng suất đọt từ 60 đến dưới 80 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 - 120kg N + 40 - 60kg P2O5 + 60 - 80kg K2O/ha. Tương đương với 260 - 390kg urê + 353 - 588kg supe lân supe lân + 133 - 200kg KCl/ha.
Bảng 2: Xác định loại phân bón, lượng bón và kỹ thuật bón cho chè kinh doanh thu búp
Loại chè |
Loại phân |
Lượng phân (Kg/ha) |
Số lần bón |
Thời gian bón (vào tháng) |
Kỹ thuật bón |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Các loại hình 3 năm 1 lần |
Hữu cơ |
25.000 -30.000 |
1 |
12 - 1 |
Trộn đều, bón rạch sâu 15 - 20cm, giữa hàng, lấp kín |
|
P2O5 |
100 |
1 |
12 - 1 |
|||
Năng suất đọt < 60 tạ/ha |
N |
100 - 120 |
3 - 4 |
2; 4; 6; 8 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 25 - 30cm, lấp kín. Bón 40 - 20 - 30 - 10% hoặc 40 - 30 - 30% N; 100% P2O5; 60 - 40% K2O |
|
P2O5 |
40 - 60 |
1 |
2 |
|||
K2O |
60 - 80 |
2 |
2; 4 |
|||
Năng suất đọt 60 - dưới - 80 tạ/ha |
N |
100 - 180 |
3 - 4 |
2; 4; 6; 8 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 40 - 20 - 30 - 10 % hoặc 40 - 30 - 30% N; 100% P2O5; 60 - 40% K2O |
|
P2O5 |
60 - 100 |
1 |
2 |
|||
K2O |
80 - 120 |
2 |
2; 4 |
|||
Năng suất đọt 80 - dưới 120 tạ/ha |
N |
180 - 300 |
3 - 5 |
1; 3; 5; 7; 9 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 30 - 20 - 20 - 20 - 10% hoặc 30 - 20 - 30 - 20% N; 100% P2O5; 60 - 30 - 10% K2O |
|
P2O5 |
100 - 160 |
1 |
1 |
|||
K2O |
120 - 200 |
2 - 3 |
1; 5; 9 |
|||
Năng suất đọt >120 tạ/ha |
N |
300 - 600 |
3 - 5 |
1; 3; 5; 7; 9 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 30 - 20 - 20 - 20 - 10% hoặc 30 - 20 - 30 - 20% N; 100% P2O5; 60 - 30 - 10% K2O |
|
P2O5 |
160 - 200 |
1 |
1 |
|||
K2O |
200 - 300 |
2 - 3 |
1; 5; 9 |
Với năng suất đọt dưới 80 tạ/ha thì nên bón phân vào các tháng chẵn 2, 4, 6 và 8 hàng năm. Lượng đạm chia theo các tháng theo tỷ lệ 40 - 30 - 20 - 10%. Nếu bón 3 lần thì theo tỷ lệ 40 - 30 - 30%. Kali bón 2 lần vào tháng 2 và 4 theo tỷ lệ 60 - 40%.
+ Năng suất đọt từ 80 đến dưới 120 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 - 120kg N + 40 - 60kg P2O5 + 60 - 80kg K2O/ha. Tương đương với 390 - 652kg urê + 588 - 941kg supe lân + 200 - 333 KCl/ha.
+ Năng suất đọt trên 120 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 - 120kg N + 40 - 60kg P2O5 + 60 - 80kg K2O/ha. Tương đương với 652 - 1034kg urê + 941 - 1176kg supe lân + 333 - 500kg KCl/ha.
Với năng suất đọt trên 80 tạ/ha thì nên bón phân vào các tháng lẻ 1, 3, 5, 7 và 9 hàng năm. Lượng đạm chia theo các tháng theo tỷ lệ 30 - 20 - 20 - 20 - 10%. Nếu bón 4 lần thì theo tỷ lệ 30 - 20 - 30 - 20%. Kali bón lần vào tháng 1, 5 và 9 theo tỷ lệ 60 - 30 - 10%.
Cách bón giữa các thời kỳ tương tự nhau: Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, giữa hàng, lấp kín.
- Xác định lượng phân bón cho cây trồng dặm: (xem bảng 3).
Đối với nương chè tuổi lớn, mất khoảng < 40% cần tiến hành phục hồi. Đào hố hay hố trồng rộng 40cm, sâu 30cm bón phân hữu cơ lượng 2,5 - 3kg/gốc, trộn đất lấp kín trước khi dặm ít nhất 1 tháng. Những điểm mất khoảng liên tục tiến hành gieo cây phân xanh, bổ sung cây bóng mát như chè kiến thiết cơ bản trên đất phục hoang.
* Sử dụng phân bón lá cho cây chè
- Ngoài việc sử dụng loại phân truyền thống bón vào đất, chúng ta có thể sử dụng phối kết hợp với loại phân phun lá cho chè.
- Sử dụng phân phun lá hiệu quả nhanh nhưng dễ gây cháy lá nếu sử dụng sai chỉ dẫn.
- Chè chủ yếu trồng trên đất dốc, độ chua cao, sau mỗi mùa mưa, tầng đất mặt bị bào mòn nặng. Hàng năm chè vẫn được bón phân bổ sung, nhưng hiệu suất của phân bón không cao, đặc biệt là phân lân. Bón phân lân vào đất chua có nhiều sắt, nhôm di động, chỉ sau một thời gian ngắn, nguyên tố lân bị khoáng hóa hết, cây không hút được. Chè của ta luôn ở trong tình trạng đói phân, đặc biệt là phân lân và kali, năng suất không vươn lên được. Bón nhiều phân đạm, năng suất tuy có nhích lên nhưng chất lượng chè giảm, giá thành cao.
- Để tháo gỡ yếu tố hạn chế này, áp dụng biện pháp phân bón qua lá. Bón phân qua lá không bị keo đất hấp thu, không bị biến đổi về thành phần hóa học, ít bị rửa trôi, lá cây hấp thu trực tiếp, nên hiệu suất của phân bón rất cao. Phân bón qua lá không làm thay đổi thành phần hóa học của đất, không làm thay đổi thành phần cấu tạo của đất, không gây tác hại đến quần thể vi sinh vật có ích trong đất... Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón qua lá, qua tìm hiểu thấy có một số loại phân thỏa mãn được yêu cầu thâm canh cây chè.
Ví dụ:
+ Phân bón lá Poly-feed 19-19-19: Đây là loại phân đa lượng có hàm lượng đạm, lân và kali bằng nhau và đều chiếm 19%, tỷ lệ này phù hợp với cây chè. Ngoài các nguyên tố đa lượng trong phân còn có các nguyên tố vi lượng (đơn vị tính mg/kg) sắt 1000, măng gan 500, bo 200, kẽm 150, đồng 110, mô líp đen 70... đều ở dạng dễ tiêu và tan hoàn toàn trong nước. Với thành phần trên cung cấp đầy đủ và cân đối cho chè, giúp cho chè ra nhiều lá, nhiều búp, chất lượng chè được tăng lên rõ. Pha phân poly-feed với nước nồng độ 0,5-1% phun ướt đẫm toàn bộ tán lá cây chè, mỗi tháng phun một lần xen kẽ với dùng Multi-k.
+ Phân Multi-K hay KNO3 (13-0-46): phân có 13% đạm, không có lân, 46% kali. Đây là loại phân bón lá rất giàu kali, giúp cho cây tăng khả năng vận chuyển các sản phẩm quang hợp về bộ phận tích lũy; tăng lượng nước kết hợp trong tế bào của cây, giúp cho cây tăng khả năng chống rét, chống hạn và chống chịu sâu bệnh. Dùng phân Multi-k cây quang hợp bình thường khi ánh sáng yếu. Pha Multi-k với nước theo nồng độ từ 1-2% mỗi tháng phun một lần, sau khi phun Poly-feed được 15 - 16 ngày. Dùng xen kẽ Multi-k và Poly-feed năng suất chè tăng từ 20 - 25%, chất lượng chè được cải thiện rõ. Hai sản phẩm phân bón này hoàn toàn không để lại dư lượng trên nông sản.
+ Humate kali: Đây là loại phân phun lá rất an toàn khi sử dụng cho chè. Sử dụng theo đúng chỉ dẫn trên bao bì.
Bảng 3: Bón phân bổ sung cho cây trồng dặm
Loại phân |
Lượng phân (kg/gốc) |
Số lần |
Thời gian (vào tháng) |
Kỹ thuật bón |
Hữu cơ |
3 - 5 |
1 |
12 - 1 |
Trộn đều với phân lân, bón rạch sâu 15 - 20cm, giữa hàng, lấp kín. Bón trước 1 năm đối với chè đốn đau, đốn trẻ lại |
N |
0.20 - 0.30 |
2 - 3 |
2; 5; 8 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 60 - 40% hoặc 30 - 30 - 40%N, 100% P2O5 và 60 -40%K2O |
P2O5 |
0.10 - 0.15 |
1 |
12 - 1 |
|
K2O |
0.15 - 0.20 |
2 |
2; 6 |
- Những điều cần chú ý khi sử dụng phân bón lá cho chè?
+ Khi cây chè đã có bộ khung tán ổn định, phân bón lá chỉ phát huy hiệu quả tốt theo hướng có lợi cho sinh trưởng cây chè, khi đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng nền về khoáng đa lượng, phân hữu cơ bón vào đất.
+ Sử dụng phân bón lá rất hiệu quả cho những nương chè sau đốn trẻ lại và giai đoạn cây con ở vườn ươm.
+ Sử dụng theo đúng chỉ dẫn trên bao bì, không tự phối hợp với các hóa chất khác hoặc thay đổi nồng độ pha chế.
+ Lựa chọn loại bình phun tốt, phun dạng sương mù tránh nhỏ giọt.
+ Chỉ nên phun phân lá khi thời tiết mát mẻ, không mưa.
+ Chỉ được sử dụng các loại phân bón lá đã được cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn VietGAP. Đảm bảo thời gian cách li tối thiểu 15 ngày sau khi phun mới thu hái sản phẩm.
* Sử dụng vôi bón cho chè:
Trong điều kiện đất quá chua, nhiều nhôm di động nên dùng vôi 1 lần với liều lượng từ 700 - 1.500kg/ha. Thời gian bón vào đầu năm (tháng 1 - 2).
Biện pháp khử chua hữu hiệu là dùng phân khoáng ít gây chua kết hợp với chế độ sử dụng chất hữu cơ tại chỗ để cải thiện đất đai.
Chú ý: Việc bón phân cho chè cần phải cải tiến sao cho phù hợp với giống chè, vùng sản xuất và nguyên liệu cho chế biến.
Sau đây xin giới thiệu một quy trình bón phân tiên tiến đang áp dụng ở Cao nguyên Lâm Đồng với thương hiệu chè Ô Long.
* Quy trình bón phân cho chè Đài Loan
- Các loại phân:
+ Phân hữu cơ: Các loại bã đậu, vỏ,…có trên 20 loại. Trong đó N: 2 - 7% nhưng thiếu P, K. Tuỳ chất đất, loại phân mà bón. Phân trâu bò: 25tấn, bã cá: 2tấn, bã đậu: 4tấn,…Bón vào mùa đông.
+ Phân phức hợp: Tỷ lệ: 20 : 5 : 10 ; 23 : 5 : 5.
+ Phân xanh: Các loại họ đậu, mỗi ha gieo hạt 15 - 30kg, tuỳ loại. - Thời kỳ bón phân:
Cả năm bón 3 lần, lần 1 trước khi nẩy mầm bón 1/2 lượng phân, lần 2 bón 1/4 số lượng sau khi hái chè xuân, lần 3 bón 1/4 số lượng vào tháng 6 để thúc chè thu.
- Phương pháp bón:
Tuỳ chất đất, bộ rễ, khí hậu và thể cây để bón. Lấy thân chính làm trục. Bộ rễ phân bố bán kính cách gốc: 15 - 25cm, ở độ sâu 20 - 50cm. Vậy đào rãnh sâu 20cm cách gốc 15 - 25cm bón và lấp đất. Không nên bón rải trôi phân. Với chè con thì cuốc váng móng ngựa cách gốc 30cm bón. Ngoài ra còn bón phân theo đường ống tưới bằng nhựa PE.
- Bón phân cần chú ý: Phân động vật cần ủ hoai mới dùng. Nếu không khi lên men làm nóng rễ chè không tốt. Phân hữu cơ bảo đảm chất hữu cơ > 60%. Đất có hàm lượng hữu cơ dưới 1% cần bón phân hữu cơ có 60% chất hữu cơ. Đất có > 3% hữu cơ thì không cần bón phân hữu cơ nhiều. Độ kiềm, axít trong phân không được nhiều. Bón phân hoá học thì nguyên tố N là chính, thứ yếu là lân. Tuỳ giống, tuổi cây, thể cây mà bón.
-
Tìm hiểu về phân chuồng (phân gia súc)
Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất...
-
Kỹ thuật nhân giống chè bằng giâm cành
Đặc điểm phương pháp nhân giống chè bằng cành, quy trình thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật, lựa chọn được giống, đất, địa điểm làm vườn giâm cành phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng...