Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc

1. Luân canh

Đất trồng cây thuốc yêu cầu chế độ luân canh nghiêm ngặt. Thường cây thuốc được gieo trồng vào vụ Xuân, nên luân canh với cây lúa và 1 số cây họ đậu.

- Vụ lúa sớm sau đó trồng Bạch chỉ, làm đất trồng đều hạn chế cỏ dại, sâu bệnh cho cây thuốc.

- Luân canh cây lấy củ và cây lấy lá như Bạch chỉ, Ích mẫu, Sinh địa ...

- Luân canh cây có rễ củ ăn sâu với bộ rễ ăn nông như: Ngưu tất - Địa liền. Hoặc luân canh với cây lương thực: Lúa xuân - Cúc hoa, Bạch chỉ - lúa mùa, Đậu tương - Cúc hoa.

2. Thời vụ trồng

- Vụ xuân: Kéo dài từ T2 đến T4 trong năm. Phổ biến trồng: Bạc hà, Tía tô, Ngải cứu, Hương nhu...

- Vụ hè thu: Từ tháng 5 đến tháng 8 thích hợp cho các cây thuốc thu dược liệu là hoa, và cây có phản ứng ngày ngắn,...

- Vụ thu đông và đông: Từ T9 đến T12, thích hợp cho sinh trưởng của các cây thuốc lấy rễ, củ: củ Mài, Thiên môn, Mạch môn.

3. Làm đất

Đất được cày ải, bừa kỹ, đảm bảo tơi xốp. Cây lấy rễ cần làm đất, cày sâu 20 - 30 cm, lần cày bừa lần cuối kết hợp với trừ sâu, bệnh, diệt cỏ...

- Căn cứ để lên luống:

+ Căn cứ vào mùa vụ (mùa mưa).

+ Căn cứ vào từng loại cây vd: Cây lấy lá ưu ẩm (Mần tưới, Mã đề không cần lên luống cao, cây lấy củ: Ngưu tất, Sa sâm, Bạch chỉ... cần lên luống cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bộ rễ.

+ Căn cứ vào chân đất.

4. Mật độ trồng

- Trồng cây ra ruộng sản xuất: Đảm bảo mật độ hợp lý, cây hằng năm trồng dầy 20.000 - 30.000 cây/ha. Bạch chỉ, Bạch truật, Địa liền, Sinh địa, dừa cạn: 60.000 - 90.000 cây/ha.

- Cây lâu năm trồng thưa: Hồi trồng 400 - 600 cây/ha, Quế 2.200 - 5000 cây/ha, Trám 400 - 1000 cây/ha, Đỗ trọng 2.500 cây/ha.

5. Xới xáo, làm cỏ

Cần xới xáo phá váng sau mưa, tráng hết váng, đảm bảo đất tơi xốp, cho cây sinh trưởng cần xới nhẹ nông và sạch cỏ.

- Với những cây thuốc lấy rễ củ như Huyền sâm, Sinh địa, Bạch truật, ... Cần vun đất gốc 3 - 4 lần sau mỗi lần thúc, có tác dụng vững gốc tránh đổ, và phòng bệnh lỡ cổ r, ngừng xới và vun khi cây đã phủ kín luống.

6. Tưới tiêu

tưới tiêu cho cây dược liệu

Quan trọng nhất là giai đoạn cây con và giai đoạn ra hoa làm quả và phát triển củ. Cây thuốc đều ưu ẩm, song lại sợ úng. Khô hạn phải tưới và khi mưa to phải tháo nước kịp. Chú ý tưới tiêu kịp thời, vào giai đoạn cây ra củ, đâm hoa, kết hạt, để cây đủ độ ẩm cho năng xuất cao.

7. Bấm hoa, tỉa cành

- Khi cây hoàn thành giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sẽ ra hoa kết quả, với cây lấy củ khi cây chính có nụ hoa phải ngắt bỏ ngay để dinh dưỡng tập trung vào củ, để củ to phẩm chất tốt.

- Cần loại bỏ cành lá già, cho thoáng ít sâu bệnh.

- Với cây lấy hạt, làm giống cần bấm bớt hoa và quả nhỏ chỉ để lại quả to cho hạt chắc nảy mầm, chất lượng tốt.

- Tỉa cành: Bấm ngọn đối với các cây sinh trưởng dạng bụi, làm tăng đường kính tán, tăng số cành, số ngọn, tăng năng suất như cúc hoa, Bạc hà, Cỏ ngọt. Chặt tỉa cây che bóng, để mở không gian ánh sáng cho Quế, Hồi ...

Làm giàn cây dược liệu

8. Làm giàn

- Cây có dây leo như Hoài sơn, Đẳng sâm, Kim ngân hoa, Bình vôi, Chè dây... cần làm giàn che, tùy theo loại cây mà làm giàn thích hợp.

- Với loại cây vươn leo dài cần trồng cạnh cây cao cho leo như sắn Sắn dây, Gấc. Một số cần bóng dâm như: Tam thất, Ba gạc, Địa liền, phải làm giàn che nắng hoặc trồng xen với cây cao có bóng rợp để lấy bóng mát.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status