Biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cây dược liệu

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm của nước ta, sâu bệnh phát sinh dễ dàng và gây hại lớn cho cây thuốc. Cây thuốc trồng ở nước ta có nhiều loại, với thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau, do đó sự diễn biến của sâu, bệnh hại cũng phức tạp. Ngoài ra mức độ gây hại còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh khác nhau như đất đai, khí hậu và nguồn bệnh.

1. Bệnh

- Lở cổ rễ thường xuất hiện vào giai đoạn cây con (tháng 12, tháng 1) các cây như Ngưu tất.

- Bệnh thối gốc do nấm hại phát sinh vào lúc mưa nắng thất thường (thối rễ quế thường xuất hiện trong giai đoạn vườn ươm, ở địa hoàng vào khoảng cuối xuân đầu hè).

- Bệnh nấm hạch, xuất hiện vào tháng 2, tháng 3

- Đốm vàng: Xuất hiện vào mùa rét (từ tháng 11 đến t1 năm sau) trên Địa hoàng hoặc úa vàng cháy lá trên Quế.

2. Sâu hại

- Trong thời kỳ mọc, sâu xám hay phá trên các cây như: Bạch chỉ, Địa hoàng, Bạch truật, Hoài sơn, Sen trầm phá mầm cây.

- Khi trưởng thành các cây như: Sâm bố chính, Ngưu tất, Bạc hà… hay bị các loài như sâu khoang, sâu đo, sâu xanh ăn lá, bọ nhảy, rệp,…

3. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

- Biện pháp canh tác: làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trước khi trồng để tiêu diệt mầm mống sâu hại ở trong đất.

- Biện pháp nhiệt hóa học để xử lý hạt giống, mầm hạt trước khi gieo.

- Đối với sâu chích hút nhựa Quế cần quét vôi vào cây hòa bột cây ruốc cá với xà phòng phun vào sáng sớm hay chiều tối.

- Biện pháp ủ phân hoai mục, dùng bón lót cho cây có tác dụng tiêu diệt bớt mầm bệnh trong phân chuồng.

- Dùng thiên dịch hoặc các loại thuốc hóa học, thuốc có nguồn gốc thực vật… Cần chú ý:

+ Dùng đúng thuốc: loại sâu miệng nhai thường dùng thuốc tiếp xúc, loại sâu chích hút nên dùng thuốc có tác dụng nội hấp.

+ Trồng cây theo hướng hữu cơ: giải pháp đê sản xuất dược liệu an toàn và bền vững.

+ Thu hoạch dược liệu: vào thời gian thuốc đã phân hủy hết không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (ít nhất là 2 - 3 tuần kể từ lần phun cuối cùng của cây)

Nguồn: Giáo trình cây thuốc Đại học nông nghiệp Hà Nội
DMCA.com Protection Status