Kỹ thuật gieo mạ và chăm sóc mạ

Cây trồng liên quan: Cây lúa

1. Tìm hiểu các phương pháp gieo mạ

Gieo mạ để cấy, người ta thường sử dụng hai phương pháp là gieo mạ khô và gieo mạ ướt.

1.1. Tìm hiểu thế nào là gieo mạ khô

Mạ được gieo lên vật liệu trải ở trên sân, hay gieo lên vật liệu trải ở nền đất cứng. Sau gieo từ 9-13 ngày thì cuộn từng cuộn mạ hay xúc từng tảng mạ mang đi cấy thì được gọi là gieo mạ khô hay còn có những tên gọi khác như gieo mạ sân (mạ sân), gieo mạ xúc (mạ xúc).

- Mạ được gieo lên vật liệu trải ở trên sân

Gieo mạ lên vật liệu trải ở trên

Gieo mạ lên vật liệu trải ở trên

Hay gieo lên vật liệu trải ở nền đất cứng.

Gieo mạ lên vật liệu trải ở nền đất cứng

Gieo mạ lên vật liệu trải ở nền đất cứng

Nếu gieo trên sân, sau gieo từ 9-13 ngày thì cuộn từng cuộn mạ mang đi cấy

Cuộn từng cuộn mạ mang đi cấy

Cuộn từng cuộn mạ mang đi cấy

Nếu gieo trên nền đất cứng, sau gieo từ 10-13 ngày thì xúc từng tảng mạ mang đi cấy.

Xúc từng tảng mạ mang đi cấy

Xúc từng tảng mạ mang đi cấy

1.2. Tìm hiểu thê nào là gieo mạ ướt

Gieo mạ ướt hay còn gọi là gieo mạ dược tức là gieo mạ ở dưới ruộng, bao gồm các công việc từ làm đất, gieo mạ, chăm sóc mạ và điều chỉnh mực nước ruộng phù hợp suốt thời gian sinh trưởng của mạ cho đến khi nhổ mang đi cấy được.

Gieo mạ ở ruộng ướt

Gieo mạ ở ruộng ướt

2. Gieo mạ như thế nào?

2.1. Gieo mạ ở ruộng ướt

a. Chuẩn bị đất để gieo mạ

- Vệ sinh nơi gieo mạ: Trước khi gieo mạ cần vệ sinh sạch cỏ dại và tàn dư thực vật cả trong ruộng và xung quanh ruộng gieo mạ, xử lý hết tàn dư thực vật để ngăn ngừa chuột, sâu bệnh và ốc bươu vàng phá mạ.

Vệ sinh ruộng trước khi gieo mạ

Vệ sinh ruộng trước khi gieo mạ

- Làm đất nhuyến nhừ:

+ Diện tích đất ướt có thể làm thủ công như dùng cuốc để cuốc đất

Cuốc đất để gieo mạ

Cuốc đất để gieo mạ

+ Cũng có thể cày đất bằng trâu, bò

Cày đất bằng trâu, bò để gieo mạ

Cày đất bằng trâu, bò để gieo mạ

+ Sau đó bừa nhuyễn đất

Dùng dụng cụ bừa đất máng vào con trâu (bò), Người đi đằng sau điều khiển trâu (bò) và dụng cụ để làm nhuyễn nhừ đất gieo mạ.

Bừa để làm nhuyễn đất

Bừa để làm nhuyễn đất

+ Trục và san cho đất bằng phẳng: Sau khi bừa đất, dùng một cây dài 2-2,5 mét, nhẵn nhụi và có đường kính khoảng 10-12cm. máng cây này vào con trâu hay bò để làm phẳng đất.

Bán Brassinolide 0.15% SP (Giải độc cây trồng)

Xem thêm > Brassinolide 0.15% SP- Giải độc cây trồng

Trục và san ruộng cho phẳng

Trục và san ruộng cho phẳng

+ Làm đất bằng các loại máy làm đất mini: Dùng các loại máy làm đất loại nhỏ để làm đất mạ nhuyễn nhừ và san bằng đất gieo mạ

Làm đất để gieo mạ bằng máy làm đất mini

Làm đất để gieo mạ bằng máy làm đất mini

b. Bón phân lót

- Lượng phân bón: Tuỳ đất mà sử dụng lượng phân bón lót khác nhau. Có thể bón với lượng 400 kg phân chuồng thật hoai mục + 3-4kg đạm urê + 20-25kg supe lân + 2-3 kg kali Clorua cho 500m2. Nếu đất chua có thể bón thêm 20-25 kg vôi bột nữa.

- Bón lót cho đất gieo mạ:

+ Sau khi làm đất kỹ thì bón 200 kg phân chuồng/500 m2, bón xong bừa đất lại 1 lượt.

Bừa lại đất sau khi bón phân chuồng lần 1

Bừa lại đất sau khi bón phân chuồng lần 1

+ Rải đều nốt 200 kg chuồng còn lại cho 500 m2 đất. Dùng cào răng dài vùi trộn phân vào đất.

Dùng cào răng trộn phân vào đất

Dùng cào răng trộn phân vào đất

+ Trộn xong phân chuồng vào đất, bón tiếp trên diện tích của 500m2 lượng phân 20-25 kg supe lân + 2-3 kg kali Clorua + 3-4 kg đạm urê. Bón xong dùng trang hoặc cây vùi khoả phân vào đất.

Dùng cây khỏa vùi phân vào đất

Dùng cây khỏa vùi phân vào đất

c. Lên luống

- Dùng cuốc (hay trang) đánh các đường rãnh để lên luống rộng từ 1,2-1,4m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm.

Lên luống để gieo mạ

Lên luống để gieo mạ

- Sau đó xoa (gạt) cho mặt luống bằng phẳng, không đọng nước để gieo mạ.

Lên luống và san phẳng đất trên mặt luống để gieo mạ

Lên luống và san phẳng đất trên mặt luống để gieo mạ

d. Gieo mạ

- Mang mống mạ (hạt lúa giống nảy mầm) đến nơi gieo: Sau khi lên luống, san phẳng mặt luống, mang mông mạ đến nơi gieo, trường hợp lên luống nhanh, có thể gieo ngay thì mang mống mạ theo luôn.

Mang mống mạ đến nơi gieo

Mang mống mạ đến nơi gieo

- Mật độ gieo: Gieo 50-60 gam giống/m2 (18-22 kg/sào Bắc Bộ 360m2).

+ Lượng hạt gieo các giống lúa thuần để cấy cho 01 ha ruộng trong vụ Hè thu, vụ Mùa là 40-60 kg (1,5-2,2kg để cấy cho 360m2) và Vụ Đông Xuân: 60 - 70 kg (2,2-2,5 kg để cấy cho 360m2).

+ Lượng hạt gieo cho các giống lúa lai để cấy cho 01 ha ruộng là: 24-30kg (1,0-1,1 kg để cấy cho 360m2).

- Tiến hành gieo mạ: Khi gieo, tay nghịch mang dụng cụ đựng mống mạ, tay thuận gieo mống mạ đều lên mặt luống đất mạ.

Gieo đều mống mạ trên ruộng ướt

Gieo đều mống mạ trên ruộng ướt

Lưu ý: Chia lượng mống mạ để gieo làm 2 lần. Lần 1 gieo 70% lượng mống mạ, lần 2 gieo bổ sung 30% lượng mống mạ còn lại cho đều.

Gieo lại lần 2 cho đều

Gieo lại lần 2 cho đều

e. Chăm sóc mạ sau gieo

- Gieo mạ xong cần đậy lưới để chống chuột, chống rầy phá mạ

Đậy lưới chống chuột và rầy

Đậy lưới chống chuột và rầy

- Che nilon chống rét:

Vụ Đông Xuân ở miền Bắc nếu trời rét thì phải che phủ nilon (màu trắng, trong suốt) để chống rét cho mạ. Cách che nilon lần lượt như sau:

+ Làm khung đỡ nilon trên luống mạ: Dùng các nan tre đủ độ cứng, cắm thành những khung hình bán nguyệt trên luống mạ để đỡ nilon khi che phủ.

+ Có thể cắm khung trước hay sau khi gieo mạ đều được, nếu cắm khung trước, khi cắm khung xong vẫn gieo mạ bình thường ở trên luống mạ đã được cắm khung đó.

+ Phủ nilon lên khung:

Sau khi gieo xong, kéo nilon phủ lên khung, trước tiên cố định một đầu nilon trên khung rồi từ từ kéo nilon phủ lên trên khung đã được cắm.

+ Phủ nilon kín khung trên luống mạ, kéo nilon kín hết toàn bộ khung.

Cắm khung trên luống mạ

Cắm khung trên luống mạ

Gieo mạ trong khung

Gieo mạ trong khung

Kéo nilon phủ lên khung

Kéo nilon phủ lên khung

Phủ nilon kín khung

Phủ nilon kín khung

+ Sau cùng bịt kín nilon cả hai bên đầu của khung. Khung này có tác dụng che gió rét và ngăn sương muối cho mạ. Mạ được sinh trưởng phát triển ở bên trong khung sẽ không bị hại bởi giá rét và sương muối.

Bịt kín nilon cả hai đầu của khung

Bịt kín nilon cả hai đầu của khung

- Duy trì nilon khi chăm sóc mạ:

+ Khi phải che phủ nilon để chống rét cho mạ, lúc thực hiện các thao tác để chăm sóc mạ như: Bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh… cần mở nilon để thực hiện các thao tác chăm sóc, thực hiện xong lại che kín nilon như cũ.

Duy trì nilon khi chăm sóc mạ

Duy trì nilon khi chăm sóc mạ

Chú ý:

* Khi nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 20oC, cần phải mở ni lon của một đầu hoặc hai đầu khung che luống mạ ra, chiều tối phải đậy lại.

Mở ni lon của một đầu hoặc

Mở ni lon của một đầu hoặc cả hai đầu khung che - Chiều tối phải đậy lại 

* Khi nhiệt độ ngoài trời ≥ 25oC, cần lật mở nilon sang một bên.

Chiều tối phải đậy lại cả hai đầu khung che

Mở nilon che mạ sang một bên

* Hoặc khi nhiệt độ ngoài trời ≥ 25oC, cũng có thể lật hết ni lon che .

Lưu ý: Ban ngày mở, đến chiều tối phải đậy lại để tránh mạ bị rét vào ban đêm.

Mở ni lon che mạ sang một bên

Mở hết ni lon khi nhiệt độ ≥ 25oC

+ Cứ duy trì khung để mạ sinh trưởng và phát triển ở bên trong khung nilon cho đến khi cấy được.

Mở hết ni lon khi nhiệt độ ≥ 25oC

Duy trì che cho mạ đến khi cấy được

+ Tuy nhiên đến gần ngày cấy nên mở hết ni lon từ 3-5 ngày để luyện mạ.

Duy trì che cho mạ đến khi cấy được

Mở hết nilon che để luyện mạ

- Chăm sóc mạ gieo ướt khi không phải che nilon chống rét

+ Tưới nước cho mạ:

Thường xuyên kiểm tra duy trì độ ẩm cho mạ bằng cách tưới hay dẫn nước vào ruộng mạ.

Mở hết nilon che để luyện mạ

Tưới nước duy trì độ ẩm cho mạ

Dẫn nước vào ruộng để duy trì độ ẩm cho mạ

Dẫn nước vào ruộng để duy trì độ ẩm cho mạ

- Bón thúc cho mạ:

+ Khi mạ có 2-4 lá, bón thúc lượng phân 2-3 kg kali Clorua và 2-3 kg urê.

+ Nếu cây mạ đanh dảnh, hơi có màu vàng thì bón thêm 2 kg ure/500 m2 trước khi nhổ đi cấy từ 2-3 ngày gọi là bón tiễn chân mạ.

- Phòng trừ sâu cho mạ gieo ở ruộng ướt:

Thời gian giai đoạn mạ rất ngắn nên sâu ít khi kịp phát triển để phá mạ, chính vậy chỉ cần dùng thuốc trừ sâu, rầy để phun phòng trước lúc nhổ mạ:

Dùng thuốc Anfaza 250WDG - 250SC

Dùng thuốc Anfaza 250WDG - 250SC

Tác dụng: Diệt trừ rầy nâu, bọ xít, bọ trĩ; rầy xanh.

Công dụng: Lưu dẫn, sau khi phun thuốc từ 2-4 giờ, hoạt chất sẽ lưu chuyển trong cây lá, bảo vệ hữu hiệu cây trồng từ 3-4 tuần. Những phần non mới mọc sau khi phun thuốc cũng được bảo vệ an toàn. Không bị rửa trôi bởi nước tưới, nước mưa.

Liều lượng: Pha 1g/bình 8 lít. Phun 3 bình/ 1.000m2.

Lưu ý: Phun 4 ngày trước khi nhổ mạ để cấy.

2.2. Gieo mạ khô (mạ sân, mạ xúc)

Gieo mạ sân là phương pháp gieo hạt giống lúa trên nền sân tráng bằng xi măng hoặc nền đất cứng có trải nilon. Khi hạt giống phát triển thành cây mạ rồi mới đưa ra ruộng cấy. Mạ sân là một kỹ thuật cải tiến của phương pháp làm mạ cấy thông thường gieo ở dưới ruộng ướt.

Để cấy trên diện tích 1 ha thì vật liệu để gieo cấy mạ sân bao gồm: 30- 50kg hạt giống, 15 - 20 bao vụn xơ dừa, 3 bao đất bùn đáy ao, mương, sông, 1 - 1,5 kg DAP, diện tích mặt bằng 80 - 100m2.

Thời gian gieo và chăm sóc mạ trên sân là khoảng 9- 13 ngày. Gieo mạ khô cũng phải đảm bảo sao cho cây mạ đủ dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi cấy. Trước khi gieo mạ cần chuẩn bị như sau:

a. Chuẩn bị vật liệu - Bùn (sình)

+ Bùn để gieo mạ thường được lấy ở đáy ao, mương, sông.

Lưu ý: Lấy bùn ở những nơi nước lưu thông có nhiều phù sa như sông, mương, không nên lấy bùn ở những nơi ao tù, nước đọng… và ở những vùng đất phèn nặng.

+ Lấy bùn xong, mang bùn đến nơi gieo mạ.

Lấy bùn để gieo mạ

Lấy bùn để gieo mạ

Mang bùn tới nơi gieo mạ

Mang bùn tới nơi gieo mạ

- Chuẩn bị vụn xơ dừa

Vụn xơ dừa là những hạt có đường kinh 1-2mm, xốp, nhẹ, nằm ở lớp xơ dừa (giữa vỏ dừa và gáo dừa), vụn này có tác dụng gần giống như đất trồng thường dùng để làm vật liệu gieo mạ hay làm giá thể trồng rau, trồng hoa…

Vụn xơ dừa

Vụn xơ dừa

- Chuẩn bị phân hữu cơ đã được ủ hoai mục

Phân hữu cơ hoai mục

Phân hữu cơ hoai mục

- Tất cả các vật liệu được tập kết một chỗ

Tập kết vật liệu để trộn

Tập kết vật liệu để trộn

b. Trộn vật liệu

Lấy tỉ lệ vụn xơ dừa: 15 - 20 bao vụn xơ dừa, 3 bao đất bùn, 1 - 1,5 kg DAP, 3 bao phân chuồng. Tưới nước đủ ẩm (độ ẩm bão hòa) rồi trộn đều, trộn xong vun lên thành đống.

Lưu ý: Lượng vật liệu này gieo được 40-60 kg lúa giống và đó là lượng mạ đủ để cấy 2-3 dảnh/khóm cho 1 ha ruộng.

Vật liệu để gieo mạ sau khi trộn đều

Vật liệu để gieo mạ sau khi trộn đều

c. Trải vật liệu để gieo lúa

- Vật liệu là vụn xơ dừa + bùn + phân chuồng + phân DAP đã trộn sẵn.

+ Xúc vật liệu đã trộn đều lên dụng cụ để chuyển từ nơi trộn vật liệu đến vị trí gieo mạ.

Xúc vật liệu đã trộn lên xe

Xúc vật liệu đã trộn lên xe

+ Dùng nilon trải xuống nền sân hay đất cứng.

Trải nilon xuống nền cứng

Trải nilon xuống nền cứng

+ Trải nilon thật phẳng trên nền

Trải phẳng nilon

Trải phẳng nilon

+ Đổ vật liệu lên nilon đã trải phẳng.

Đổ vật liệu lên nilon

Đổ vật liệu lên nilon

+ San đều vật liệu. Sau khi đổ vật liệu lên ni lon đã trải, dùng cuốc hay xẻng san đều vật liệu trên tấm ni lon đã trải phẳng.

San vật liệu trên nền nilon

San vật liệu trên nền nilon

+ Tưới nước đủ ẩm, lấy tay san lại một lần nữa để nơi gieo thành mặt phẳng đều nhau, tránh vị vật liệu không đều, chỗ dày, chỗ thưa.

Tưới nước và san phẳng vật liệu trước khi gieo

Tưới nước và san phẳng vật liệu trước khi gieo

- Trường hợp không có vụn xơ dừa: Có thể dùng trấu để thay thế, sau khi trải lớp bùn mỏng 1,5 cm, rắc lớp trấu mỏng đều lên trên lớp bùn đó (2kg trấu/10m2).

Lưu ý: 10m2 mạ có thể gieo được 4-6 kg mống mạ. Lượng mạ này cấy được 1000 m2.

Dùng trấu thêm vào bùn

Dùng trấu thêm vào bùn

Dùng cào răng, cào đều trấu, phân và bùn.

Cào đều trấu, phân và bùn

Cào đều trấu, phân và bùn

Sau đó lấy cây gạt lại cho thật phẳng trước khi gieo hạt.

Lưu ý: Tỉ lệ phân chuồng và phân DAP cũng tương tự như ở phân vật liệu có vụn xơ dừa.

Gạt nền gieo cho thật phẳng

Gạt nền gieo cho thật phẳng

d. Gieo mạ

- Điều chỉnh mầm mạ (mống mạ) để gieo:

+ Mầm mạ gieo trên vật liệu có vụn xơ dừa, chỉ cần nứt nanh hay ngắn khoảng 1/3-1/4 hạt lúa

Mầm mạ gieo trên vật liệu xơ dừa

Mầm mạ gieo trên vật liệu xơ dừa

+ Mầm mạ gieo trên vật liệu là bùn và trấu mềm: Thì có thể để mầm mạ dài

Mầm mạ để gieo trên bùn

Mầm mạ để gieo trên bùn

+ Chứa mầm mạ vào thau hay thúng để chuẩn bị gieo

Chứa mầm mạ vào thau hay thúng

Chứa mầm mạ vào thau hay thúng

- Tiến hành gieo mạ: Cũng giống như gieo mạ ở ruộng ướt. Gieo đều mạ trên nền vật liệu đã chuẩn bị

Gieo mạ sân

Gieo mạ sân

Lưu ý: Khi gieo mạ trên vật liệu có vụn xơ dừa, gieo xong rắc một lớp vật liệu (đã trộn ở phần trên) mỏng từ 1-1,5cm lên bên trên cho kín hạt lúa giống.

d. Chăm sóc sau gieo

- Che mạ sau gieo:

+ Sau khi gieo hạt giống cần che nắng, tránh thoát hơi nước và giữ ẩm cho hạt giống

Che nắng giữ ẩm cho hạt giống

Che nắng giữ ẩm cho hạt giống

+ Hoặc đậy kín lưới để tránh rầy giai đoạn đầu cho cây lúa.

Đậy kín lưới để tránh rầy

Đậy kín lưới để tránh rầy

+ Đậy lưới đến 5 ngày sau khi gieo.

Mạ gieo được đậy lưới đến 5 ngày

Mạ gieo được đậy lưới đến 5 ngày

+ Sau đó phải mở lưới ra

Mở lưới sau gieo 5 ngày

Mở lưới sau gieo 5 ngày

+ Nếu để sau 5 ngày mạ sẽ mọc qua lưới, lúc nhấc lưới mạ sẽ bị dính vào lưới.

Mạ mọc qua lưới sau 5 ngày

Mạ mọc qua lưới sau 5 ngày

+ Trường hợp sau gieo 5 ngày phải mở lưới nhưng đang đúng lứa rầy lại cần phải đậy tiếp thêm vài ngày nữa, nhưng hàng ngày phải nhấc lưới lên, tránh để mạ mọc xuyên qua lưới. Nhấc lưới lên xong lại đậy xuống ngay, một ngày nhấc được hai lần thì càng tốt, nếu không ít nhất mỗi ngày phải nhấc được lưới một lần.

Nhấc và đậy lưới hàng ngày

Nhấc và đậy lưới hàng ngày

+ Mạ được 8-10 không cần phải đậy lưới nữa mà để cho mạ quen với ánh sáng tự nhiên.

Sau 8-10 không phải đậy lưới

Sau 8-10 không phải đậy lưới

- Tưới nước cho mạ

Sau khi gieo hạt giống, những hôm trời nắng, mạ khô phải tưới nước đều đặn, 2- 3 lần/mỗi ngày. Cho đến khi mạ cấy được.

Lưu ý: Trời mưa thì không phải tưới nước cho mạ.

Tưới nước hàng ngày cho mạ

Tưới nước hàng ngày cho mạ

Mạ sân đã cấy được

Mạ sân đã cấy được

- Bón phân cho mạ gieo trên sân:

Khi cây mạ được khoảng 5-7 ngày tuổi, phun phân cho cây. Cây mạ được 9-13 ngày tuổi (cao khoảng 8-10 cm) là có thể mang ra ruộng cấy. Sau đây giới thiệu phân để phun là GROWMORE 30-10-10 +TE.

Bán Cytokinin DA-6 98% (Tăng cường sức khỏe cây trồng)

Xem thêm > Cytokinin DA-6 - Thần dược cây trồng 

Quy cách: 100gr, 681gr, 1kg

Công dụng: Giúp tăng trưởng bộ rễ, gia tăng sức đề kháng; sinh trưởng thân lá mạnh, cây cứng cáp.

Liều lượng: Pha 4-8gr cho bình 8lít, phun 1 bình cho 1 sào mạ 360 m2.

Phân GROWMORE 30 10-10 +TE

Phân GROWMORE 30 10-10 +TE

Phòng trừ sâu bệnh cho mạ: Khoảng 4 ngày trước khi đưa ra ruộng, cần phun thêm một số thuốc ngừa sâu, rầy như phần gieo mạ ướt.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng lúa năng suất cao - Bộ NN&PT NT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status