Kỹ thuật bón phân cho cây thuốc lá

Cây trồng liên quan: Cây thuốc lá

1.  Trong giai đoạn vườn ươm

gia đoạn vườn ươm thuốc lá

1.1. Bón lót cho cây thuốc lá

Mặc dù ở giai đoạn cây con, nhưng càng về sau lượng dinh dưỡng yêu cầu của cây càng tăng:

- Nếu rải phân trên mặt luống rồi trộn đều với lớp đất mặt dày 10 cm, san phẳng. Lượng phân dùng cho 10 m2 vườn ươm: 1 kg đạm sunphat + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg Kali sunphat.

- Coi trọng giai đoạn vườn ươm lượng bón cho 1 ha vườn ươm là: 50 kg đạm sun phat + 300 kg supe lân + 100 kg dolomit.

1.2. Bón thúc cho cây thuốc lá

Nguyên tắc bón thúc: Phải tăng dần sau giai đoạn chữ thập

Lượng bón: 0,5 kg đạm sunphat + 0,5 kg kali sunphat + 50 lít nước tưới cho 100 m2

Nếu cây con xấu thì dùng 100 - 150 g ure/10 m2 luống + 3 thùng nước để tưới, sau đó rửa lá bằng 6 thùng nước khác.

2. Trong giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất

giai đoạn đưa cây con ra trồng

Tùy thuộc vào điều kiện từng nơi, cần có liều lượng và tỷ lệ thích hợp. Trung bình cây cần: 20 - 50 kg N, 80 - 120 kg P2O5, 100 - 150 kg K2O, MgO, 8 - 14% CaO, 8 - 24% SO3, B, Zn, Cu, Mn,…

- Đạm:

+ Thiếu đạm: Lá vàng từ dưới lên, cây bị khô, cây yếu ớt, lớn chậm, lá ở dưới bị đỏ ửng và khô, hàm lượng đường cao, hàm lượng nicotin ít…

+ Thừa đạm: lá rộng và dầy, xanh sẫm, xanh lâu chín muộn, hàm lượng nicotin và protein tăng cao, hàm lượng đường bột thấp, khi sấy màu nâu đen, vị đắng khét, không có lợi cho phẩm chất…

Vậy nên: tùy vào loại đất tỷ lệ mùn trong đất, trung bình nên bón 20 - 50 kg N/ha, 95 - 250 kg đạm sunphat nếu đất vụ trước trồng các cây họ đậu, cây phân xanh đất nhiều mùn, cung cấp ít đạm, đất nghèo mùn, đất đồi có thể bón thêm đạm

-  Lân: Tác dụng làm cho bộ rễ phát triển nhanh, mạnh cây phát dục sớm, kết cấu tế bào lá chặt và đều, xúc tiến quá trình vận chuyển hydratcacbon, tăng chỉ số shmuck làm cho phẩm chất tốt.

+ Thiếu lân: Lá có màu xanh tối, lá nhỏ kéo dài thời gian chín, giảm năng suất và phẩm chất.

+ Thừa lân: Lá thô, xù xì, dễ bị vụn nát, gân lá to, tỷ lệ gân/thịt lá lớn, do đó phẩm chất kém.

Vậy nên: lượng bón trung bình từ 80 - 120 kg/P2O5, tức là: 450 - 700 kg supelân/ ha, 500 - 800 kg phân lân nung chảy tùy thuộc loại đất nghèo hay giàu lân.

- Kali: Có tác dụng lớn đến năng suất và chất lượng thuốc lá, nó kích thích hoạt động các men trong quá trình hình thành hydratcacbon và phân giải protit tăng được phẩm chất, giúp biểu hiện rõ màu sắc lá, độ cháy độ thơm.

+ Thiếu kali: Đầu lá vàng, bị đốm, sau đó chuyển sang nhanh màu nâu, màu gỉ sắt, ngọn lá cong vào trong, thuốc lá sấy có màu đen, độ cháy kém, phẩm chất kém.

Vậy nên: lượng bón trung bình từ 100 - 150 kg K20 /ha, có thể sử dụng kali sunphat, Kali nitrat, không bón kali clorua. Lượng bón: 200 - 300 kg Kaki sunphat /ha.

Lưu ý: Thừa clo, ảnh hưởng đến phẩm chất làm tăng khả năng hút ẩm, lá gòn chở lại, lá có dư clo đối với thuốc lá đang bảo quản sẽ có mùi khó chịu giống mùi vải sơn, hạn chế bón các loại phân, phun thuốc bảo vệ chứa gốc clo.

giai đoạn thuốc lá sinh trưởng phát triển

2.1. Bón lót cho cây thuốc lá

Lượng bón: 10 - 12 tấn phân chuồng + 50 - 100 kg đạm sunphat + 300 - 500 kg supe lân + 50 - 100 kg kali sunphat.

Chú ý: 

+ Phân chuồng ủ kỹ và trộn đều, bón ở độ sâu 10 - 12 cm, lượng bón cho 1 ha.

+ Không nên dùng phân kali clorua vì ảnh hưởng đến phẩm chất của thuốc lá.

2.2. Bón thúc cho cây thuốc lá

- Thời kỳ bón: dựa vào nhu cầu dinh dưỡng, bón tập chung vào 2 đợt chính

+ Sau 15 - 20 ngày sau trồng: 50 - 150 kg đạm sunphat, 150 - 200 kg supe lân, 100 kg kaki sunphat cho 1 ha.

+ Sau 30 - 35 ngày sau trông: 50 kg sunphat đạm, 50 - 100 kali sunphat cho 1 ha.

Chú ý: Kết thúc bón thúc sớm, không bón muộn sẽ kéo dài độ chín của thuốc.

- Cách bón: Thông thường là bón phân qua đất, hoặc có thể hòa nước tưới hoặc rải rồi lấp đất..

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status