Cây hoa lồng đèn

Hoa lồng đèn lên ngôi khi có mặt trên thị trường hoa trang trí tại Việt Nam. Với vẻ đẹp bắt mắt, ngộ nghĩnh của những bông hoa rực rỡ rũ xuống tạo vẻ đẹp mê hồn cho không gian xanh vườn nhà.
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Fuchsia

Tên khác: Hoa bông tai công nương, hồng hoa đăng, hoa vân anh...

Họ rau mươn: Onagraceae

Các loài hoa lồng đèn phổ biến hiện nay

1. Nguồn gốc xuất xứ của cây hoa lồng đèn

- Cây hoa lồng đèn có khoảng 100 loài khác nhau, chủ yếu có nguồn gốc từ vùng rừng núi của Trung và Nam Mỹ. Một số ít loài có nguồn gốc từ Tahiti và Tân Tây Lan. Tùy theo sự lai tạo mà cho ra cây hoa lồng đèn có kiểu dáng hoa đẹp khác nhau như:

+ Cây Fuchsia gracillis (Hort) gốc từ Mexico (1823) có hình đèn nhỏ hơn. Loại này cũng có mặt trên thị trường hoa Việt Nam thường được gọi tên là Tiểu hoa đăng.

+ Cây Fuchsia macrostemma (Ruiz &Pav.) var.; Theresse Dupuis: Hình dáng với nhiều cánh đúp màu hồng được gọi là Hoa đăng Đúp.

- Tại Việt Nam, hoa lồng đèn được trồng ở Sapa và Đà Lạt là chủ yếu, bởi khí hậu nơi đây rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa lồng đèn.

Tiểu hoa đăng

 2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa lồng đèn

- Cây hoa lồng đèn là loài cây khá dễ trồng, có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, ít sâu bệnh, hoa rực rỡ nên rất được ưa chuộng. Cây có đặc điểm thực vật học như sau:

+ Cây hoa lồng đèn thuộc loại cây thân thảo dạng bụi nhỏ, thấp, sống lâu năm.

+ Hệ rễ: Là loại rễ chùm, ăn nông, có xu hướng lan ngang, nhiều nhánh nhỏ. Rễ sinh trưởng mạnh có thể ăn sâu đến 1 m. Chúng phát triển mạnh trong môi trường đất ẩm.

+ Hệ thân: Cây có chiều cao từ 30 – 100 cm. Khi còn non, thân của loài hoa này có màu xanh sau dần chuyển sang màu tím, đỏ. Thân cây giòn, dễ gẫy, nhiều cành nhánh.

Cây hoa lồng đèn bon sai

+ Hệ lá: Có kích thước tương đối nhỏ, có chiều rộng từ 1 – 1,5 cm, lá có hình trái xoan, hơi nhọn ở đầu, lá nhỏ, màu xanh tím, mép lá nguyên, mọc đối xứng.

+ Hoa: Thường mọc đơn lẻ, ở đỉnh cành. Hoa có đường kính từ 1 – 1,5 cm. Hình hoa giống những chiếc lồng đèn, có cánh ngoài màu đỏ, bên trong là các màu trắng hay tím. Ở phần giữa của hoa là các tua. Hoa ra thành nhiều đợt và liên tục trong năm, hoa nở vào cuối thu đến xuân.

+ Quả: Khi còn non là màu xanh, chín thì màu cam dần chuyển sang màu tím và được bao bọc bởi một lớp màng mỏng giống như chiếc lồng đèn. Là dạng quả đặc, khi chín ăn được, nhưng nếu quả xanh thì sẽ gây độc cho động vật và trẻ em.

Xem thêm < MAP 12 - 61 Siêu lân tan trong nước >

3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa lồng đèn

- Là cây dễ tính, phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Hiện nay được lựa chọn trồng hầu hết tất cả các vùng trên toàn đất nước Việt Nam.

- Đất: Là loài cây không kén đất. Tuy nhiên cây sinh trưởng phát triển tốt nên chọn đất trồng thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa … đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm thoát nước tốt.

- Nước: Cây hoa lồng đèn sinh trưởng mạnh, nhanh, hoa nở liên tục và kéo dài. Nên cây có nhu cầu nước nhiều nhưng cây sợ úng. Để cây sinh trưởng phát triển mạnh cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, để giữ ẩm liên tục đảm bảo ẩm độ từ 70 – 75%.

Hoa lồng đèn kép

- Ánh sáng: Là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoa lồng đèn. Đa phần các giống hoa lồng đèn đều là cây dài ngày. Một số ít là cây có quang tính trung lập. Khi cây đủ hai lá là cây cảm ứng tượng hoa. Số ngày dài cần thiết để tượng hoa thay đổi tùy từng giống, từ 5 – 25 ngày. Hoa phát triển từ các mầm ngang mới mọc, ngày dài liên tục ở điều kiện ngày ngắn rất cần thiết để cây trổ hoa. Mầm ngọn luôn tăng trưởng ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào. Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tính quang của cây hoa lồng đèn. Nếu cường độ ánh sáng thấp hơn 5.000 lux, cây sẽ có quang tính trung lập. Muốn có cảm quan tối hảo vào ngày dài thì cần cường độ ánh sáng trên 9.600 lux.

- Nhiệt độ: Thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là 20 – 26oC. Dưới 15oC hay trên 30oC là cây sinh trưởng kém.

- Dinh dưỡng: Cần nhiều dinh dưỡng, nhu cầu cây cần lượng đạm và kali từ 250 – 300 ppm cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Hoa lồng đèn xanh

4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hoa lồng đèn

- Hoa lồng đèn là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh và nhanh.

- Cây dễ tính, có phổ sinh trưởng phát triển rộng, tính kháng sâu bệnh khá, nên có thể trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Nhưng cây phát triển tốt nhất ở những vùng có khí hậu mát mẻ.

- Mầm ngọn luôn tăng trưởng ở bất kỳ điều kiện nào trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Cây ra hoa và nở tập trung liên tục từ cuối thu và đầu xuân.

Cây hoa lồng đèn bon sai

5. Giá trị sử dụng của cây hoa lồng đèn

- Cây hoa lồng đèn có hình dáng hoa đặc biệt, lạ mắt. Hoa lại nở rất sai hoa, nở tập trung nhìn rất đẹp và cuốn hút. Chính vì vậy, hoa được yêu thích để dùng trong việc trang trí nội, ngoại thất. Cây có thể trồng viền, trồng chậu treo ngoài ban công, hiên nhà …

- Dùng làm nguyên liệu cho mỹ nghệ hoa khô: Vỏ khô của cây lồng đèn là nguyên liệu tuyệt với cho những bình hoa cắm vào mùa thu và đồ trang trí. Cắt cành loại bỏ lá, để lại vỏ quả lồng đèn nguyên trên cành. Để thân cây thẳng đứng ở nơi thoáng mát và khô ráo. Sau khi khô, vỏ quả sẽ giữ nguyên màu sắc và hình dạng trong nhiều năm. Nếu cắt dọc quả, những cánh đài của hoa sẽ cuộn tròn thành hình dạng thú vị khi khô.

Hoa lồng đèn tím hồng

- Bên cạnh công dụng trang trí, tạo cảnh quan, làm đẹp, cây hoa lồng đèn còn có khả năng hút khí độc giúp cho môi trường không khí sạch, trong lành.

- Công dụng ít ai biết là toàn bộ phận của cây hoa lồng đèn đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, quả có màu cam, quả đặc và chín ăn được. Nhưng điều cần lưu ý nếu quả con xanh và lá cây sẽ gây độc cho vật và trẻ em.

- Lá non nấu chín có thể ăn được như rau xanh. Quả chín ăn được nhưng quả xanh và hoa có độc tố không nên ăn. Tuy nhiên người Trung Quốc lại ứng dụng chữa bệnh trong y học bào chế các dạng thuốc chống viêm, lông đờm, ức chế họ, sốt và điều trị sốt rét.

- Hạt cây hoa lồng đèn được sử dụng chữa nhiều bệnh như tiểu đường, thủy đậu … Tuy nhiên hạt giống hoa lồng đèn được nhiều người tìm mua. Nhưng hiếm và nếu có thì tỷ lệ nảy mầm kém.

Xem thêm < Cycocel CCC - Ức chế sinh trưởng về chiều cao cây >

6. Ý nghĩa của cây hoa lồng đèn

- Với màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp cuốn hút, lại thường nở vào đúng dịp cận Tết Nguyên Đán nên rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Hoa mang ý nghĩa của sự bình an, may mắn và thịnh vượng. Nhiều gia đình Việt đã lựa chọn hoa lồng đèn để chưng bày tết nhằm cầu mong một năm mới viên mãn, nhiều điều mới và thuận lợi trên đường công danh của các thành viên.

- Trên thế giới các loài hoa, hoa lồng đèn là biểu tượng của tình yêu nồng nhiệt, yêu chân thành. Được ví như bông hồng xứ Castle, phu nhân sành điệu, áo dạ hội, hoa bông tai công nương… Các cái tên này giải thích tại sao hoa lồng đèn thể hiện cho khiếu thẩm mỹ.

- Loài hoa tượng trưng cho ánh sáng, niềm tin và hi vọng. Khi hoa lồng đèn thắp sáng không gian đêm tối thì chúng mở ra cho con người một góc nhìn mới, tư duy mới về cuộc đời. Chúng là minh chứng cho cuộc sống luôn có một lối thoát chờ sẵn mà chúng chính là những người dẫn đường sáng suốt.

Hoa lồng đèn trồng chậu trang trí không gian xanh

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
DMCA.com Protection Status