Kỹ thuật trồng hoa thược dược trong chậu đẹp
Hoa thược dược
Trong những năm gần đây, trào lưu chơi hoa thược dược trong chậu được ưa chuộng. Đặc biệt vào dịp lễ tết, trồng hoa thược dược trong chậu mang lại giá trị kinh tế cao cho các nhà vườn. Vậy để có được những chậu hoa thược dược ưng ý cần trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật như sau;
1. Cách lựa chọn giống hoa thược dược phù hợp trồng trong chậu
Các giống hoa thược dược hiện nay được phân thành 3 nhóm dược vào chiều cao của cây.
- Nhóm cây cao phù hợp với cắt cành, cây cao trên 80 cm.
- Nhóm cây cao trung bình phù hợp với cắt cành, trồng chậu, cây cao trừ 40 – 80 cm.
- Nhóm cây lùn phù hợp nhất với trồng trong chậu, cây thấp hơn 40 cm.
Giống hoa thược dược lùn
Vậy để trồng hoa thược dược trong chậu đẹp thì phù hợp nhất ta nên chọn giống thược dược lùn.
2. Thời vụ trồng hoa thược dược phù hợp
Hoa thược dược là loài hoa ưa khí hậu mát mẻ. Nên để hoa to, đẹp, máu sắc rực rỡ thì cần trồng vào các thời điểm có nhiệt độ từ 20 – 28oC.
- Đối với Miền Bắc thì nên trồng vào tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
- Đối với vùng có nhiệt độ mát mẻ như Sapa, Mộc Châu, Đà Lạt… có thể trồng quanh năm.
3. Cách chọn chậu trồng hoa thược dược
Hoa thược dược trồng chậu trang trí
Tùy vào nhu cầu, mục đích, sở thích mà có thể chọn các loại chậu có kích cơ, chất lượng chậu khác nhau. Tuy nhiên để có được chậu thược dược đẹp, hoa to nên chọn các chậu có kích thược lớn, bề sâu chậu trên 25 cm thì hoa sẽ phát triển tốt hơn, cho hoa đẹp hơn.
4. Kỹ thuật phối chộn giá thể trồng hoa thược dược trong chậu
- Hoa thược dược là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nên giá thể trồng cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt.
- Giá thế trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp để trồng hoa thược dược như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, …
- Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than ( mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phổi trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/1 lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/ 1 lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 lít dung dịch/ 1 m3 giá thể).
Giá thể trồng hoa
5. Kỹ thuật trồng hoa thược dược trong chậu
- Chuẩn bị cây giống:
Giống hoa thược dược có thể gieo từ hạt giống, cây nuôi cấy mô hoặc cây giâm cành. Cây giống cần đạt các chỉ tiêu như chiều cao cây con từ 4 – 7 cm, có số là thật từ 4 – 7 lá.
- Kỹ thuật trồng hoa thược dược trong chậu:
Cho giá thể đã được xử lý nấm bệnh cao chậu sao cho giá thể cách miêng chậu từ 7 – 10 cm. Trước khi trồng cây con vào chậu cần tưới ẩm cho giá thể. Thời điểm trồng nên trồng vào buổi chiều. Trông cây vào chậu sau đó cho thêm 1 lớp đất mỏng phủ gốc cây từ 1 – 2 cm. Dùng vòi hoa sen tưới nhẹ tránh chòi rễ cây, tưới đảm bảo độ ẩm trong chậu 90%. Sau khi trồng xong xếp chậu vào chỗ mát với mật độ xếp chậu là 20 x 20 cm ( tương đương 7 – 9 chậu /m2).
Xem thêm < Bột hữu cơ - Organic - Power 85% > |
6. Kỹ thuật chăm sóc hoa thược dược trong chậu sau khi trồng
6.1 Làm gian che cho cây hoa mới trồng:
Giai đoạn đầu cần tiến hành làm gian che bằng lưới đen cho cây sao cho độ che phủ ánh sáng 50%. Sau trồng từ 10 – 15 ngày, cây bén rễ hồi xanh bắt đầu sinh trưởng mạnh thì có thể giảm độ che phủ, chỉ che vào thời điểm buổi trưa khi mặt trời chiếu nắng gắt. Sau 20 – 25 ngày sau trồn cho thể gỡ bỏ hoàn toàn giàn che ra để cây hoa phát triển.
6.2 Kỹ thuật tưới nước:
Hoa thược dược trồng bồn trang trí vườn
Cần kiểm tra độ ẩm trong chậu thường xuyên. Trong chậu cần độ ẩm từ 60 – 70 %, nếu thấy thiếu hụt cần bổ sung nước cho cây. Nếu thấy úng cần tháo nước cho cây. Trung bình ngày tưới 2 lần, tưới vào sáng sớm và chiều mát để tránh cây bị cháy nắng, tưới lượng nước vừa phải cẩn thận không làm cây bị úng.
6.3 Kỹ thuật bấm ngọt tạo tán cho cây hoa thược dược trong chậu:
Sau khi hoa trồng trong chậu bén rễ bắt đầu phát triển mạnh ( tương được sau trồng 10 – 15 ngày) tiến hành bấm ngọt lần 1, cách bấm ngọn cách gốc từ 7 – 8 cm (tương đương để lại từ 3 – 4 cặp lá thật). Sau 15 – 20 ngày tiếp tục bấm ngọn lần 2. Bấm ngọn lần 2 để từ 2 – 3 cặp lá ở trên mỗi nhánh. Tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch mà có thể tiến hành bấp ngọn lần thứ 3 hoặc không. Thời gian từ khi bấm ngọn đến thời điểm hoa nở khoảng 50 – 55 ngày.
6.4 Kỹ thuật bón phân chăm sóc hoa thược dược trong chậu
Hoa thược dược đỏ
Sử dụng các loại phân tổng hợp NPK có hàm lượng cao, bổ sung thể phân vi sinh. Tiến hành hoa nước tưới vào gốc cây. Có thể kết hợp với một số dòng phân bón qua lá để giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh.
6.5 Phòng trừ sâu bệnh hại hoa thược dược
- Do cây phát triển mạnh, lá mỏng, thân non nên dễ bị hại bởi một số loại sâu hại như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu khoang và một số bệnh hại như bệnh thối thân, bệnh phấn trắng…
- Cần thường xuyên theo dõi cây hoa đê phát hiện sớm sâu bệnh hại, ưu tiên các biện pháp sinh học như bẫy bả chua ngọt, biện pháp thủ công… Tuy nhiên nếu sâu bệnh hại vượt ngưỡng gây hại kinh tế thì cần sử dụng một số loại tuốc hóa học trừ sâu, trừ bệnh như Score 250 EC, Topsi M 70 WP, Ascend 20SP, …
7. Thu hoạch hoa thược dược:
Hoa thược dược Mix
- Sau trồng 85 – 90 ngày cây có 1 – 2 nụ hoa hé màu sẽ thu hoạch.
- Tùy thuộc vào mục đích để ban công, bàn làm việc, … có thể phối hợp trồng với một số loại cây hoa khác để tạo chậu hoa tổ hợp trồng cảnh theo mỗi không gian thiết kế khác nhau.
-
Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa thược dược
Hoa thược dược có màu sắc đẹp, mọc ở đỉnh cành và nách lá, cuống hoa dài. Hoa thược dược đẹp nhưng rất tiếc là không có hương thơm, kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản,...
- Cách trồng ớt chỉ thiên Hàn Quốc đạt năng suất cao
- Thời điểm vàng để giâm cành
- Những bệnh hại trên cây keo giai đoạn vườn ươm và biện pháp phòng trừ
- Cách trồng rau đắng bằng cành xanh mơn mởn, năng suất cao
- Phương pháp chăm sóc bưởi để hạn chế khô đầu múi trong mùa nắng
- Kỹ thuật trồng hành tăm cho năng suất cao