Lùn xoắn lá

Cây trồng bị hại: Cây lúa
Tên khoa học: Rice ragged stunt virus (RRSV)

Bệnh lúa lùn xoăn lá (Ragged stunt virus - RRSV) Reoviridae, bệnh phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có miền Nam Trung Bộ, Viêt Nam (Hà Vinh Trung và ctv). Virus dạng cầu, đường kính 65nm, thường gây bệnh trên các nhóm giống lúa Oryza latifolis, O. navara và O. Sativa - tạo hiện tượng xoăn ngọn lá lúa, biến vàng, và cây lúa bị tàn lụi. Virus truyền bằng bọ rày nâu Nilaparvata lugen, họ Delphacidae. Vius truyền bệnh theo kiểu bền vững. 

1. Triệu chứng gây hại của bệnh lùn xoắn lá

Cây lúa bị bệnh lúa lùn xoắn lá

- Cây lúa bị bệnh lùn xoắn lá sinh trưởng cằn cọc, cây thấp lùn, thân lúa lùn cứng hơn bình thường, chiều cao cây, chiều dài lá, rễ, cổ áo đều bị giảm sút, co ngắn lại khoảng 40 - 60% so cây khoẻ. Số dảnh/khóm tuy có nhiều song hầu hết không có bông hoặc trỗ bông muộn, trỗ bông không thoát. Lúa trỗ muộn, bông lúa ngắn, ít hạt, lép lửng, hạt có nhiều đốm nâu, dẫn đến thất thu hoặc giảm năng suất nghiêm trọng.

- Ở thể nhẹ lá cứng, dày và có màu xanh đậm, gân lá bị phồng, mép lá có răng cưa. Đốt thân ngắn lại, thường đâm chồi và rễ bên trong bẹ lá, thân dày cứng. Ở các đốt trên, rễ mọc ngược bên trên ở bên trong bẹ lá. Chồi phụ mọc từ các đốt trên bị cong xoắn ở trong bẹ lúa.

- Ở thể nặng lá lúa ngắn, xoắn như mũi khoan, trên lá bệnh có nhiều vết đốm nâu. Lúa hoàn toàn không trỗ được.

2. Tác nhân gây hại bệnh lùn xoắn lá lúa

- Bệnh do virus Rice ragged stunt virus (RRSV) gây ra. Môi giới truyền bệnh là rầy nâu (Nilaparvata lugens), một cá thể rầy nâu mang virus gây bệnh chích hút trên cây lúa một vài giờ là khiến cho cây lúa bị bệnh.

- Do đó, thường hay thấy ở thời gian nào, ở một nơi nào có nhiều rầy nâu gây hại thì ở nơi đó xuất hiện bệnh lúa lùn xoắn lá.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh và lây lan bệnh lùn xoắn lá

- Cỏ lồng vực (Echinochloa Crus-galli) và cỏ đuôi phượng (Leptochloa chinensis) là 2 loại ký chủ trung gian quan trọng của bệnh. Do đó trừ các loài cỏ này cũng góp phần hạn chế nguồn bệnh lùn xoắn lá trên đồng ruộng.

- Những kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận vi rút lùn xoắn lá lúa không truyền lan qua hạt giống, đất, tiếp xúc cơ giới dịch cây, và không truyền bệnh qua trứng rầy nâu.

4. Biện pháp phòng trừ bệnh lùn xoắn lá

- Biện pháp canh tác, kỹ thuật phòng trừ bệnh lùn xoắn lá:

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư và ký chủ trung gian của bệnh.

+ Cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh

+ Sử dụng giống lúa kháng bệnh, giống lúa cứng cây có khả năng chống chụi bệnh.

+ Chăm sóc hợp lý tạo điều kiện cho cây lúa khoẻ tăng cường khả năng chống chụi bệnh.

- Biện pháp hóa học phòng trừ bệnh lùn xoắn lá

+ Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, phát hiện các loại rầy là môi giới truyền bệnh, phòng trừ sớm, kịp thời bằng các loại thuốc Bassa 50EC, Trebon 20ND, Admire 50EC, Actara 25 WG...

+ Sử dụng thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng để hạn chế tối đa mật độ rầy nâu và rầy nâu mang mầm bệnh.

Nguyên tắc 4 đúng:

+ Đúng thuốc ( thuốc trừ rầy)

+ Đúng liều lượng

+ Đúng lúc (rầy cám ở tuổi 2-3, rầy trưởng thành chiếm đa số)

+ Đúng cách ( phun vào gốc lúa nơI rầy đang cư trú)

Để có biện pháp phòng trừ bệnh vàng lùn xoăn lá hiệu quả bạn có thể tham khảo bài biết này: Biện pháp phòng trừ bệnh vàng xoăn đầu lá lúa.

Xem thêm Phòng trừ bệnh vàng lùn xoắn lá cho cây lúa Phòng khoa giáo, đài PT-TH Bình Dương

Nguồn: Tổng hợp
DMCA.com Protection Status