Bệnh loét, đốm lá, vi khuẩn

Tên khoa học: Xanthomonas campestris

Đối tượng cây trồng bị hại: Các loại cây có múi như cam,quýt, chanh, bưởi..

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh loét vi khuẩn Xanthomonas campestris

Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm nhỏ màu vàng trong, sau đó đậm dần rồi hoá nâu, gồ ghề trên bề mặt. Xung quanh vết bệnh có 1 quầng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá. Kích thước của vết bệnh thay đổi tùy theo mức độ mẫn cảm của giống. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao. Tốc độ lây lan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới.

Khả năng gây hại của bệnh loét vi khuẩn Xanthomonas campestris

Bệnh loét, đốm lá Xanthomonas campestris

Triệu chứng loét vi khuẩn trên lá, trái, cành cây có múi.

Đây là một loại bệnh cũng khá phổ biến và nghiêm trọng cho cây có múi ở mọi giai đoạn. Bệnh thường xuất hiện trên lá làm rụng lá. Đôi khi bệnh xuất hiện trên thân non làm khô cành và chết ngọn.

Biện pháp quản lý bệnh loét vi khuẩn Xanthomonas campestris

- Cắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh.

- Ngăn chặn nguồn xâm nhiễm qua vật liệu vô bầu, công nhân, dụng cụ, nguồn nước.

- Phân lô các giống riêng biệt theo khả năng kháng bệnh của từng giống (nếu có thể).

- Xử lý đất và vật liệu trồng trước khi gieo.

- Đối với hạt, mắt ghép có thể xử lý bằng dung dịch 350ml nước Javel/3 lít nước sạch trong 20 phút hoặc xử lý bằng nước nóng ở 52oC trong 20 phút. Phun định kỳ bằng các loại thuốc gốc đồng khi cây ra đọt non.

Nguồn: syngenta.com.vn
DMCA.com Protection Status