Cây chanh
Sâu bệnh hại Cây chanh1. Cây chanh ta
1.1. Mô tả sơ bộ cây chanh ta
Chanh ta là loài cây bụi, cao khoảng 5 mét (16 feet) với nhiều gai. Những giống chanh lùn thì phổ biến hơn đối với những nhà vườn; nó có thể được trồng trong nhà kính vì không chịu được thời tiết giá rét. Thân cây hiếm khi mọc thẳng mà tỏa nhiều nhánh từ nơi gần gốc.
Lá hình trứng, dài 2,5 - 9 cm (1-3,5 inch), nhìn giống lá cam (cái tên khoa học aurantifolia nhằm ám chỉ lá của cây này giống lá cam - C. aurantium).
Lá chanh ta
Hoa chanh có đường kính 2,5 cm (1 inch), màu trắng ngả sang màu vàng, có gân màu tím nhạt. Cây đơm hoa kết trái quanh năm nhưng ra quả nhiều nhất từ tháng Năm tới tháng Chín.
Hoa chanh ta
Trái chín sau từ 5 tới 6 tháng khi hoa nở. Quả chanh ta có hình cầu, đường kính từ 2,5 cm - 5 cm (1 - 2 inch), khi chín có màu vàng rực rất đẹp (nhưng thường được khai thác khi quả còn xanh). Quả chanh ta có kích thước nhỏ hơn, nhiều hạt hơn, hàm lượng axít cao hơn, mùi vị nồng hơn và vỏ mỏng hơn so với loại chanh không hạt (Citrus x latifolia).
Quả chanh ta
Chanh ta được ưa chuộng vì mùi vị đặc trưng của nó so với các loại chanh khác - cụ thể là vị chua và đắng nồng hơn - và thường được dùng làm mứt cao cấp.
1.2. Lịch sử, nguồn gốc cây chanh ta
Một số tên khác của chanh ta được dịch từ tiếng Anh là Chanh Mêhicô, Chanh lá vàng, Chanh Tây Ấn, Chanh Bartender, Chanh Oman, Chanh Tahiti hay Chanh đảo (lấy tên từ Chuỗi đảo Florida).
Chanh ta có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó lan truyền qua Trung Đông, tới Bắc Phi rồi tới Sicilia, Andalusia, rồi theo chân những người Tây Ban Nha khám phá Tân thế giới đến khu vực Tây Ấn Độ, bao gồm cả chuỗi đảo Florida. Từ vùng biển Caribê, giống chanh này lan tới các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Bắc Mỹ, bao gồm México, Florida và sau đó là California.
Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ được ký kết, nhiều giống chanh ta ở thị trường Hoa Kỳ đã được trồng tại Trung Mỹ và México. Chúng cũng được trồng tại Texas và California.
1.3. Các giống chanh phổ biến ở Việt Nam
-
Chanh giấy
- Tên thường gọi: Chanh giấy
- Tên khoa học: : Citrus aurantifolia
- Tên tiếng anh :“giấy” lime
Cây có nhiều gai, tán hình oval, cành phân bố đều, lá dầy đặc, được ưa chuộng vì vỏ mỏng (1 - 1,2 mm), nhiều nước, múi xanh nhạt, có vị thơm, quả hình cầu, đường kính từ 3,5 - 4,0 cm, quả nặng bình quân 40 gram, có khoảng 4 - 6 hạt. Chanh giấy được trồng thuần hay trồng xen với mít, cam, bưởi…
Hoa thuộc loại hoa đủ, mọc thành chùm.
Vỏ quả có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu vàng xanh khi chín, con tép màu xanh bóng, nước quả khá, mùi vị thơm, chua và có nhiều hạt.
Chanh giấy được trồng nhiều vùng đất phù sa ngọt ven sông.
Chanh giấy
-
Chanh tàu (Chanh núm)
-Tên thường gọi: Chanh Tàu bông tím hay chanh Núm
-Tên tiếng Anh: Citrus limonia
-Tên tiếng Anh: “Tàu” lemon
Cây ít gai, tán dầy đặc, trái hình cầu, to, vỏ màu xanh đậm và hơi sần hơn chanh chùm, con tép màu vàng nhạt, trái to, nhiều nước.
Quả tròn, đầu quả có núm ngắn. Kích thước từ 4,0 - 4,8 cm, quả nặng từ 45
- 50 gram. Vỏ dày hơn chanh giấy từ 1,5 - 1,8mm. Múi màu xanh vàng, nhiều nước, khoảng 5 - 7 hạt.
Được ghi nhận có 2 giống chanh tàu bông tím đậm và chanh tàu bông tím lợt
Chanh núm
Hoa chanh tàu
-
Chanh không hạt (nhập từ Mỹ).
- Tên thường gọi: Chanh không hạt
- Tên Khoa học: Citrus latifolia
- Tên tiếng Anh: “Seedless” lime Đây là giống nhập nội
+ Quả xanh bóng, vỏ trái mỏng, không hạt, rất thơm, nhiều nước, kích thước trái đồng đều. Khi cây đã trưởng thành, gai sẽ bị thoái hoá nên dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.
+ Trọng lượng trái trung bình 70 - 100 gram, 10 - 15 quả/kg.
+ Thu hoạch sau 1 năm trồng, có thể thu hoạch trái vụ.
+ Khai thác kinh doanh trên 10 năm.
+ Lá lớn, gai nhỏ, tược dài, cho trái chùm năng suất cao.
+ Thích hợp với khoảng cách từ 3,5-4m/cây.
+ Năng suất đạt khá cao, năm thứ 4 là 50- 60 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt có thể đạt trên 90 tấn/ha.
Chanh không hạt
-
Chanh thơm Indo
Là giống chanh được nhập nội từ Indonexia. Quả tròn đẹp, vỏ xanh đậm, vị chua, nhiều nước, rất thơm. Trọng lượng quả trung bình 10 - 20 gram, 50 -100 quả/kg. Thu hoạch sau trồng 12 tháng. Khai thác kinh doanh 10 năm.
Chanh thơm Indo
2. Cây chanh tây
2.1. Mô tả sơ bộ về cây chanh tây
Chanh tây hay chanh vàng, là tên gọi thông thường của loài có danh pháp hai phần Citrus limon. Loài này được (Carl von Linné) Nicolaas Laurens Burman cùng các cộng sự miêu tả khoa học đầu tiên năm 1768.
Đây là loài cây thường xanh bản địa của châu Á, và là loại quả màu vàng có hình bầu dục. Nước ép, múi và vỏ, đặc biệt là mùi thơm của nó được dùng làm thực phẩm. Nước chanh chiếm khoảng 5% đến 6% axít citric, làm cho chanh có vị chua. Vị chua đặc trưng của chanh làm nó là một thành phần quan trọng trong thực phẩm.
Về mặt thực vật học, đây là loài lai giữa C. medica và C. aurantium. Mặc dù các tác giả khác cho rằng chanh tây là kết quả lai giữa Citrus medica và Citrus aurantifolia.
2.2. Lịch sử nguồn gốc cây chanh tây
Nguồn gốc cây chanh vẫn là điều bí ẩn, mặc dù cây chanh phát triển đầu tiên ở nam Ấn Độ, bắc Myanma, và Trung Quốc. Một nghiên cứu nguồn gốc gen của chanh tây cho thấy rằng nó là loài lai giữa Citrus × aurantium và Citrus limonimedica.
Chanh tây du nhập vào châu Âu ở gần miền Nam Ý vào khoảng thế kỷ một trong thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên, nó không được trồng rộng rãi. Sau đó, nó được du nhập vào Ba Tư và tiếp sau là Iraq và Ai Cập khoảng năm 700. Loài chanh này được ghi nhận trong văn liệu đầu tiên vào thế kỷ 10 trong một bài luận về nông nghiệp, và được dùng làm cây cảnh trong các khu vườn hồi giáo. Nó được phân phối rộng rãi khắp thế giới Ả Rập và vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1000 và 1150.
Việc trồng trọt ổn định ở châu Âu đã bắt đầu ở Genoa vào giữ thế kỷ 15. Sau đó, nó được du nhập vào châu Mỹ vào năm 1493 khi Christopher Columbus mang hạt chanh đến Hispaniola trên chuyến hành trình của ông. Người Tây Ban Nha chinh phục Tân Thế giới đã giúp phát tán hạt chanh. Nó được sử dụng chủ yếu để làm cây cảnh và cho y học. Trong thế kỷ 18 và 19, chanh được trồng tăng mạnh ở Florida và California.
3. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của chanh
Giá trị dinh dưỡng trong mỗi 100g nước chanh: Năng lượng: 126 kJ (30 kcal): Cacbohydrat: 11g, Đường: 1.7g, Chất xơ thực phẩm: 3g, Chất béo: 0.2g, Chất đạm: 0.7g, Vitamin C: 29mg (35%)...
Trong đó có rất nhiều chất có tác dụng rất tốt cho cơ thể như vitamin C, calcium, sắt, magie, kali, chất xơ,… Thậm chí chanh chứa lượng kali dồi dào hơn táo hay nho rất nhiều, giảm cân hiệu quả, giảm viêm loét, tăng cường năng lượng cơ thể, giảm lượng cafein, chống virus hiệu quả (tăng sức đề kháng của cơ thể)...
Uống bao nhiêu nước chanh là đủ?
+ Đối với người dưới 56kg, vắt nửa trái chanh pha với 1 ly nước.
+ Đối với người trên 56kg, vắt cả trái chanh pha với 1 ly nước.
Có thể pha loãng hơn tùy vào khẩu vị của mình. Điều quan trọng là duy trì thói quen uống chanh đều đặn sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Admin tổng hợp từ Wikipedia, Giáo trình nghề trồng cây có múi - Bộ NN&PT NT, suckhoedoisong.vn
- Kỹ thuật trồng cây Chanh móng tay
- Xử lý ép chanh không hạt ra hoa
- Biện pháp khắc phục hiện tượng đậu hoa, quả thấp, rụng trái non, trái nhỏ, xấu mã trên cây ăn quả
- Biện pháp khắc phục hiện tượng đậu hoa, quả thấp, rụng trái non, trái nhỏ, xấu mã trên cây ăn quả
- Biện pháp quản lý bệnh xì mủ thân trên cây ăn quả giúp cây đạt năng suất tốt nhất
- Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây chanh không hạt giúp cây đạt năng suất cao