Kỹ thuật trồng cây Ngưu bàng thu lợi ích kép

Cây Ngưu bàng là loại cây trồng mới du nhập vào nước ta khoảng năm năm trở lại đây. Hiện nay cây Ngưu bàng được trồng với hình thức người dân hợp tác cùng với doanh nghiệp. Mỗi 1 ha trồng cây Ngưu bàng giúp người dân thu nhập cao hơn 3 – 4 lần trồng các cây thông thường khác cùng thời điểm. Là cây trồng mới đầu ra rất lớn nhưng sản phẩm từ cây Ngưu bàng còn kén chọn nguồn tiêu thụ. Do vậy nông dân còn nhiều phân vân khi canh tác loại cây trồng này. Tuy nhiên về giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng từ cây Ngưu bàng rất cao. Cũng có nhiều hộ dân đang tiên phong trồng loài cây này. Để hỗ trợ các hộ dân có thêm thông tin về cây Ngưu bàng, cẩm nang cây trồng thực hiên bài viết các điều cần biết về cây Ngưu bàng.

Kỹ thuật canh tác cây Ngưu bàng thu lợi nhuận khủng.

1. Những điều cần biết về cây Ngưu bàng

- Cây Ngưu bàng có tên khoa học là Arctium lappa Linn, thuộc họ cúc (Asterraceae). Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc di thực sang Việt Nam, mọc hoang dại ở một vài tỉnh phía Bắc như Lào Cai, … Hiện nay giống cây Ngưu bàng được đưa về trồng có nguồn gốc chủ yếu từ Nhật Bản.

- Đặc điểm thực vật học của cây Ngưu bàng: Cây có chiều cao từ 1,2 – 1,6 m. Phần thân lá phân thành nhiều cành. Lá mọc thành hoa thị ở gốc so le nhau. Lá to rộng, hình tim, đường kích từ 40 – 50 cm, cuống lá dài, phần phía dưới lá cho nhiều lông tơ trắng. Hoa hình cầu, mọc đầu cành, đường kính từ 2 – 4 cm, cành hoa hơi tím. Quả nhỏ màu xám nâu hơi cong. Trên quả có gai sắc. Phần rễ dạng cọc, có khả năng phát triển sâu xuống đất từ 60 – 120 cm.

Xem thêm: 4 - CPA - Na 98% Tăng tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất cây trồng.

- Khả năng sinh trưởng phát triển của cây Ngưu bàng: Thời gian sinh trưởng của cây là 2 năm. Có khả năng phát triển tốt nhất trên chân đất cát pha, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Ở nước ta chân đất tốt nhất trồng Ngưu bàng cho năng suất cao là đất phù sa bãi bồi hàng năm ven các sông lớn. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 25 – 32oC. Cây chủ yếu thu hoạch củ nên độ ẩm tốt nhất cho cây từ 65- 75%, cây không có khả năng chịu úng. Hoa nở rộ vào tháng 6 – 7, thu quả vào tháng 8 – 9.

Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân năm thứ 2, sau trồng 18 tháng.

- Thành phần hóa học: Trong quả cho chứa 15 – 20% chất béo; chất glucozit và ancaloit. Củ có chứa tới 57% inulin, 5 – 6% glucoza, 0,4% chất béo, chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kali. Trong lá có men oxydara rất mạnh.

Mô hình trồng cây Ngưu bàng tại tỉnh Hải Dương.

2. Kỹ thuật canh tác cây Ngưu bàng

2.1 Chọn vùng, chọn đất trồng cây Ngưu bàng

- Cây Ngưu bàng là cây trồng chủ yếu lấy củ. Nên chọn vùng trồng, chọn đất trồng là điều kiện tiên quyết tạo nền móng cho năng suất của cây.

- Chọn vùng trồng có nhiệt độ trung bình ở mức thích hợp cho cây sinh trưởng từ 25 – 32oC. Hiện nay các vùng trồng cây Ngưu bàng chủ yếu là các vùng bãi bồi đất hàng năm ở các con sông lớn như một số xã ở tỉnh Hải Dương (xã Thái Tân – huyện Nam Sách).

Công dụng trị bệnh từ cây Ngưu bàng.

Xem thêm: Cách trồng cây huyết đằng làm thuốc.

2.2 Kỹ thuật làm đất, cách xử lý hạt giống cây Ngưu bàng

- Đất trồng Ngưu bàng cần được làm kỹ đảm bảo độ nhuyễn, tơi xốp, thoát nước tốt khi bị ngập, không bị vón bị gặp mưa to, …

- Việc làm đất được tiến hành trước trồng từ 15 – 20 ngày. Khi làm đất tiến hành bón lót vôi khử trùng đất và bón lót trước khi trồng.

- Sau khi làm đất tiến hành lên luống cao từ 40 – 50 cm, độ rộng luống từ 1 – 1,2 m.  Tiến hành che phủ nilong đen để hạn chế thoát hơi nước trên mặt luống, hạn chế cỏ dại phát triển cạnh tranh dinh dưỡng. Đục lỗ mặt luống nilong theo đúng kích cơ lỗ đường kính 8 – 10 cm, khoảng cách lỗ theo mật độ trồng đã định sẵn.

- Cây Ngưu bàng được nhân giống từ hạt. Hạt trước khi ngâm ủ được phơi qua nắng nhẹ để kích thích nảy mầm tốt. Ngâm hạt trong nước ấm 54oC từ 2 giờ. Sau đó để ráo đem ủ cùng thóc giống để tạo nhiệt độ ấm cho hạt nảy mầm khỏe. Khi hạt nứt nanh thì có thể đem gieo trực tiếp xuống hốc đã đục sẵn. Khi gieo sâu từ 2 – 3 cm, phủ lớp đất ẩm lên hạt để trách chồi hạt.

Vị thuốc từ cây Ngưu bàng có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

2.3 Thời vụ trồng, mật độ trồng

- Cây Ngưu bàng trồng ở miền Bắc tốt nhất trồng từ tháng 9 – 12 âm lịch hàng năm, miền Nam trồng khi gần hết mùa mưa từ tháng 8 – 11 dương lịch. Thời điểm này không khí có độ ẩm đảm bảo cho cây Ngưu bàng phát triển tốt, ít bị ngập úng.

- Mật độ trồng tùy vào mức độ thâm canh của từng vùng trồng. Thông thường trồng với mật độ 6 – 10 cây/ m 2, cây cách cây 10 – 15 cm, hàng cách hàng 50 – 70 cm.

Một số bài thuốc từ cây Ngưu bàng.

2.4 Kỹ thuật bón phân cho cây Ngưu bàng

- Trồng cây Ngưu bàng tập trung vào thời kỳ đầu phát triển của cây. Chủ yếu bón lót và bón thúc giai đoạn sau trồng từ 50 – 60 ngày. Giai đoạn sau cây phát triển khép hàng thì ít bón và chăm sóc cây.

- Bón lót trước trồng kết hợp với giai đoạn làm đất. Bón lót lượng tính 1 ha: 500 – 700 kg + phân hữu cơ 1 – 1,5 tấn + Super lân 200 – 250 kg + đạm 100 – 120 kg + kali 80 – 140 kg.

- Bón thúc lần 1 sau trồng 25 – 30 ngày bằng cách tưới nhữ phân đạm cho cây sinh trưởng phát triển mạnh ngay giai đoạn đầu. Lượng phân từ 40 – 60 kg/ ha.

- Thúc lần 2 sau trồng từ 70 – 80 ngày sau trồng. Lượng bón tính trên 1 ha từ 50 – 70 kg đạm + 40 – 60 kg kali.

Xem thêm: Dịch rong biển phân bón thần kỳ cho cây trồng năng suất vượt trội.

2.5 Cách chăm sóc cây Ngưu bàng trên ruộng sản xuất

- Trồng Ngưu bàng chỉ tập chung chăm sóc giai đoạn từ trồng đến khi cây phát triển khép hàng.

- Giai đoạn sau gieo tiến hành tưới ngày 1 – 2 lần tùy vào độ ẩm đồng ruộng. Giai đoạn này cầm duy trì độ ẩm từ 70 – 75%. Khi cây mọc lá thật có thể tưới ngày 1 lần, độ ẩm giai đoạn này đạt từ 60 – 65% là tốt nhất cho cây sinh trưởng phát triển, tạo năng suất cao.

- Sâu bệnh hại: Giai đoạn sau gieo, cây mọc từ 2 – 3 lá thật chủ yếu bị một số loại sâu hại như sâu ăn tạp, dế mèn, … cắn ngang cây. Vì vậy cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để kiểm soát số lượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Nếu mật độ cao cần tiến hành xử lý bằng phương pháp hóa học hoặc tiến hành tập trung bắt thủ công. Hiện nay trên cây Ngưu bàng phương pháp bắt thủ công không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được khuyến khích và rất hiệu quả.

Lợi nhuận khủng từ cây Ngưu bàng trên đất bãi ven sông.

Xem thêm: Cách trồng cây lan kim tuyến vừa làm cảnh vừa làm thuốc.

2.6 Thời điểm thu hoạch cây Ngưu bàng

- Cây Ngưu bàng thu hoạch chủ yếu lấy củ. Thời điểm thu hoạch tốt nhất, đảm bảo chất lượng củ tốt nhất khi sau trồng từ 18 tháng, tức vào mùa xuân năm của năm tiếp theo sau khi trồng.

- Phương pháp thu hoạch củ hiện nay đang áp dụng đó là sử dụng máy xúc để hỗ trợ thu hoạch do củ Ngưu bàng phát triển sâu, có củ đạt chiều sau từ 1 – 1,2 m.

Khời nghiệp trồng cây Ngưu bàng trên đất Hải Dương.

- Năng suất cây Ngưu bàng thực tế hiện nay đạt từ 18 – 22 tấn/ha.

- Sau khi thu hoạch tiến hành sơ chế bảo quản để đảm bảo chất lượng củ. Có thể rửa sạch đóng gói bảo quản trong kho mát 15 – 20oC. Hoặc thái lát mỏng phơi xấy khô.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status