Cách trồng cây huyết đằng làm thuốc
Cây huyết đằng hay còn có tên là cây cỏ máu được nhiều người dân biết đến bởi công dụng làm thuốc tuyệt vời của loài cây này. Nhiều năm người dân thường khai thác cây huyết đằng trong rừng để bán ra thị trường. Sản phẩm khô của cây huyết đằng tuy có giá trị không cao, nhưng đầu ra không hạn chế. Vì vậy nhiều người dân đã quan tâm đến việc nhân giống và trồng cây huyết đằng. Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ các thông tin chi tiết về cây huyết đằng cụ thể như sau:
Cây huyết đằng là cây bổ máu
1. Những điều cần biết về cây huyết đằng
- Cây hoa huyết đằng có tên khoa học là Sargentodoxa, thuộc họ Sargeniodxceae. Tên tiếng việt là đại huyết đằng, huyết đằng hay cây cỏ máu, …Ở nước ta chủ yếu phân bố nhiều ở các vùng miền núi như Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa, Lai Châu, … Một vài năm trở lại đây lượng cây còn lại trong tự nhiên rất ít và đang đưa vào loài cây trong danh sách bị tuyệt chủng.
- Là cây dạng cây leo, thân có thể phát triển dài đến 10 m, lá mọc so le nhau, lá kép gồm có 3 lá chét, cuống lá dài từ 4,5 – 10 cm, lá chét ở giữa có cuống ngắn, lá hai bên hầu như không cuống. Chiều dài lá từ 7 – 10 cm, chiều rộng từ 4 – 7 cm. Là loại cây có hoa đơn tính, mọc thành chùm ở các kẽ lá, cụm hoa dài đến 14 cm mọc thẳng xuống. Quả mọng hình trứng, có kích thước từ 8 – 10 mm, khi chín quả có màu lam đen.
- Cây có khả năng sinh trưởng phát triển thân lá mạnh. Cây thích ứng với ánh sáng tán xạ, chủ yếu trồng dưới bóng cây khác. Cây ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trử từ 20 – 28oC.
Xem thêm < Cycocel CCC Ức chế sinh trưởng cây trồng theo ý muốn > |
2. Công dụng của cây huyết đăng
- Chủ yếu sử dụng làm cây dược liệu. Toàn bộ phận của cây huyết đằng đều được dùng làm thuốc. Công tác sơ chế sử dụng khá đơn giản: Sau khi thu hái thì cắt bỏ cành để riêng lẻ rồi tiến hành hong khô vài ngày cho nhựa khô. Tiếp đó cắt khúc phơi khô có thể dùng được.
- Theo y học cổ truyền, cây huyết đằng có công dụng như bổ máu, người ốm yếu, suy nhược cơ thể, phụ nữ kinh nguyệt không đều, người già bị phong thấp, đau nhức và người khí huyến hư hàn.
Cây huyết đằng mọc hoang dại trong rừng thứ sinh
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam cho dược tính cao
3. Cách nhân giống cây huyết đằng
- Cách chọn hom giống: Chọn cành bánh tẻ, khỏe mạnh, không sâu bệnh hại.
- Chuẩn bị vườm ươm: Bố trí thiết kế vườn ươm ở nơi đất cao, gần đường giao thông, có hệ thống tưới tiêu nước chủ động. Đất có độ Ph 5 – 7, tầng canh tác dày. Có thiết kế mái che đảm bảo khung có thể che mưa, nắng. Tiến hành làm đất, kên luống cao 20 – 25 cm, luống cách luống 30 – 45 cm.
- Giá thể đống bầu ươm: Có thể tự phổi chột với tỷ lệ như 80% đất + 10% phân chuồng hoai mục + 5% cát và 5% NPK. Trộn đều ủ từ 20 – 25 ngày, trước khi vào bầu cần cơi đống ủ, phơi từ 5 – 7 ngày rồi mới vào bầu để ươm hom.
Cây huyết đằng là thuốc quý cho phụ nữ sau sinh
Xem thêm: Trồng cây hoa phù dung sớm nở tối tàn vừa làm cảnh vừa làm thuốc
- Cách xử lý hom: Sau khi cắt cành hom cần để vào nơi râm mát, nên cắt cành hom vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Tiến hành cắt hết lá rồi dùng dao sắc bén cắt nghiêng 45o, hom chiều dài từ 15 – 20 cm. Lưu ý vết chặt ngọt không dập nát..
- Cách giâm hom, cắt vào bầu đất: Pha thuốc kích thích ra rễ theo nồng đồ khuyến cáo rồi ngâm hom từ 5 – 10 phút theo hướng dẫn. Tiếp sau cắm vào bầu, xếp trên mặt luống.
- Sau cắm hom kín trên mặt luống tiến hành phun thuốc chống nấm bệnh. Rồi che phủ bằng lưới đen hạn chế ánh sáng tới hom ươm. Lưu ý che luống không bị mưa. Phun thuốc nấm định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.
- Sau giâm khoảng 20 – 25 ngày cần kiểm tra cây mọc chồi và rễ phát triển, sau đó tiến hành đảo bầu. Chăm sóc tiếp 20 – 25 ngày khi cây phát triển tốt, khỏe, không sâu bệnh thì có thể đưa đi trồng.
Xem thêm < KNO3 Làm tăng năng suất và cải thiện chất lượng nông sản > |
4. Một số lưu ý khi trồng cây huyết đằng
- Nhiêu nơi miền núi người dân đã tự trồng rải rác nhằm thử nghiệm trồng cây huyết đằng. Chưa có kỹ thuật chính thức trồng và chăm sóc cây huyết đằng. Tuy nhiên, dựa trên một số kinh nghiệm trồng của người làm thuốc thì khi tiến hành trồng cây huyết đằng cần lưu ý các chi tiết như sau:
+ Cây huyết đằng được lấy giống từ cây trong tự nhiên, vì vậy khi trồng cần tạo điều kiện thích ứng với nhu cầu của cây để cây thuận lợi phát triển. Nên chọn trồng dưới tán cây rừng như cây keo, … để cây huyết đằng phát triển leo lên cây rừng để sống.
Phục hồi giống cây huyết đằng trong tự nhiên
+ Trồng cây huyết đằng có thời gian từ trồng đến thu hoạch kéo dài từ 7 – 10 năm. Vì vậy hầu như người trồng kết hợp trồng dưới tán cây rừng và để cây tự phát triển tự nhiên, không chăm sóc tác động khác.
+ Nên chọn các tán rừng có thảm mục dày từ 3 – 5 cm trở lên là tốt nhất. Như vây sau trồng, có thể giữ ẩm và làm phân mục cho cây sử dụng trong giai đoạn 1 – 2 năm đầu.
+ Cây huyết đằng sau trồng từ 1 – 2 năm đầu cây sinh trưởng phát triển chậm, từ năm thứ 3 trở đi cây phát triển nhanh, khỏe. Hầu như không có sâu bệnh gây hại.
Công dụng tuyệt vời từ cây huyết đằng
-
Cách trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam cho dược tính cao
Cây giảo cổ lam được mạnh danh là cây trường sinh, một loại dược liệu quý. Cây có chứa nhiều hợp chất, thành phần có công dụng bổ trợ rất tốt cho những người bị bệnh huyết áp, bệnh máu nhiễm mỡ, bệnh đường huyết hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.
-
Trồng cây hoa phù dung sớm nở tối tàn vừa làm cảnh vừa làm thuốc
Hoa phù dung sớm nở tối tàn. Là loài hoa có vẻ đẹp cuốn hút và nhiều công dụng nên được nhiều người biết đến. Đặc biệt hiện nay cây hoa phù dung được trồng làm cảnh, làm cây bon sai và làm cây thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
-
Cách trồng cây lan kim tuyến vừa làm cảnh vừa làm thuốc
Cây lan kim tuyến được liệt kê vào danh sách tuyệt chủng, bởi đặc tính khó trồng và chăm sóc. Là loại cây dược liệu quý hiếm, có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô