Cách trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam cho dược tính cao
Cây giảo cổ lam được mạnh danh là cây trường sinh, một loại dược liệu quý. Cây có chứa nhiều hợp chất, thành phần có công dụng bổ trợ rất tốt cho những người bị bệnh huyết áp, bệnh máu nhiễm mỡ, bệnh đường huyết hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Vùng nguyên dược liệu giảo cổ lam
Ở nước ta, đã nghiên cứu và nhân giống, trồng các giống cây giảo cổ lam trên các vùng tập trung, ban đầu đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng nguồn nguyên dược liệu. Tuy nhiên làm thế nào để trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam đạt năng suất và chất lượng dược tính cao? Qua bài viết xin cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về cách trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam cho dược tính cao như sau:
1. Cây giảo cổ lam nên trồng ở vùng nào để có dược tính cao?
- Hiện nay, nhu cầu sử dụng cây giảo cổ lam nhiều nên thường được trồng tại vườn nhà. Có thể mua đúng giống thảo dược giảo cổ lam về trồng như các cây trồng khác. Trong quá trình trồng và chăm sóc có thể hái lá, ngọn cây nấu canh đắng ăn rất mát và có tác dụng loại bỏ độc tố trong cơ thể. Hoặc có thể dùng để làm trà giảo cổ lam uống thay nước lọc hằng ngày rất tốt cho sức khỏe.
Cây giảo cổ lam mọc tự nhiên
- Nhưng để cây giảo cổ lam có dược tính cao nhất, làm nguyên liệu bào chế thuốc nên chọn vùng trồng trên các vùng núi cao (vùng có độ cao trên dưới 700 – 3.000 m so với mặt nước biển), có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 15 – 25oC, độ ẩm không khí 70 – 90%, đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn giàu dinh dưỡng, đất giữ ẩm và thoát nước tốt.
2. Cách chọn giống để ươm trồng cây giảo cổ lam
- Hiện nay ở nước ta có 3 loại giống giảo cổ lam, đó là giảo cổ lam 3 lá, giảo cổ lam 5 lá, giảo cổ lam 7 lá… Các loại này đều chủ yếu thu hoạch trong tự nhiên để sử dụng làm dược liệu. Trong đó giống giảo cô lam 5 lá là loại quý hiếm, có chất lượng tốt và được sử dụng nhiều nhất.
Vườn ươm, trồng cây giảo cổ lam
- Cây giảo lam có thể nhân giống bằng cả hai phương pháp: Giâm hom và gieo bằng hạt. Nhưng chủ yếu là phương pháp giâm hom.
- Tiêu chuẩn cây giống: Hom giâm sau 15 – 20 ngày thì ra rễ. Sau 30 ngày kể từ khi giâm hom có thể xuất vườn ươm để trồng. Cây giống đạt tiêu chuẩn có mầm cao khoảng 10 – 15 cm, mập, không bị sâu bệnh, bộ rễ khỏe mạnh.
Cây giống giảo cổ lam đạt tiêu chuẩn xuất vườn ươm
3. Thời vụ và mật độ trồng cây giảo cổ lam
- Trồng cây giảo cổ lam thích hợp nhất vào mùa nào trong năm? Trong năm có thể trồng cây giảo cổ lam vào 2 đợt như sau: Đợt 1 giâm hom vào tháng 2, 3 sẽ trồng vào tháng 3, 4; Đợt 2 giâm hom vào tháng 9, 10 sẽ trồng vào tháng 10, 11.
- Mật độ trồng tùy vào độ màu mỡ của đất trồng cây giảo cổ lam. Đối với đất xấu nên trồng với mật độ 500.000 cây/ha trồng khoảng cách 20 x 10 cm. Đất tốt trồng mật độ 250.000 cây/ha trồng khoảng cách 20 x 20 cm.
Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% > |
4. Cách làm đất trồng cây giảo cổ lam
- Đất trồng cây giảo cổ lam cần đảm bảo độ ẩm, chất đất tốt, có thể trồng dưới tán cây. Đất được làm kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.
- Đất làm xong tiến hành lên luống cao 15 – 20 cm, mặt luống rộng 80 – 100 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm, chiều dài luống tùy vào quỹ đất trồng.
Cây giảo cổ lam trồng tại Hòa Bình
5. Cách trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam
5.1 Kỹ thuật trồng cây giảo cổ lam:
- Khi cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn ươm, đánh trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Nhẹ nhàng xé bỏ vỏ bầu, đặt cây sao cho rễ thẳng đứng trong lòng hốc, tránh cong rễ lên phía trên, lấp đất kín cổ rễ sâu 2 cm. Ấn chặt đất quanh gốc. Cần tưới nước ngay sau khi trồng.
- Sau 1 tháng kiểm tra và trồng dặm những cây chết hoặc thay thế các cây có nguy cơ chết, sức sống kém.
Vùng nguyên dược liệu giảo cổ lam tại Quảng Ninh
5.2 Kỹ thuật bón phân cho cây giảo cổ lam
- Lượng phân bón tính cho 1 ha/năm: 10 - 15 tấn phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục, phân vi sinh) + 400 kg phân Ure + 500 kg Supe lân + 200 kg Kali.
- Phương pháp bón phân cho cây giảo cổ lam: Bón lót (khi tiến hành làm đất) toàn bộ lượng phân hữu cơ và phân lân; Bón thúc lượng phân còn lại chia đều làm 6 lần bón thúc/năm: Lần 1 sau trồng 20 ngày, lần 2 sau trồng 40 ngày, lần 3 sau trồng 60 ngày, lần 4 sau trồng 80 ngày (sau thu lần 1), lần 5 sau trồng 140 ngày (sau thu lần 2), lần 6 sau trồng 200 ngày (sau thu lần 3).
- Lưu ý các lần bón cần đảm bảo thời gian cách ly (thời gian bón phân cách thời điểm thu hoạch ít nhất từ 20 – 30 ngày), tránh nguy cơ tồn dư đạm trong dược liệu. Các năm tiếp theo bón 4 – 5 lần; Lần 1 bón đầu vụ Xuân, các lần tiếp theo bón sau các đợt thu hoạch.
Cây giảo cổ lam 5 lá dược tính cao
5.3 Cách chăm sóc cây giảo cổ lam
- Thường xuyên làm cỏ, tưới nước đủ ẩm và tránh không để cây bị ngập úng khi có mưa. Điều chỉnh giàn che 30 – 40% ánh sáng.
- Chăm sóc lần 1 (sau trồng 25 – 30 ngày) xới đất, làm cỏ, làm giàn cho cây leo bám bằng tre hoặc cành cây. Chăm sóc lần 2 (sau trồng 80 – 90 ngày) xới đất, vun gốc, làm sạch cỏ, gia cố lại giàn leo để cho cây leo lên giàn theo luống định sẵn.
Xem thêm < MAP 12 - 61 Siêu lân tan trong nước > |
5.4 Phòng trừ sâu bệnh hại cây giảo cổ lam
- Cây giảo cổ lam chủ yếu là sâu ban miêu thân đen, đầu đỏ gây hại trong điều kiện thời tiết nắng nóng, từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7 hàng năm. Sâu ăn lá và phá hại rất nhanh. Cần tiến hành kiểm tra định kỳ thường xuyên, có thể bắt sâu bằng phương pháp thủ công khi mật độ sâu phá hại còn thấp.
Cây giảo cổ lam
- Khi sâu gây hại phát triển với mật độ cao có thể dùng một số hoạt chất ít độc hại như: Dịch chiết từ lá khổ sâm Matrine (ví dụ: Sokupi 0,36 hoặc 0,5 AS; Wotac 5EC, 10EC, 16EC); Azadirachtin (từ cây Neem, là một loài xoan ở Ấn Độ), Rotenone (từ cây thuốc cá). Lưu ý phun trừ kịp thời khi sâu non mới nở, còn nhỏ tuổi 1-2. Thời điểm sâu ban miêu gây hại nặng thường trùng vào thời điểm thu hoạch cây giảo cổ lam. Vì vậy, nếu thấy mật độ sâu tăng nhanh thì tốt nhất là nên tiến hành thu hoạch dược liệu.
- Cây giảo cổ lam ít bị bệnh gây hại, chưa phát hiện bệnh nào gây hại đáng kể.
6. Cách thu hoạch, chế biến và bảo quản cây giảo cổ lam
- Cây giảo cổ lam thuộc dạng cây dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch 2 – 3 năm, sau khi trồng 5 – 6 tháng bắt đầu thu hoạch dây để sơ chế. Thời gian thu hoạch lần 2 sau 8 tháng đến 1 năm tuổi. Bộ phận sử dụng là toàn bộ phần lá, thân trên mặt đất khi thu hoạch tiến hành cắt theo đám để trẻ hóa cây và để lại phần gốc khoảng 40 cm.
Cây giảo cổ lam được chế biến thành dạng trà
- Sau khi thu hoạch và làm sạch cần đưa vào sơ chế để chế biến ngay. Tùy theo chất lượng và yêu cầu của từng sản phẩm khác nhau mà kỹ thuật chế biến khác nhau. Có thể để vào bóng râm, nơi khô ráo; cắt đoạn 2 – 3 cm, phơi khô trong nắng nhẹ, bảo quản trong bao kín, nơi khô ráo, thoáng mát hoặc có thể phơi sao khô, chờ tiêu thụ.
-
Nhân giống cây giảo cổ lam (P1)
Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, nguyên liệu để tiến hành trồng cây cũng như biết được cách phối trộn và xử lý các loại phân cần thiết cho cây sử dụng...
-
Bán hóa chất Cytokinin DA-6 98% (Tăng cường sức khỏe cây trồng)
Cytokinin DA6 là chất điều hòa sinh trưởng thực vật, tăng cường khả năng hấp thụ nước và phân bón, cải thiện khả năng chống lạnh và chống hạn của cây, giải độc cây trồng khi bị ngộ độc thuốc BVTV (trừ sâu, diệt cỏ)...
-
Thời vụ và cách chăm sóc giảo cổ lam sau khi trồng
Nắm được các kỹ thuật cơ bản về thời vụ, cách làm đất, bón phân và chăm sóc cây giảo cổ lam sau khi trồng để cây sớm thích nghi, bén rễ và phát triển nhanh nhất.
-
Cách thu hoạch, sơ chế và bảo quản Giảo cổ lam
Các yêu cầu về thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm giảo cổ lam đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động, chất lượng dược liệu và vệ sinh môi trường.
-
Bán CHITOSAN (NANOBIOTECH) 90SL - Vacxin thực vật
Là loại chế phẩm sinh học được xem như là một loại vacxin cho cây trồng, có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo đất...
-
Bán phân bón lá Siêu lân NPK 10-50-10+TE - Kích hoa, kích rễ, củ
Phân bón lá NPK 10-50-10 + TE là loại phân bón cao cấp chứa đầy đủ 3 yếu tố đa lượng N,P,K cho cây trồng, đồng thời với hàm lượng lân đến 50% ...