Thời vụ và cách chăm sóc giảo cổ lam sau khi trồng

1. Thời vụ trồng

1.1. Thời vụ trồng cây con

- Thời vụ giâm hom cho tỷ lệ ra rễ nhanh nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Sau 30 - 40 ngày giâm (tùy điều kiện chăm sóc), có thể đánh cây ra ruộng trồng.

- Mùa trồng thích hợp nhất là vụ xuân (tháng 3-4 âm lịch), cũng có thể trồng quanh năm, chỉ trừ những tháng rét nhiệt độ cao nhất trong ngày dưới 20oC thì không nên trồng.

2. Phương thức trồng

2.1. Trồng thuần loài theo hướng thâm canh

a. Điều kiện áp dụng

- Nơi có diện tích đất trống (đất đồi, đất ruộng) lớn

- Thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển, chăm sóc

- Có thể áp dụng các biện pháp cơ giới khi làm đất

b. Ưu điểm

- Chủ động trong việc chăm sóc

c. Nhược điểm

- Tốn công đầu tư, chăm sóc như làm giàn che bóng...

Chú ý: Ở những nơi có nhiều yếu tố cạnh tranh, độ ẩm cao có thể làm giàn cho giảo cổ lam leo

Giảo cô lam trồng thuần loài theo hướng thâm canh

Hình 1: Trồng giảo cô lam trồng thuần loài theo hướng thâm canh

Giảo cổ lam leo tren giàn

Hình 2: Giảo cổ lam leo lên giàn

2.2. Trồng xen dưới tán

a. Điều kiện áp dụng

- Trồng dưới tán rừng tự nhiên

- Trồng dưới tán rừng trồng

- Trồng dưới tán cây ăn quả trong vườn nhà

b. Ưu điểm

- Tận dụng điều kiện sẵn có trong rừng và vườn nhà

- Không tốn công đầu tư, chăm sóc

c. Nhược điểm

- Không trồng được dưới tán của những loài cây có chứa ta nin và chất có thể gây ức chế khác.

Trồng dưới tán rừng

Hình 3. Trồng dưới tán rừng

3. Thời gian đánh trồng và kỹ thuật đánh cây con ra trồng đại trà

- Thời gian đánh trồng: Sau hơn 30 ngày kể từ ngày giâm hom có thể đánh cây ra ruộng trồng.

- Kỹ thuật đánh trồng: Trước khi đánh cây cần tưới nước ẩm trước 10 - 12 tiếng (hoặc tưới ẩm để qua đêm) cho luống hom. Khi đánh cây dùng xẻng xắn sâu, tránh chạm vào rễ cây và không được làm đứt rễ.

4. Vận chuyển cây con

- Mầm giâm sau khi hình thành cây có thể đánh cây và vận chuyển đi trồng ở các điểm xa. Sau khi đánh ra, cây được xếp vào thùng, trên phủ lớp lá giữ ẩm (lá chuối tươi là tốt nhất) và tưới ẩm trước khi vận chuyển. Đến nơi tranh thủ trồng ngay xuống ruộng đã chuẩn bị sẵn trước lúc chiều tối, lúc này thời tiết đang dâm mát. Trồng xong tưới đủ ẩm để cây mau chóng hồi phục.

5. Mật độ trồng

- Có thể áp dụng nhiều công thức về mật độ khoảng cách khác nhau, nhưng tùy điều kiện đất đai tốt xấu, khí tượng thủy văn để quyết định mật độ khoảng cách trồng. Khoảng cách thường áp dụng để trồng thâm canh hiện nay là 20 x 20 cm, cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 20cm tương đương với mật độ 250.000 cây/ha.

6. Chuẩn bị đất trồng

6.1. Làm đất

- Làm đất: Đất trồng cây giảo cổ lam yêu cầu có đủ độ ẩm, chất đất tốt, có thể dưới tán cây, hoặc che phủ lưới đen nếu trồng đại trà trên ruộng. Làm đất kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.

Đất được phơi ải trước khi hoàn thiện luống trồng

Hình 4: Đất được phơi ải trước khi hoàn thiện luống trồng

- Lên luống: Luống cao khoảng 15 - 20 cm, rộng khoảng 80 - 100 cm, rãnh rộng khoảng 25 - 30 cm, thoát nước tốt.

6.2. Bón lót

- Lượng phân bón cho 1 ha:

+ Phân chuồng hoai mục: 15 - 20 tấn (Hoặc phân vi sinh tính theo tỷ lệ).

+ Phân vô cơ: 300 kg đạm urê  - 200 kg lân - 100 kg Kali clorua

- Kỹ thuật bón phân:

+ Bón lót 1/3 lượng phân chuồng và 1/3 lượng phân lân, 2/3 lượng phân chuồng và lân còn lại dùng để bón sau mỗi lần thu hoạch.

+ Lượng phân đạm và Kali, chia làm 3 phần, mỗi vụ bón 1/3.

7. Trồng cây

7.1. Trồng  từ hom rễ trần

- Nên trồng theo hàng ngang,

- Dùng cuốc rạch các rạch sâu 15-20 cm,

- Đặt hom so le với hàng trước

- Lấp đất sao cho phần thân bên trên tiếp xúc càng sát với mặt luống thì càng tốt tạo điều kiện cho các mấu này sớm ra rễ, cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.

7.2. Trồng cây có bầu

- Đánh rạch trên luống sâu 15-20cm

- Rạch vỏ bầu

- Đặt cây vào rạch

- Lấp đất

8. Cách chăm sóc cây giảo cổ lam

8.1. Làm giàn che nắng

- Tùy thuộc vào điều kiện của từng nơi có thể làm khung bằng các vật liệu như: tre,gỗ, bê tông, sắt hoặc kết hợp các vật liệu này, sao cho dàn che nắng phải có độ vững chắc, cao 2-2,5 m, phủ 1 lượt lưới đen bên trên.

Giàn che sử dụng tre và lưới đen

Hình 5: Giàn che sử dụng tre và lưới đen

 8.2. Tưới nước cho cây giảo cổ lam

- Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng, vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ ẩm trên đồng ruộng để có thể cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nguồn nước tưới cho cây phải là nước sạch. Nếu mưa to, phải nhanh chóng thoát nước cho cây, tránh ngập úng.

8.3. Làm cỏ, bón phân

- Thường xuyên làm cỏ, kết hợp với bón thúc phân đạm và Kali giúp cây sinh trưởng tốt.

Luoosng giảo cổ lam sau trồng 15 ngày

Hình 6: Luống giảo cổ lam sau trồng 15 ngày

Nguồn: Giáo trình Mô Đun trồng cây giảo cổ lam (Bộ NN&PTNT)
Bài liên quan
  • Xây dựng vườn ươm giảo cổ lam Xây dựng vườn ươm giảo cổ lam
    Nắm vững được các kỹ thuật cơ bản để xây dựng được vườn ươm hợp lý, ít chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả, chất lượng tốt nhất...
  • Nhân giống cây giảo cổ lam (P1) Nhân giống cây giảo cổ lam (P1)
    Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, nguyên liệu để tiến hành trồng cây cũng như biết được cách phối trộn và xử lý các loại phân cần thiết cho cây sử dụng...
  • Chọn hom giống và giâm hom cây giảo cổ lam Chọn hom giống và giâm hom cây giảo cổ lam
    Biết được cách chọn hom giống tốt, các bước và kỹ thuật trồng giảo cổ lam, dễ dàng và nhanh nhất, những yêu cầu của cây giống cần thiết...
DMCA.com Protection Status