Trồng cây sương sâm vừa làm thuốc vừa làm đồ giải khát mùa hè

Cây sương sâm là cây được mạnh danh cây giải khát ngày hè. Với đặc tính mát, thanh nhiệt cơ thể, lá sương sâm được nhiều người ưa chuộng sử dụng làm nước uống, thức ăn cho gia đình. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về loài cây nay, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết kỹ thuật trồng cây sương sâm cụ thể như sau:

Kỹ thuật trồng cây sương sâm đúng chuẩn.

1. Những điều cần quan tâm về cây sương sâm

- Cây sương sâm có tên kho học là Tliacora triandra. Là một loại thực vật có nguồn gốc từ Đông Nam Á và mọc nhiều ở nước ta và một số nước lân cận. Chúng thường mọc dại trong rung, trên núi đá với với độ cao hơn 200 m so với mực nước biển.

Trồng cây sương sâm vừa làm thuốc vừa giải khát mùa hè.

2. Đặc điểm thực vật học của cây sương sâm

- Cây sương sâm có hai loại: sương sâm lá trơn và sương sâm long. Là loại cây có thân dây leo, lá có hình quả tim, có phiến xoan, màu xanh lục. Sương sâm long thì có nhiều long tơ nhỏ, sương sâm trơn là loại lá nhẵn không có long tơ.

- Hoa có màu trắng nhỏ, mọc thành từng chum. Trái, hạt tròn to bằng hạt đậu, khi chin có màu đỏ, tím hoặc vàng. Sương sâm có rễ là rễ cọc cắm sâu vào trong đất.

- Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh.

Xem thêm: Cycocel CCC Tạo sự đồng đều cho quần thể cây trồng.

3. Giá trị sử dụng của cây sương sâm

- Cây sương sâm có giá trị to lớn trong đông y. Được sử dụng như một vị thuốc quý. Trong đời sống hằng ngày cây sương sâm được nhiều người dùng làm đồ uống giải khát những ngày nắng nóng.

- Một số công dụng làm thuốc từ cây sương sâm: Là loại cây thuốc có tính hàn, có vị thanh mát nên nhiều người ưa chuộng sử dụng làm thực phẩm. Sương sâm có tác dụng làm mát, thanh nhiệt, giải độc gan. Bên cạnh đó cây còn được sử dụng làm thuốc hạ sốt tự nhiên, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, …

Tác dụng tuyệt vời từ lá sương sân?

4. Cách trồng và chăm sóc cây sương sâm đơn giản

4.1 Chuẩn bị đất trồng và cây giống sương sâm

- Đất trồng cây sương sâm cần đảm bảo độ tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, sạch bệnh. Có thể tự phối trộn giá thể theo công thức bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Bật bí cách trồng cây sương sâm đơn giản tại nhà.

- Giống cây sương sâm nên chọn mua tại đơn vị cung ứng giống uy tín chất lượng, đảm bảo tỷ lệ sống của cây sau trồng. Chọn cây giống có chất lượng cao, bộ rễ và mầm nan, lá chồi phát triển, không sâu bệnh. Hoặc có thể nhân giống bằng cách gieo bằng hạt hoặc giâm tác từ dây cây mẹ.

Xem thêm: 4-CPA-Na 98% Hạn chế rụng quả non tăng năng suất cây trồng.

4.2 Cách trồng và chăm sóc cây sương sâm

- Cây sương sâm có thể trồng trực tiếp xuống đất hoặc trồng trong chậu. Nếu trồng trực tiếp xuống đất thì tùy vào chất đất để quyết định đến mật độ trồng cho phù hợp. Thông thường trồng với khoảng cách cây cách cây 20 – 30 cm, hàng cách hàng 1 – 1,2 m. Trồng trong chậu 1 – 2 cây/chậu, khoảng cách 10 – 15 cm.

- Thời kỳ mới trồng cần tiến hành che mái để hạn chế tác động của thời tiết nắng nóng hay mưa gây chết cây con. Khi cây phát triển được 5 – 6 lá thật bắt đầu vắt ngọn lên giàn leo thì dần tháo giàn che.

Làm giàu từ trồng cây sương sâm.

- Giai đoạn cây vắt ngọn lên giàn leo cần tiến hành bấm ngọn chính để tạo ra 2 – 3 dây leo chính vắt ngọn lên giàn sẽ làm tăng năng suất cho cây.

- Tiến hành làm giàn leo cho cây khi cây có chiều cao từ 50 – 70 cm, khoảng sau trồng từ 20 – 30 ngày, tùy vào sự trưởng thành của cây giống. Giàn leo tùy thuộc vào từng điều kiện thực thế, mục đích để làm giàn leo cho phù hợp.

Giải khát mùa hè từ cây sương sâm.

- Bón phân cho cây sương sâm: Là cây trồng với mục đích lấy lá làm thực phẩm và thuốc nên hạn chế sử dụng phân hóa học. Nên sử dụng hoàn toàn bằng phân bón hữu cơ hoặc phân vi sinh. Tiến hành bón lót trước khi trồng bằng phân hữu cơ với lượng 1 – 1,5 kg + vôi bột. Sau mỗi giai đoạn thu hoạch cần tiến hành bón phân cho cây bằng các dòng phân thân thiện như đạm cá, đạm đậu nành, … bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh cho cây.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Trong suốt quá trình trồng cần kiểm tra thường xuyên mức độ gây hại của sâu bệnh để có biệp pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt lưu ý đến bệnh thối nhũn do dư thừa nước tưới.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status