Thu tiền tỷ từ trồng cây sâm bố chính

Cây sâm bố chính là dược liệu quý. Theo thời gian cây sâm bố chính có thời điểm không còn trong danh sách thực vật ở nước ta. Tuy nhiên những năm gần đây cây sâm bố chính đang được nghiên cứu và phục hồi. Diện tích trồng cây sâm bố chính đang ngày được mở rộng và được trồng hầu hết khắp nơi trong cả nước.

Nhiều hộ dân đã tự tìm hiểu trồng cây sâm bố chính và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tính trung bình 1 ha diện tích trồng cây sâm bố chính lợi nhuận thu được đạt trên 1 tỷ đồng. Cây sâm bố chính ngày càng có nhu cầu lớn trong thị trường dược liệu hiện nay.

Nhà nông làm giàu từ cây sâm bố chính.

Với ưu điểm mang lại giá trị kinh tế lớn cho các hộ dân canh tác. Cây sâm bố chính được nhiều nhà nông quan tâm. Để hỗ trợ bạn đọc trong kỹ thuật canh tác cây sâm bố chính, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết cung cấp các thông tin chính về cây trồng này cụ thể như sau:

1. Chọn vùng và đất trồng cây sâm bố chính

- Cây sâm bố chính là cây ưa khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Vì vậy có thể trồng ở tất cả các vùng trên cả nước. Tuy nhiên là cây cho thu hoạch củ, không có khả năng chịu hạn không chịu úng. Nên lưu ý không trồng cây sâm bố chính ở các vùng đất trũng, ngập nước. Nên chọn các vùng trồng có đất tơi xốp, nhiều mùn, thành phần cơ giới nhẹ, có tầng canh tác dày trên 40 cm.

Cây sâm bố chính thích hợp trên nhiều vùng khác nhau ở nươc ta.

- Chuẩn bị đất trồng cây sâm bố chính: Trước khi trồng đất cần cày bừa kỹ, thu dọn hết tàn dư thực vật vụ trước, sẻ rãnh, lên luống rộng từ 80 – 110 cm, chiều cao luống từ 25 – 30 cm, rãnh rộng 30 cm.

- Trong quá trình làm đất kết hợp bón lót với liều lượng tính cho 1 ha: 10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục + 2 – 3 tấn phân vi sinh + 100 – 150 kg phân lân + 200 – 300 kg vôi bột. Đất cần được chuẩn bị trước khi trồng tối thiểu 30 ngày.

Xem thêm: Kali Sunphats cung cấp kali và lưu huỳnh cho cây.

2. Trồng cây sâm bố chính vào thời điểm nào trong năm?

- Thời điểm gieo, ươm hạt thích hợp từ tháng 10 – 11dương lịch, để chuẩn bị cây con trồng vào tháng 1 – 2 năm sau.

- Đối với Miền Bắc nên trồng vào mùa xuân lúc thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, mưa xuân giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Các tỉnh thuộc Miền Nam đên trồng vào đầu mùa mưa để giảm tác động mạnh từ ánh sáng mặt trời.

Cây sâm bố chính mang lại giá trị dược liệu cao.

Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam cho dược tính cao.

3. Kỹ thuật chọn giống cây sâm bố chính

- Chọn giống là khâu quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây thương phẩm.

- Hạt giống cần được tuyển chọn ở những vườn cây mẹ có nhiều ưu điểm vượt trội và được chăm sóc cắt tỉa với mục đích lấy quả làm giống.

- Quả làm giống tốt nhất được thu hái trên vườn cây mẹ được 2 năm tuổi. Sau khi thu quả lấy hạt làm giống, cần được phơi khô hạt và tiến hành gieo trồng ngay để tăng khả năng nảy mầm của hạt giống.

- Để tăng tỷ lệ nảy mầm, trước khi gieo cần xử lý hạt giống bằng cách ngâm nước ấm trong 10 tiếng, sau đó đem ủ nứt nanh rồi mới đem gieo.

- Trong quá trình ngâm ủ hạt giống cần loại bỏ nhưng hạt lép, thối hỏng trước hi đem ươm.

Kỹ thuật nhân giống cây sâm bố chính.

4. Kỹ thuật ươm bầu, nhân giống cây sâm bố chính

- Cây sâm bố chính có thể gieo trực tiếp sau khi ngâm ủ xử lý hạt giống. Tuy nhiên để đạt tỷ lệ sống cao nhất thì nên tiến hành ươm bầu tạo cây con là tốt nhất.

- Khâu chuẩn bị vật liệu: Hạt giống, đất gieo, bầu ươm có kích thước 7 x 12 cm, giá thể.

- Luống ươm giống cần được làm đất tơi xốp, sạch tàn dư cỏ dại. Luống có kích thước từ 80 – 100 cm, chiều cao luống 10 cm, chiều rộng rãnh 30 – 40 cm. Vườn ươm giống cần có mái che đảm bảo che nắng, che mưa trong suốt thời gian ươm cây giống.

Nhân giống cây sâm bố chính bằng hạt.

- Giá thể bầu ươm: Có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp để trồng cây sâm bố chính như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, … hoặc giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than ( mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phổi trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/1 lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/ 1 lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 lít dung dịch/ 1 m3 giá thể).

Sâm bố chính tiến vua - Niềm tự hào của người dân Quảng Bình.

* Kỹ thuật ươm bầu, ươm luống nhân giống cây sâm bố chính

- Tiến hành gieo hạt trên luống ươm: Cứ 10 m2 luống đất thì gieo 10 gram hạt. Cần rắc đều tay với số lượng vừa phải để cây con phân bố đều trên luống ươm. Hoặc gieo trực tiếp hạt vào bầu ươm. Gieo 1 – 2 hạt/ bầu ươm. Sau đó sếp bầu trên luống.

- Sau khi gieo hạt, cần tưới nước từ 1 – 2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm đất từ 70 – 75%.

- Một tuần hạt nảy mầm và cây con bắt đầu phát triển, cần tưới nước theo phương thức phun sương nhẹ để tránh cây con bị đổ.

-  Khi cây con đạt chiều cao tầm 10 cm hoặc được 30 ngày, thì tiến hành trồng cây sâm bố chính ra luống trồng.

Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm và giá trị của cây dược liệu.

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm bố chính

* Kỹ thuật trồng cây sâm bố chính

- Kích thước luống từ 80 – 110 cm thì tiến hành trồng 2 hàng theo hình nanh sấu. Khoảng cách cây cách cây 30 cm. Sau khi trồng dùng màng phủ nông nghiệp hoặc rơm rạ tủ quanh gốc, để giảm cỏ dại và mầm bệnh gây hại.

- Khi trồng cây con từ bầu ươm cần bóc nhẹ túi bầu, đặt cây chính giữa hố và lấp đất chặt ở gốc.

- Sau khi trồng cần dùng vòi phun sương tưới ngay để tránh rút nước, tạo độ ẩm để cây con nhanh bén rễ.

Trồng sâm bố chính niềm hy vọng của nhiều nhà nông.

* Kỹ thuật tưới nước

- Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vào giai đoạn cây mới trồng cần tiến hành cung cấp đủ độ ẩm cho cây đạt từ 75 – 80%. Giai đoạn cây phình củ cần đảm bảo độ ẩm 65 – 70%. Tùy vào thời tiết từng vụ để quyết định số lần tưới cho ruộng. Khuyến khích áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt dọc theo luống để cây hấp thụ nước tốt nhất, tránh lãng phí và hạn chế cây bị chết úng.

Canh tác cây sâm bố chính áp dụng hệ thống tưới nước tự động công nghệ cao.

* Chế độ bón phân cho cây sâm bố chính

- Mục đích trồng chủ yểu thu củ để làm dược liệu nên phân bón sử dụng là phân vi sinh và phân chuồng hoai mục.

- Lượng phân bón tính cho 1 ha: 10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục + 2 – 3 tấn phân vi sinh + 100 – 150 kg phân lân + 200 – 300 kg vôi bột + NPK (hàm lượng thấp như tỷ lệ 5:8:5; 3:6:9; …) 500 – 1000 kg.

Nhu cầu thị trường lớn đối với sản phẩm từ cây sâm bố chính.

- Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân vi sinh phân lân và bôi. Bón thúc chia làm 4 thời khi: Lần 1 bón 20% lượng phân NPK khi cây sau trồng 35 ngày; Lần 2 bón 40% lượng phân NPK giai đoạn cây giao tán khép luống; Lần 3 bón 40 % lượng phân NPK giai đoạn cây bắt đầu ổn định tán, củ bắt đầu phình; Lần 4 bón trước thu hoạch 30 – 35 ngày.

- Cách bón: Bón lót kết hợp với giai đoạn làm đất chuẩn bị đất trước khi trồng. Bón thúc tốt nhất là hòa tan phân bón tưới cho cây. Sau khi tưới phân cần tưới lại bằng nước để rửa sạch phân bón đọng trên lá cây.

Xem thêm: Auxin Alpha NAA tăng khả năng nẩy nầm của hạt giống, kích thích ra rễ cực mạnh.

* Kỹ thuật chăm sóc cây sâm bố chính

- Mục đích trồng cây sâm bố chính để thu củ làm dược liệu vì vây khi bắt đầu cây khép luống cần tiến hành cắt tỉa cành nhánh cho cây. Việc cắt tỉa được thực hiện sau khi trồng 50 – 60 ngày. Cứ 20 – 25 ngày tiến hành cắt tỉa 1 lần. Lượng cành cắt tỉa từ 20 – 30 % tổng số cành.

- Thường xuyên nhỏ cỏ dại. Sau mỗi đợt mưa to cần tháo nước ngay ở rãnh để tránh bị ngập úng rễ.

- Trong suốt quá trình chăm sóc, nếu thấy cây có biểu hiện còi cọc và chết thì bỏ mang tiêu hủy, chắm dặm cây mới để đảm bảo mật độ và năng suất.

Triển vọng đổi đời từ cây sâm bố chính.

6. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây sâm bố chính

- Cây sâm bố chính là cây có khả năng kháng sâu bệnh hại tốt. Đối tượng gây hại chủ yếu là rệp và một vài loài sâu ăn lá như sâu gai, sâu xanh gây hại.

- Biện pháp phòng trừ: Tăng tường vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa tạo độ thông thoáng cho ruộng. Thường xuyên kiểm tra mật độ gây hại của sâu bệnh hại để quyết định đến biện pháp phòng trừ. Phương châm đến ngưỡng mới sử dụng thuốc hóa học.

- Có thể sử dụng một số loại thuốc như Citrole 96,3EC, Goidra 250WG, … Phun ướt đều trên cây, nếu mật độ sâu hại cao tiến hành phun kép 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày để diệt lứa non mới nở.

Tác dụng của sâm bố chính đối với sức khỏe như thế nào?

7. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản cây sâm bố chính

- Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật cây sâm bố chính có thể cho thu hoạch sau 9 tháng. Thời gian để cây phát triển càng lâu thì chất lượng củ càng lớn. Tùy vào mục đích người trồng để quyết định thời điểm thu hoạch hợp lý. Trung bình với ruộng trồng 18 tháng tuổi cho thu hoạch từ 1,5 – 2 tấn củ/ ha.

Rộn ràng mùa thu hoạch cây sâm bố chính của người dân Quảng Bình.

- Thời điểm thu hoạch cây sâm bố chính trong năm là tháng 11 – 12 dương lịch. Thời điểm này cây bắt đầu vàng lụi. Chọn ngày nắng tiến hành thu hoạch để nâng cao giá trị thương phẩm.

- Khi thu hoạch loại bỏ phần lá, thân để lấy phần củ là sản phẩm chính. Đối với củ cần tiến hành rửa sạch loại bỏ tạp chất. Tùy vào nhu cầu của thị trường để quyết định các khâu sơ chế tiếp theo như sấy khô hoặc để tươi. Phần thân lá có thể lấy phần ngọn non để chế biến làm trà, phần thân lá già thì làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status