Sâu phao

Cây trồng bị hại: Cây lúa
Xem chủ đề liên quan: Sâu phao, Nymphula depunctalis, cây lúa
Tên khoa học: Nymphula depunctalis

Tên tiếng anh: Rice case bearer

Họ: Pyralidae

Bộ: Lepidoptera

Triệu chứng gây hại:

Sâu phao gây hại lúa ở giai đoạn ấu trùng, cắn lá cây lúa non thành từng đoạn, rồi cuộn lại sống trong ống lá rơi xuống mặt nước được gọi là sâu “phao”.

Đặc điểm hình thái:

- Ngài nhỏ, mỏng manh, màu trắng tuyết với những đốm vàng nâu nhạt ở cả 2 cánh.

- Trứng tròn, vàng nhạt, đẻ thành 1 – 2 hàng ở bẹ lá hoặc mặt dưới lá gần mặt nước.

- Sâu non xanh trong, đầu vàng nâu, có 5 tuổi, dài khoảng 20 mm khi đẫy sức.

- Nhộng làm tổ ở những ống lá màu nâu ở gần gốc lúa.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

* Vòng đời: 28-42 ngày

- Trứng: 3-5 ngày

- Sâu non: 20-30 ngày

- Nhộng: 5-7 ngày - Trưởng thành: 2-4 ngày

* Đặc điểm sinh học và gây hại:

Ngài hoạt động vào ban đêm, ưa mùi chua ngọt, thích ánh sáng nhưng yếu.

Sâu non tuổi 1 – 2 gặm bề mặt lá, rồi ăn khuyết từng miếng nhỏ, từ tuổi 3 trở đi có thể cắn đứt hẳn lá, dảnh mạ, lúa. Sâu thường ăn vào ban đêm, đối với những ngày trời râm mát, mưa phùn sâu có thể phá cả ngày.

Sâu làm nhộng ở các khe nứt nẽ, vùng đất xung quanh gốc lúa.

Sâu thường phá thời kỳ mạ, lúa đẻ nhánh, sâu thường phá rất nhanh có thể cắn trụi ruộng này sang ruộng khác, những năm mưa nhiều ngập úng sâu thường phá mạnh.

Biện pháp phòng trừ:

Những cây lúa bị hại có thể hồi phục rất nhanh, tuy nhiên thời gian sinh trưởng kéo dài từ 7- 10 ngày. Biện pháp phòng trị như sau:

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Cho nước vào ngập ruộng dùng rỗ vớt hết các phao sâu.

+ Giữ nương mạ không bị ngập nước.

+ Thoát nước nhiều ngày có thể diệt được sâu phao nhưng cỏ dại mọc nhiều.

- Biện pháp hóa học: để phòng trừ khi mật độ cao.

+ Dùng các loại thuốc như Padan, Netoxin, Regent, các loại thuốc thuộc nhóm Pyrethroid …

Nguồn: Tổng hợp
DMCA.com Protection Status