Sâu đục quả, sâu đục trái

Cây trồng bị hại: Cây chôm chôm
Tên khoa học: Conopomorpha cramerella

Tên tiếng Anh: cacao moth; cocoa moth; javanese cocoa moth; rambutan borer; ram-ram borer

Tên tiếng Tây Ban Nha: polilla javanesa del cacao

Tên tiếng Pháp: teigne javanaise du cacaoyer

Triệu chứng, tập quán sinh sống và gây hại của sâu đục quả, đục trái Conopomorpha cramerella

+ Sâu đục trái chôm chôm: Thành trùng cái đẻ từng trứng trên cuống trái. Trên cây chôm chôm, loài này gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín. Trưởng thành đẻ trứng trên cuống trái, ấu trùng sau khi nở đục vào và ăn phần thịt trái hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, đôi khi đục cả vào hạt. Sâu non gây hại nặng nhất khi trái bắt đầu có cơm. Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô rỗng và rụng, trái lớn bị giảm phẩm chất.

Sâu đục trái chôm chôm Conopomorpha cramerella

Triệu chứng quả chôm chôm bị sâu đục

Trên ca cao: Ấu trùng ăn xung quanh hạt cacao và trên

+ Sâu đục trái ca cao: Sâu đục trái thường đục thành các đường hầm trên vỏ quả. Sâu non mới nở sống bằng dịch trong cơ thể hoặc ăn lớp bột ở trong vỏ quả cho đến khi phát triển đầy đủ. Đường đục của sâu non dài từ 4-5cm trên vỏ quả (thường đục thành các đường hầm vuông góc với chiều dài của quả và xuyên qua lớp vỏ thóc cho đến khi chạm tới lớp xơ cứng của vỏ, hoặc đục thành các đường hầm dọc theo chiều dài quả), sau khi đục sâu vào bên trong, sâu non ăn lớp chất nhầy trong thịt quả do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của quả và làm quả bị biến dạng. Vỏ quả bị sâu đục trái tấn công thường có màu sắc không đều, chín ép nên có chỗ vàng, chỗ xanh.

Sâu đục trái ca cao Conopomorpha cramerella

Sâu đục trái ca cao Conopomorpha cramerella

- Bên trong vỏ, các đường đục trở nên ngoằn nghèo. Phần lớn sâu non được phát hiện từ vỏ quả ca cao khi quả bước vào giai đoạn chín. Sâu non tuổi cuối thường có màu xanh lá cây, dài khoảng 12mm. Sâu non sau khi chui ra khỏi đường hầm thường để lại một lỗ nhỏ có đường kính khoảng 1mm.

- Nhộng hình thành ở bên ngoài lớp vỏ, ấu trùng đẫy sức bò đến một vị trí thích hợp để hóa nhộng. Nhộng thường xuất hiện ở các rãnh của vỏ quả hoặc trên các lá còn xanh hoặc lá đã khô và các tàn dư khác.

Hạt ca cao bị mốc, lên men khi bị sâu hại

Hạt ca cao bị mốc, lên men khi bị sâu hại

Đặc điểm sinh học, hình thái và sinh thái của sâu đục quả, đục trái Conopomorpha cramerella

* Vòng đời: 27 - 35 ngày

- Trứng: 4 - 6 ngày: Trứng hình bầu dục dẹp, kích thước khoảng 2 mm, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng. Trứng  đẻ đơn lẻ từng quả ở  bất cứ vị trí nào trên bề mặt vỏ quả, trứng mới đẻ màu vàng cam, hình bầu dục chiều dài không quá 0,5 cm. Khi sắp nở, trứng chuyển sang màu trắng đục, vỏ màu trắng  bên trong có màu đen.

- Sâu non: 14 - 16: Ấu trùng mới nở có màu trắng sữa (dài khoảng 1mm), đầu nâu, sau chuyển sang màu hồng nhạt, trên mỗi đốt phía lưng có 4 đốm nâu nhạt, trên mỗi đốt có lông cừng nhỏ, đẫy sức dài 22 mm. 

- Nhộng: 7-10 ngày: Nhộng màu nâu nhạt được bao bọc bởi một kén bằng tơ, sâu thường hoá nhộng ở kẻ trái hoặc nơi tiếp giáp giữa 2 trái.

- Trưởng thành: Trưởng thành là loài ngài nhỏ có chiều dài sải cánh 25 mm, toàn thân và cánh màu nâu nhạt, trên cánh có nhiều chấm đen, râu và chân rất dài, cánh trước có hình lá liễu thon dài có những vân trắng, cánh sau hình dùi, rìa cánh mang nhiều lông tơ.

+ Bướm hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, bám trên chum hoa hút mật và đẻ trứng trên trái non. Trưởng thành, giao phối, đẻ trứng vào ban đêm. Một trưởng thành cái có thể đẻ từ 50-100 trứng trong một vòng đời.

+ Ban ngày trưởng thành thường ở trên các nhánh của cây. Màu sắc của trưởng thành thường giống với vỏ thân cây nên rất khó phát hiện.

Sâu đục trái Conopomorpha cramerella

Sâu đục trái Conopomorpha cramerella

Biện pháp phòng trị sâu đục quả, đục trái Conopomorpha cramerella

- Biện pháp canh tác:

+ Cần thu hoạch trái triệt để để loại bỏ tất cả các tàn dư mà sâu đục trái đã tấn công ra khỏi khu vực canh tác ca cao từ đó phá vỡ chu kỳ gây hại của chúng.

+ Dùng túi nilon để bao trái hạn chế trưởng thành sâu đục trái đẻ trứng trên vỏ quả đồng thời bảo vệ trái khỏi sự tấn công của các loài sâu hại khác. Túi được cắt đáy để thông gió và sẽ được giữ trong suốt thời gian sinh trưởng của quả cho đến lúc thu hoạch.

+ Bón phân đầy đủ, cân đối để cây luôn khỏe mạnh, trái to và giúp vỏ trái cứng làm giới hạn sự xâm nhập của sâu.

- Thiên địch của sâu đục trái:

Trong tự nhiên trứng sâu đục trái Conomorpha cramerella bị ký sinh bỡi ong ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra.

Trong tự nhiên trứng sâu đục trái bị ký sinh bởi ong ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra.

Ong ký sinh họ Trichogrammatidae; Ong Trichogrammatidae ký sinh trên trứng sâu

Ong ký sinh họ Trichogrammatidae; Ong Trichogrammatidae ký sinh trên trứng sâu

- Biện pháp hóa học:

Có thể phun thuốc để Phòng trị bằng các loại thuốc như Fenbis 25EC 30-35cc/8lít, Sago super 10EC 25-30cc/8lít, Karate, Polytrin, Cymbush...

Nguồn: Admin tổng hợp
DMCA.com Protection Status