Quy trình kỹ thuật vườn nhân gỗ ghép cao su
1. Kỹ thuật lựa chọn cây giống để làm vườn nhân gỗ ghép cao su
- Vườn nhân gỗ ghép có thể được thiết lập bằng các loại giống như tum trần, bầu cắt ngọn, hoặc đặt hạt trồng thẳng ghép tại lô (350 – 400kg/ha).
2. Thời vụ làm vườn nhân giống gỗ ghép cao su
Thời vụ để làm vườn nhân tùy loại cây giống được sử dụng và vùng trồng:
- Đông Nam Bộ và Tây Nguyên:
+ Trồng tum trần 10 tháng tuổi: từ 1/6 – 15/7.
+ Trồng bầu cắt ngọn: 15/5 – 31/8.
+ Trồng hạt ghép tại lô: Làm đất trước 15/7, đặt hạt trước 30/8, ghép tháng 6 – 7 năm sau, cưa ngọn tháng 10.
- Miền Trung:
+ Trồng bằng tum trần, hoặc bầu cắt ngọn: Tháng 9 – 10.
+ Trồng hạt ghép tại lô: làm đất trước 31/8, đặt hạt trước tháng 9 – 10, ghép tháng 9 – 10 năm sau.
3. Chuẩn bị đất để làm vườn nhân giống gỗ ghép cao su
- Đất làm vườn ươm gần nguồn nước tưới, đất tốt bằng phẳng, đất có thành phần cơ giới nhẹ (thích hợp nhất là đất thịt pha cát).
- Không chọn đất dễ ngập úng, đất sỏi, sỏi cơm, đá ong.
- Vị trí vườn ươm thuận lợi cho việc chăm sóc và vận chuyển.
4. Thiết kế vườn nhân giống gỗ ghép cao su
- Thiết kế phải đạt yêu cầu chống xói mòn, chống úng vào mùa mưa, thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý.
- Vườn nhân được chia thành nhiều ô nhỏ. Kích thước ô có thể dài 50 – 100m, rộng 20 – 30cm. Các ô cách nhau bằng đường rộng 3m. Đường vận chuyển chính rộng 5m.
- Cây trồng theo hàng đơn, cây cách cây 0,4m, hàng cách hàng 1m.
- Mật độ thiết kế 25.000 gốc/ha đông đặc để có thể cung cấp:
+ Năm 1: 14.000 m gỗ xanh nâu.
+ Năm 2: 22.000 m gỗ xanh nâu.
+ Năm 3: 30.000 m gỗ xanh nâu.
Từ năm 4 trở đi: Bình quân 30.000 m gỗ trên năm.
- Thời gian khai thác vườn nhân gỗ ghép tối đa là 10 năm.
- Ở vùng có gió lớn cần phải làm hàng rào cây chắn gió cao trên 2m.
5. Làm đất
- Đào rãnh rộng 50cm, sâu 50cm.
- Bón lót phân chuồng hoai, 30 tấn/ha hoặc các loại phân hữu cơ có chất lượng tương đương và phân lân nung chảy (P2O5 15%) 1100 kg/ha. Rải phân theo rãnh, trộn đều phân và đất trong rãnh.
6. Chăm sóc vườn nhân gỗ ghép cao su
- Thường xuyên cắt bỏ chồi ngang và chồi sinh thực. Năm thứ 2 – 3 mỗi gốc chừa 2 chồi khỏe. Từ năm thứ 4 trở đi, chừa 3 – 4 chồi/ gốc. Tùy độ lớn của từng gốc.
- Vườn nhân phải được giữ sạch cỏ. Có thể diệt cỏ bằng thủ công hay là dùng hóa chất.
7. Bón phân cho vườn nhân gỗ ghép cao su
- Chia đều lượng phân trên để bón làm 3 lần. Bón khi đất đủ ẩm.
- Trong thời gian từ 1 – 1,5 tháng trước ngày cắt gỗ ghép không được bón phân cho cành nhân giống.
Loại phân thúc |
Năm 1 |
Từ năm 2 trở đi |
||
Kg/ha |
g/cây |
Kg/ha |
g/cây |
|
Ure |
500 |
20 |
750 |
30 |
Lân nung chảy |
687 |
27 |
2062 |
82,5 |
Kali Clorua |
287 |
11 |
287 |
11,5 |
Cộng (g/ bầu) |
1474 |
59 |
3099 |
124,0 |
- Bón bổ sung định kỳ 3 năm/ 1 lần phân hữu cơ vi sinh giữa rảnh với số lượng với số lượng 1500kg/ha.
8. Tưới nước cho vườn nhân gỗ ghép
- Trong năm đầu cần phải tưới nước ngay đầu mùa khô, để chồi phát triển. Nếu cần sử dụng gỗ để ghép rải vụ trong mùa khô thì cần phải tưới đủ ẩm để dễ bóc vỏ gỗ ghép. Lượng nước tưới 80m3/ha/lần tưới. Tưới 2 lần/tuần, và liên tục trong vòng 6 tuần.
9. Thanh lọc giống
- Cán bộ kỹ thuật chuyên trách giống kiểm tra vườn nhân ít nhất 2 lần/năm. Để cắt bỏ chồi sinh thực và chồi không đúng giống.
10. Tiêu chuẩn cành gỗ ghép
- Cành gỗ ghép phải có kích thước, và tuổi cành tương ứng với gốc ghép và tróc vỏ dễ dàng.
- Tùy theo giống số lượng mắt ghép khác nhau nhưng bình quân phải đạt 10 mắt hữu hiệu trên 1 m cành gỗ ghép dạng xanh hoặc xanh nâu.
11. Nâng tầng lá và cắt cành gỗ ghép
- Nâng tầng lá:
Trước khi cắt cành 25 – 30 ngày, dùng dao bén cắt lá chừa cuống còn 1 – 2cm. Cắt các tầng lá dưới thấp, chừa lại 1 tầng lá trên cùng ổn định hoặc chừa 2 tầng nếu tầng lá trên cùng chưa ổn định.
- Cắt cành gỗ ghép:
Chỉ cắt và sử dụng những cành gỗ ghép có ít nhất 2 tầng lá, và tầng lá trên cùng ổn định. Mặt cắt nghiêng 35 độ về phía gốc. Cắt vào lúc râm mát (trước 10h sáng và sau 3 h chiều). Tuyệt đối không để cành ngoài nắng.
+ Năm thứ nhất: cắt cành ghép cách chỗ phát chồi 15 – 20cm.
+ Năm thứ 2: Cắt cành ghép cách mặt đất khoảng 50cm.
+ Từ năm thứ 3 trở đi: cắt cành ghép cách chỗ phát chồi 10cm.
12. Bảo quản và vận chuyển cành gỗ ghép.
- Cành gỗ ghép sau khi cắt phải được bảo quản tốt. Thời gian từ khi cắt đến khi sử dụng không quá 5 ngày.
- Nếu sử dụng trong ngày, cành gỗ ghép được giữ ẩm trong bao bố thấm nước. Để nơi thoáng mát.
- Nếu phải vậy chuyển đi xa, cành gỗ ghép phải được nhúng sáp parafin ở hai đầu rồi xếp từng lớp, cho xen kẻ chất đệm là mùn cưa mịn đã được sử lý bằng cách tưới nước đủ ẩm trong 7 ngày trước, và có trộn bột S 0,1%.
- Thùng gỗ ghép chỉ nên chứa khoảng 100 – 120 cành. Thùng có thể làm bằng gỗ hoặc giấy cứng không thấm nước, có kích thước dài 0,7 – 1,1m, rộng 0,3 – 0,4m, cao 0,3 – 0,35m.
- Bên ngoài thùng phải ghi rõ số lượng và ngày giờ cách cành, nơi cấp nơi nhận.
13. Cưa định hình và cưa phục hồi
- Cưa định hình:
+ Sau khi thu hoạch gỗ ghép lần đầu, chỉ nuôi 1 chồi ghép to, khỏe.
+ Lần thu hoạch thứ 2: Cưa cành đồng loạt, cách đất 50cm để định hình. Các lần thu hoạch tiếp theo cắt sát điểm định hình.
- Cưa phục hồi:
sau 5 – 7 năm khai thác gỗ ghép, tiến hành cưa phục hồi ở vị trí sát ngay phía dưới điểm định hình đầu tiên
-
Kỹ thuật canh tác cây cao su: Trồng, chăm sóc và bón phân cho cây cao su
Chuẩn bị đất trồng, thiết kế lô - hàng - mật độ và khoảng cách trồng, đào hố và bón phân cho cao su, chuẩn bị giống cây cao su, tiêu chuẩn cây giống cao su...
-
Kích thích mủ, thiết kế miệng cạo và kỹ thuật cạo mủ cao su
Tổ chức khai thác cây cao su, trang bị vật tư cho cây cạo mủ, thiết kế miệng cạo, mở miệng cạo, thời vụ cạo mủ, độ sâu cạo mủ, giờ cạo mủ - trút mủ, kích thích mủ cao su...
-
Kỹ thuật cạo mủ cao su
kỹ thuật cạo mủ cao su: giúp thu được nhiều mủ, không ảnh hưởng đến chất lượng của mủ
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su: giới thiệu 1 số giống cao su có triển vọng, kỹ thuật sản xuất cây con, kỹ thuật ra ruộng sản xuất,...
-
Quy trình sản xuất cây giống cao su (Phần 1)
Kỹ thuật làm vườn ươm tum trần 10 tháng tuổi (Xác định thời vụ làm vườn ươm tum trần, kỹ thuật làm đất làm vườn ươm tum trần cao su, thiết kế vườn ươm cao su, kỹ thuật làm rãnh vườn ươm cao su, tiêu chí chọn hạt giống ươm cao su,...)
-
Quy trình sản xuất cây giống cao su (Phần 2)
Kỹ thuật làm vườn ươm cắt ngọn (xác định thời vụ, địa điểm, thiết kế và đào rãnh, quy cách bầu, cho đất vào bầu, quy trình bón phân, bầu cắt ngọn chuẩn bị trồng,...)
-
Quy trình sản xuất cây giống cao su (phần 3)
Kỹ thuật làm vườn ươm tum bầu có tầng lá (quy cách bầu và tum có tầng lá, thời vụ, kỹ thuật trồng tum vào bầu, chăm sóc, bón phân cho vườn tum bầu có tầng lá,...)
-
Quy trình sản xuất cây giống cao su (phần 4)
Kỹ thuật làm ươm bầu có tầng lá (thời vụ, chuẩn bị vườn ươm bầu có tầng lá, bón phân, ghép cây và cắt ngọn gốc ghép, chăm sóc bầu ghép có tầng lá, tuyển bầu có tầng lá đem trồng,...)
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà