Kỹ thuật cạo mủ cao su
1. Tiêu chuẩn cây được thu hoạch
Cây cao su từ khi trồng đến khi thu hoạch phải qua thời gian khá dài. Tùy thuộc vào tình hình của cây mà mỗi nước có đề ra tiêu chuẩn cây được thu hoạch khác nhau. Chẳng hạn như Malaisia:
- Đối với những cây thực sinh phải đạt 50/50/75. Tức là ở phần thân cao cách mặt đất là 50cm, có chu vi thân là 50cm và có 75% số cây đạt tiêu chuẩn cạo mủ. Đối với cây ghét phải là 100/50/75, nghĩa là độ cao phải cạo cách mặt đất 100cm. Tiêu chuẩn ở Trung Quốc và Việt Nam là: 50:50:50.
2. Yêu cầu kỹ thuật tạo mủ
+ Phải cắt sâu, nhưng không chạm tới vùng tượng tầng.
+ Tiêu hao ít vỏ, nhưng phải cắt đứt hết tuyến ống mủ, cỡ khoảng 1,5mm.
+ Thao tác tạo mủ phải nhanh gọn, mặt cắt riêng phải vào trong.
+ Đường miệng tạo mủ theo 1 độ dài nhất định từ trái sang phải với độ nghiêng từ 20 độ - 30 độ tùy cây thực sinh hoặc cây ghép.
+ Thời gian tạo mũ: Năng suất mủ cao su phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh. Qua các kết quả nghiên cứu cho biết: Ở các thời điểm tạo mũ cao su khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau chẳng hạn: Cạo vào lúc 3 h sáng thì chảy chậm, vào 4h sáng thì mủ chảy nhanh, vào 5h sáng thì mủ chảy nhanh nhất, vào 6h sáng mủ chảy chậm, vào 7 h sáng lại càng giảm hơn.
3. Kỹ thuật bảo quản mủ tươi sau khi thu hoạch
Mủ cao su sau khi thu hoạch có thành hoá học và tính chất vật lý vô cùng phức tạp, có màu trắng sữa, chủ yếu trong đó hàm lượng nước 43 – 75%, hàm lượng cao su: 20 – 50%, pH: 6,1 – 6,3, có nhiều hạt đặc biệt và không ngừng chuyển động . Ở trạng thái bình thường của tự nhiên (mủ tươi không được bảo quản) sẽ dễ bị hiện tượng ngưng kết tự nhiên: mủ đặc dần, do vi sinh vật trong không khí phân giải .
Do đó, để chống sự ngưng kết tự nhiên ở mủ sau khi thu hoạch rất cần pha trộn kịp thời NH3 nước 1% để nâng độ pH lên 10. Sau đó đưa ngay về khu vực chế biến.
4. Kỹ thuật sơ chế
- Chế biến cô đặc:
Đó là phương pháp ngưng kết để lắng rồi dùng phương pháp li tâm để tăng nhanh hàm lượng cao su tới 61 – 62%, đồng thời tăng pH để cất giữ.
- Chế biến thành krep: Theo quy trình sau
Dung dịch tươi, lọc khô (2 lần), trộn đều, xác định hàm lượng cao su, để lắng 20 – 30 phút, lọc (sàn 80 lỗ), để lắng, ngưng kết bằng axit axetic (3 – 4 h), ép thành phiến, ngâm nước, treo hong cho khô, xông khói (60 độ C trong 4 – 6 ngày), krep.
-
Kỹ thuật canh tác cây cao su: Trồng, chăm sóc và bón phân cho cây cao su
Chuẩn bị đất trồng, thiết kế lô - hàng - mật độ và khoảng cách trồng, đào hố và bón phân cho cao su, chuẩn bị giống cây cao su, tiêu chuẩn cây giống cao su...