Kỹ thuật canh tác cây cao su: Trồng, chăm sóc và bón phân cho cây cao su

Cây trồng liên quan: Cây cao su

1. Chuẩn bị đất trồng cao su

Chuẩn bị đất trồng cao su

(A) Khai hoang được tiến hành bằng cơ giới (đào gốc, rà rễ, san lấp ụ mối); (B) Dùng cày 3 chảo, cày sâu 25-35cm; (C) Dùng cày 7 chảo để làm “chín” đất trước khi thiết kế lô hàng.

2. Thiết kế lô - hàng - mật độ và khoảng cách trồng cao su

  • Thiết kế lô: Tùy theo địa hình để thiết kế lô có diện tích thích hợp (lớn >12ha, nhỏ <4ha)
  • Thiết kế hàng: Nếu đất dốc phải thiết kế hàng theo đường đồng mức.
  • Mật độ và khoảng cách:

- Khoảng cách 7x2,5m (mật độ 570 cây/ha).

- Khoảng cách 6x3m (mật độ 550 cây/ha).

Hình 2: (A) Thiết kế lô trồng theo địa hình; (B) Thiết kế hàng trên đất dốc; (C) Mật độ và khoảng cách trồng hợp lý.

(A) Thiết kế lô trồng theo địa hình; (B) Thiết kế hàng trên đất dốc; (C) Mật độ và khoảng cách trồng hợp lý.

3. Đào hố và bón phân cho cao su

  • Đào hố:

Hố cao su được đào:

- Dài x Rộng x Sâu = 60cm x 60cm x 70cm Bón phân (lót hố):

Phân chuồng: 10kg, phân lân: 0,2kg, vôi 0,3kg

Lưu ý: Phân + vôi + đất mặt trước khi lấp xuống hố.

Lấp hố xong trước khi trồng 20-30 ngày.

Hình 3: (A) Đào hố trồng cao su; (B) Bón lót + trồng cao su.

(A) Đào hố trồng cao su; (B) Bón lót + trồng cao su.

4. Chuẩn bị giống cây cao su

  • Tiêu chí chọn giống:

- Năng suất cao, sản lượng ổn định

- Chất lương và hàm lượng mủ tốt (được Bộ NN & PTNT chấp nhận)

Hình 4: (A) Vườn cao su đạt tiêu chuẩn; (B) Khai thác mủ cao su.

(A) Vườn cao su đạt tiêu chuẩn; (B) Khai thác mủ cao su.

5. Tiêu chuẩn cây giống cao su

  • Cây Stum:

+ Đường kính cây đo ở độ cao 10cm phải đạt ≥16mm.

+ Mắt ghép có hạt gạo tốt, không dập, vết ghép ổn định.

+ Rễ cọc dài 40-45cm.

  • Cây bầu mắt ngủ:

+ Cây cao su con ươm trong bầu nylon 18x35cm

+ Ghép giống tốt, cắt ngọn cao 5cm trên mắt ghép.

  • Tiêu chuẩn cây giống:

+ Đường kính gốc ghép đo trên cổ rễ 10 cm phải đạt >12mm.

+ Mắt ghép sống ổn định, hạt gạo tốt.

- Cây bầu tầng lá (tương tự trồng bầu mắt ngủ). Chú ý:

+ Không để gãy chồi và vỡ bầu.

+ Khi trồng xong cắm cọc cao 70-100cm để giữ chồi.

Hình 5: Tưới nước cây cao su con.

Tưới nước cây cao su con.

6. Làm cỏ - tủ gốc - tỉa chồi

a. Làm cỏ:

Trên hàng cao su cách gốc 1,5m phải được làm sạch cỏ. Cỏ ở hàng luống giữa 2 hàng cao su phải được phát dọn và giữ thảm cỏ rộng 4m để bảo vệ đất chống xói mòn.

b. Tủ gốc giữ ẩm:

Cuối mùa mưa hàng năm cần dùng bã mía, rơm, cỏ khô...tiến hành tủ gốc cho cao su để giữ ẩm.

c. Tỉa chồi:

Sau khi trồng 2 tháng, thường xuyên kiểm tra để tỉa chồi dại mọc ra từ gốc.

Hình 6: (A) Chăm sóc cao su mới trồng; (B) Trồng cây che đất cho vườn cao su kiến thiết cơ bản; (C) Xới đất, bón phân cho vườn cao su.

(A) Chăm sóc cao su mới trồng; (B) Trồng cây che đất cho vườn cao su kiến thiết cơ bản; (C) Xới đất, bón phân cho vườn cao su.

7. Bón phân cho cây cao su

Bảng: Hướng sử dụng phân bón.

Bảng: Hướng sử dụng phân bón cho cây cao su

Phương pháp bón

● Năm thứ nhất:

- Lần 1 (khi cây có một tầng lá ổn định):

- Lần 2 (1 tháng sau lần 1)

- Lần 3 (1 tháng sau lần 2)

● Năm 2 - 4:

Đào rãnh sâu 7-10cm rộng 10-15cm theo hình chiếu của tán lá, sau đó rải phân đều vào rãnh và lấp đất.

● Cao su kinh doanh (cây giao tán):

Phân được trộn đều, rải giữa đường băng (rải phân vào ngày mưa nhỏ, đủ ẩm độ).

Hình 7: (A); (B) Bón phân cho cao su thời kỳ khai thác.

(A); (B) Bón phân cho cao su thời kỳ khai thác.

Nguồn: syngenta.com.vn
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status