Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su
1. Giới thiệu một số giống cao su có triển vọng
- PB86: Là hệ vô tính tốt nhất của Malaixia, khả năng sinh trưởng trung bình, có năng suất cao bình quân ở vùng đất tốt là 3 – 5 kg/cây/năm, tương đương 1200 – 1600 kg/ha/năm.
- PR107: khả năng sinh trưởng tốt, chịu được bệnh, năng suất cao.
- PHB84: Sinh trưởng ổn định, có khả năng chịu gió, có năng suất cao theo năm tuổi thu hoạch.
- GT1: là phẩm hệ tốt Indonexia, khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao đã trồng nhiều ở diện rộng.
2. Kỹ thuật sản xuất cây con
A, Vườn ươm
- Muốn có cây con tốt để trồng đại trà hoặc làm gốc ghép cần phải tiến hành làm vườn ươm. Chọn địa thế làm vườn cho cao su giống như chè và cà phê những nơi đất tốt, khuất gió, gần trung tâm sản xuất,... Sau đó tiến hành khai hoang làm đất kỹ, chia lô, lên luống, bón lót một lượng phân khá lớn cho 1 ha: 1 tấn vôi bột, 70 tấn phân chuồng, 2 tấn supe photphat.
- Cần phải chọn hạt giống tốt để gieo: Hạt chín đều, màu sắc vết vằn còn tươi, phôi nhủ có màu trắng,...
Sau đó tiến hành xử lý hạt bằng cách ngâm hạt vào nước vôi trong có nồng độ 1 – 2% trong khoảng 12h, vớt ra rửa sạch rồi giấm hạt vào trong cát ẩm, khi hạt nứt nanh rồi đem gieo.
- Thời vụ gieo phụ thuộc vào mùa chín của quả. Do hạt dễ bị mất sức nảy mầm nên thu về phải gieo ngay. Ở nước ta trong 1 năm có 2 vụ gieo: Vụ chính là tháng 8 – 9; vụ phụ có thể tháng 3 – 4.
- Mật độ, khoảng cách gieo tùy theo đất đai và giống, có thể với khoảng cách 40x45cm, hoặc 30x35cm, ước chừng 250kg hạt/ha, có thể trồng được 35 ha ngoài sản xuất.
- Quản lý chăm sóc vườn ươm cần chú ý tưới ẩm thường xuyên. Đặc biệt khâu bón phân thúc sau khi hình thành tầng lá 1. Có thể bổ xung thêm 1 lượng phân hữu cơ, hoặc có thể dùng phân hóa học: 750 kg sunphat đạm + 500 kg supe lân cho 1 ha, hoặc tưới nước phân đạm nồng độ 1%.
B, Vườn nhân gỗ ghép
- Đây là nơi sản xuất ra lượng lớn mắt ghép của những giống cao su tốt có ý đồ phát triển trong sản xuất và được tiến hành song song với vườn ươm. Khâu này có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất: không những đảm bảo chất lượng mủ mà còn nâng cao được năng suất sản lượng mủ cao su. Chẳng hạn, cây thực sinh chỉ cho 1,5kg/cây (450 kg) thì cây ghép có thể đạt 3,5 kg/cây.
- Khoảng cách trồng ở vườn nhân gỗ ghép có thể 1,2 x 1m hoặc 1,5 - 0,8m. Các biện pháp trồng và chăm sóc giống như khâu làm vườn ươm hạt.
- Sau khi trồng trên dưới 1 năm có thể thu hoạch mắt ghép. Tiêu chuẩn chọn những cây tốt cho mắt ghép: Cây cao trên 3m, đường kính thân 3cm, trên cành có trên 1m đã hóa gỗ. Cũng có thể sử dụng thêm mắt ghép ở những cành non (mắt xanh). Trong các loại mắt ta cần chú ý lấy những mắt dùng ghép dễ sống có hiệu quả như: Mắt nách lá, mắt vảy cá (mắt chùm). Cần tránh những mắt giả, mắt cua lồi (còn được gọi là mắt điếc).
C, Kỹ thuật ghép
- Chọn cây làm gốc ghép: Có trên 80% số cây tốt khỏe không sâu bệnh; đoạn cách mặt đất 15cm có đường kính thân khoảng 2cm; đang ở thời kỳ ổn định sinh trưởng thì dễ bóc vỏ, tỉ lệ sống cao.
- Phương pháp ghép: Ghép những mắt như cây ăn quả,... Vị trí ghép thường sát gốc: 3 – 5cm. Mắt ghép cắt rộng: 1 – 1,5cm, dài 4 – 5cm, rồi mở miệng ghép,...yêu cầu ghép ngay, nhanh gọn sạch, chính xác rồi buộc dây. Sau 20 – 30 ngày kiểm tra, tháo dây. Sau 20 – 30 ngày kiểm tra, tháo dây. Sau 10 – 15 ngày tiết theo sẽ cưa ngọn gốc ghép cách mắt ghép 8 – 10cm, rồi bứng trồng. Thời vụ ghép tốt thường tháng 8 – 10, có nhiệt độ 22 – 24 độ C, ẩm độ 75 – 80%, không mưa.
3. Kỹ thuật trồng ra ruộng sản xuất
A, Chọn địa thế và đất đai
Chọn những nơi phù hợp như: Có tiểu khí hậu rừng, khuất gió, không có gió bão.
- Đất đai: Loại đất tốt giàu mùn, giàu N, P, K tơi xốp, thoát nước,...Lý tưởng là loại đất đỏ bazan,...
B, Thiết kế cơ bản
- Thiết kế từng lô cao su có diện tích thích hợp 1 – 3ha.
- Xây dựng các hệ thống đường sá đi lại: Đường trục, đường lô,...
- Trồng rừng phòng hộ: có tác dụng rất tốt cho việc điều hòa tiểu khí hậu và tăng sự sinh trưởng của cây cao su rất rõ. Có thể kết hợp trồng những cây lâm nghiệp lâu năm với những đai chính (rộng 15m) vuông góc với những đai phụ. Chú ý chọn cây thích hợp có hiệu quả cao.
C, Kỹ thuật trồng
- Khai hoang, dọn sạch toàn bộ khu vực trồng.
- Trồng cây phủ đất (cây họ đậu): Các tài liệu ở Ấn Độ đều khẳng định đây là biện pháp kinh tế nhất: tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất mủ 20% so với trồng các cây khác họ đậu và tăng nhiều hơn so với không phủ đất.
- Đào hố bón phân lót: tùy theo tính chất đất có thể đào hố to nhỏ với kích thước sâu rộng từ 0,7 – 1m, rồi bón lót với lượng phân: 30 – 50kg phân chuồng + 0,5 – 1 kg photphorit cho 1 hố.
- Thời vụ: ở nước ta có nhiều vùng khí hậu khác nhau, nói chung nên trồng vào mùa mưa, ví dụ như các tỉnh khu IV thường trồng vào tháng 9 – 10.
- Mật độ, khoảng cách trồng: Tùy theo điều kiện cụ thể có thể trồng với mật độ khoảng cách thích hợp như: mật độ từ 500 – 600 cây/ha với khoảng cách hàng 6- 7m, cây cách cây 3 – 3,5cm theo kiểu nang xấu.
- Nguyên liệu trồng: Có thể trồng thẳng hoặc bứng bầu, hoặc theo kiểu Stump như đối với cà phê.
D, Kỹ thuật chăm sóc
- Dăm kịp thời: Kiểm tra những cây đã trồng, nếu đã chết cần dặm kịp thời bằng những cây dự trữ trong vườn ươm.
- Loại trừ mầm gốc: Đối với những cây ghép sau trồng có thể mọc nhiều mầm gốc cần loại ngay để tập trung nguồn dinh dưỡng nuôi mầm ghép chóng tốt.
- Trồng xen hoặc phủ đất: có thể dùng cỏ khô phủ đất hoặc trồng cây phủ đất xen giữa các hàng cao su, tốt nhất dùng các cây họ đậu thân bò như lạc, stylo, đậu Đồ Sơn,...
- Bón phân thúc: Cây cao su cần lượng dinh dưỡng lớn để bổ sung có hiệu lực rõ đến sự sinh trưởng nhất là năng suất nhựa mủ. Chẳng hạn: ở mức năng suất 1500 kg/ha thì cây cần lấy từ đất N= 9,5kg/ha; P= 2 – 4kg/ha, K=6 – 7kg/ha,... Nếu năng suất đạt 3000 kg thì cây trong đất lượng N = 18,9kg/ha, K=12 – 15kg/ha, P= 3 – 8kg/ha.
Cho nên, cần phải bón đầy đủ có yếu tố dinh dưỡng N,P,K.
- Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và Campuchia cho thấy: tỉ lệ NPK thích hợp là 1:2:1.
- Lượng bón cho cao su 5 – 6 tuổi: 60g N/cây, 81g P2O5/cây, 90gK20/cây, còn ở Malaisia lại bón cho cây đang ở thời kỳ khai thác mủ cao: 130 gN/cây, 125g P2O5/cây, 180g K2O/cây.
Thời kỳ bón: có thể bón 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Có thể đào hố hoặc rãnh lấy tán cây làm chuẩn, lắp phân lấp đất.
- Dùng chất kích thích thích sinh trưởng nhằm năng cao sản lượng mủ:
Trong những năm gần đây được đưa vào vỏ cao su như: 2,4D, 2,4,5T, CuSO4, Kitemu,... những chất này được đưa vào vỏ cây cao su đã tăng năng suất 49 – 64%. Thông thường xử lý những cây sau 15 năm hoặc những vườn cây sắp hủy, cứ 6 tháng xử lý 1 lần với nồng độ thích hợp 1 – 2%. Không xử lý trong mùa đông và mùa mưa.
-
Kỹ thuật canh tác cây cao su: Trồng, chăm sóc và bón phân cho cây cao su
Chuẩn bị đất trồng, thiết kế lô - hàng - mật độ và khoảng cách trồng, đào hố và bón phân cho cao su, chuẩn bị giống cây cao su, tiêu chuẩn cây giống cao su...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà