Nứt vỏ thân
Triệu chứng gây hại của bệnh Botryodiploidia trên cây cao su
- Xuất hiện trên phần vỏ nguyên sinh đã hóa nâu của cây cao su từ 3 năm tuổi trở lên, nhất là vùng cao su tái canh.
- Ban đầu xuất hiện các mụn nhỏ kích thước 1 - 2 mm trên vỏ hóa nâu. Sau đó các mụn này phát triển toàn bộ thân cành. Cuối cùng toàn bộ thân cành bị nứt và có màu nâu đặc trưng với mủ rỉ ra từ những vết nứt. Lớp biểu bì bên ngoài dày do nhiều lớp tạo thành.
- Trên thân đôi khi xuất hiện chồi, những cây bị nhiễm bệnh nặng hầu như sinh trưởng bị chựng lại, đôi khi chết cả cây.
Triệu chứng bệnh nhẹ và triệu chứng bệnh nặng trên cây cao su
Phòng trị bệnh Botryodiploidia
- Khi phát hiện trên vườn cây cao su có những triệu chứng trên cần xử lý ngay bằng cách sử dụng thuốc có chứa hoạt chất carbendazim, pha nồng độ 0,5%, phun phủ trùm ướt toàn bộ vết bệnh, phun 2 -3 lần với chu kỳ 10 – 14 ngày/lần.
- Thuốc trị bệnh có chứa hoạt chất carbendazim như Carban 50SC hoặc Appencarb supper 50FL.
- Pha thuốc với nồng độ 0,5%, phun phủ trùm lên vết bệnh, ướt toàn bộ thân chính của cây.
Lưu ý đối với bệnh nứt vỏ thân Botryodiploidia trên cây cao su
- Bệnh nứt vỏ thân Botryodiploidia gây hại quanh năm, ban đầu vết bệnh xuất hiện những mụn nhỏ sau đó lớn dần, vỏ thân rộp và nứt, cây sinh trưởng chậm, bệnh hại nặng có thể làm cho chết cả cây.
- Dùng thuốc có hoạt chất carbendazim, pha với nồng độ 0,5% phun phủ trùm lên vết bệnh, ướt toàn bộ thân chính của cây
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng