Những trường hợp cần cung cấp dinh dưỡng qua đường lá và các lưu ý khi bón phân qua lá
Cây lúa, một thực vật thượng đẳng, sở hữu các cơ quan với những nhiệm vụ rất rõ ràng và quan trọng. Trong số đó, lá lúa đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quang hợp, một quá trình không thể thiếu cho sự sống và phát triển của cây. Lá không chỉ tham gia vào việc hấp thụ ánh sáng mặt trời mà còn giúp chuyển hóa năng lượng này thành dạng dinh dưỡng dưới dạng đường bột, cung cấp năng lượng cho cây.
Trong một số trường hợp, việc bón phân trực tiếp qua lá trở nên thiết yếu. Điều này đặc biệt quan trọng khi cần bổ sung dinh dưỡng khoáng cho cây, nhất là trong các tình huống mà việc hấp thụ dinh dưỡng từ rễ gặp phải hạn chế. Bón phân qua lá giúp cung cấp trực tiếp và hiệu quả các dưỡng chất cần thiết cho quá trình quang hợp và sự phát triển của cây lúa.
I. Những trường hợp nào cần bón phân qua lá:
1. Khi rễ lúa bị tổn thương
- Trên đất phèn hoặc đất mặn khiến rễ không phát triển tốt.
- Rễ bị ngộ độc hữu cơ hoặc tuyến trùng.
- Trong những trường hợp này, việc cung cấp dinh dưỡng qua lá sẽ giúp cây hấp thụ tốt hơn.
2. Cây lúa đang trong giai đoạn phát triển tích cực
- Các giai đoạn lúa phát triển tích cực: Đẻ chồi và nuôi chồi, đẻ đòng và nuôi đòng, đẻ hạt và nuôi hạt.
- Lúc này cây cần nhiều dinh dưỡng đường bột cho cây, rễ không đủ nguồn năng lượng để cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây nên cần bổ sung dinh dưỡng qua lá để đủ dinh dưỡng khoáng cho cây.
- Dù rễ không bị tổn thương, việc bón phân qua lá trong giai đoạn này sẽ giúp cây lúa hấp thụ dinh dưỡng khoáng hiệu quả.
3. Khi đất không có khả năng giữ nước
- Trong trường hợp đất không thể giữ nước, phân bón bị rửa trôi, việc bón phân qua lá là giải pháp hợp lý để tránh thất thoát.
4. Phân bị ảnh hưởng bởi đất
- Khi bón phân xuống đất, dinh dưỡng thông qua đất để cây hấp thụ nhưng đất lại can thiệp vào quá trình bón phân qua rễ, rễ không lấy được dinh dưỡng nên cung cấp phân bón qua lá.
II. Những lưu ý khi bón phân qua lá:
1. Thời điểm và phương pháp phun
- Không nên phun vào buổi trưa nắng gắt, mà nên phun vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm.
- Phun ướt đều cả hai mặt của lá, đặc biệt là mặt dưới vì nó có nhiều khí khẩu và lớp cutin mỏng hơn.
- Không phun khi hoa lúa đang nở.
2. Sử dụng chất bám dính
- Để tăng hiệu quả sử dụng phân bón qua lá nên kết hợp với chất bám dính như Super Silicon 69, liều lượng 100ml cho 600-1000L nước.
3. Nồng độ dung dịch phun
- Dung dịch phun sẽ đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp không nên bón phân qua rễ và qua lá.
- Tránh tăng nồng độ quá cao vì có thể gây cháy lá và ảnh hưởng đến quang hợp.
4. Dinh dưỡng phun qua lá
- Phân bón: Sử dụng các sản phẩm như Kali Nitorat - liều lượng khuyến cáo 80-100gr cho 8L nước, MAP - liều lượng khuyến cáo 100-150gr cho bình 20L nước....
- Ngoài ra có thể sử dụng Auxin NAA, liều lượng khuyến cáo khoảng 1gr/250L nước và Cytokinin DA6, liều lượng khuyến cáo 1gr/100L nước phun qua lá giúp tăng năng suất cây lúa.
- Giải pháp bổ trợ: Sử dụng Mepiquat Silic Plus – Sản phẩm cứng cây lúa, chống đổ, ít bệnh, năng suất cao, liều lượng khuyến cáo 30-50ml cho bình 20L nước có thể sử dụng được cho nhiều giai đoạn của cây lúa hiệu quả nhất vào giai đoạn kết thúc đẻ nhánh chuẩn bị làm đòng.
Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc! Chúc bà con có vụ mùa bội thu!
-
Kỹ thuật thâm canh cây lúa thông minh hiệu quả cao
Cơ cấu giống lúa, thời vụ trồng lúa, kỹ thuật làm mạ, kỹ thuật cấy lúa, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật bón phân, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản lúa.
-
Giải pháp giúp cây lúa khỏe ở vụ hè thu cho năng suất cao
Trong vụ hè thu các loài sâu bệnh hại trên cây lúa khiến cho bà con lo ngại là bệnh vàng lá, vàng lùn do rầy nâu gây hại, muỗi hành...
-
Kỹ thuật chăm sóc cây lúa từ giai đoạn làm đòng đến giai đoạn trổ bông cho vụ mùa bội thu
Cây lúa ở giai đoạn làm đòng và trổ bông là thời điểm quyết định đến năng suất của cả một vụ mùa bội thu hay không?
-
Các chất điều hòa sinh trưởng ứng dụng trên cây lúa giúp tăng năng suất
Các chất điều hòa sinh trưởng ứng dụng trên cây lúa bao gồm: NAA, 6BA, GA3, 4-CPA-Na, Uniconazole, CCC, Paclobutrazol, Triacontanol, Brassinolide, Ethephon, DA6, Atonik
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao