Kỹ thuật trồng đậu cove leo theo tiêu chuẩn VietGAP

Đậu cove là loại rau xanh phổ biến. Việc trồng đậu cove cho thu hoạch liên tục nếu xử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ dễ gây mất an toàn. Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thì trồng đậu cove leo theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi bền vững hiện nay. Qua bài viết cẩm nang cây trồng xin chia sẻ kỹ thuật trồng đậu cove leo theo tiêu chuẩn VietGAP cụ thể như sau:

Trồng đậu cove theo hướng an toàn

1. Thời vụ trồng đậu cove leo thích hợp trong năm

- Đậu cove hiện nay có rất nhiều loại giống có khả năng thích ứng với các vùng khí hậu khác nhau ở nước ta. Tùy vào từng vùng trồng để lựa chọn giống đậu cove phù hợp.

- Có thể tiến hành trồng đậu cove quanh năm nhưng thời vụ chính ở các tỉnh Miền Bắc là vụ đông xuân từ tháng 11 – 12 dương lịch hàng năm. Với các nơi có khí hậu mát mẻ thì có thể trồng quanh năm. Các tỉnh Miền Nam thường trồng vào cuối mùa mưa là thích hợp nhất, thời điểm đó khí hậu mát mẻ cây cho năng suất cao.

Quy trình kỹ thuật trồng đậu cove leo theo hướng VietGAP

2. Chọn giống đậu cove leo cho năng suất vượt trội

- Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giống địa pương, giống cây bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng, không gây độc cho người.

- Lượng hạt giống tính cho 1 ha từ 40 – 60 kg/ha, từ 2 – 2,5 kg/500 m2.

Xem thêm < Cytokinin - 6BA Tăng tỷ lệ nảy mầm và bảo quản nông sản sau thu hoạch >

3. Kỹ thuật làm đất trồng đậu cove theo tiêu chuẩn VietGAP

- Đất phù hợp cho cây đậu cove cho năng suất cao là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, pH 6 – 6,5.

- Đất cần làm sạch cỏ dại, bón vồi, rồi tiến hành cày đất, phươi ải từ 7 – 10 ngày giúp đất tơi xốp, hạn chế sậu bệnh hại.

- Kỹ thuật lên luông trồng đậu cove:

+ Trường hợp trồng có sử dụng màng phủ: Trồng hàng đôi, lên luống cao từ 25 – 30 cm, mặt luống từ 1 – 1,2 m, hai hàng trên trên luống cách nhau 70 – 80 cm, hốc cách hốc 20 – 25 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt. Trồng hàng đơn, luống cao từ 20 – 30 cm, mặt luống rộng 50 – 60 cm, luống cách luống từ 1 – 1,2 m, hốc cách hốc từ 40 – 50 cm.

+ Trồng không sử dụng mang phủ: Lên luống rộng 1 – 1,2 m, cao từ 15 – 25 cm, luống cách luống 60 – 70 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, hốc cách hốc từ 20 – 25 cm.

Chia sẻ cách làm đất trồng đậu cove leo theo tiêu chuẩn hữu cơ

4. Kỹ thuật gieo hạt đậu cove theo tiêu chuẩn VietGAP

- Hạt giống đậu cove cần được xử lý trước khi gieo: Tiến hành ngâm hạt với nước ấm (hai sôi 3 lạnh) trong thời gian 5 – 6 giờ. Sau đó vớt ra rồi đem ủ trong khăm ướt đến khi nứt nanh rồi đem gieo.

- Kỹ thuật gieo hạt đậu cove: Mỗi hốc gieo 2 hạt, hạt cách hạt 5 – 7 cm. Khi cây được 2 – 3 lá thật thì tiến hành loại bỏ cây xấu.

Tiêu chuẩn VietGAP trong việc trồng đậu cove leo

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

5. Kỹ thuật chăm sóc cây đậu cove theo tiêu chuẩn VietGAP

5.1 Kỹ thuật bón phân cho cây đậu cove theo tiêu chuẩn VietGAP

- Sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, không sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật). Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử ký hoai mục và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Lượng phân bón và phương pháp bón như sau:

Loại phân

Lượng bón

Bón lót

(%)

Bón thúc (%)

Ghi chú

(Kg/ha)

(Kg/sào 500 m2)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Phân chuồng hoai mục

8.000 – 10.000

400 - 500

100

-

-

-

-

Bón thúc lần 1 khi cây có 3 – 4 lá thật, lần 2 khi cây có nụ hoa, lần 3 sau khi thu hoạch đợt 1 ( 5 – 6 lứa), lần 4 sau lần 3 từ 15 – 20 ngày.

Đạm Ure

220 – 280

11 – 14

-

10

30

30

30

Super lân

400 – 5000

20 - 25

25

-

25

25

25

Kali sulfat

140 - 160

7 - 8

50

-

-

50

50

NPK 5:10:3

980 – 1.000

46 - 50

25

-

30

25

20

Lưu ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch. Giai đoạn thu hoạch liên tiếp không tiến hành bón phân.

Xem thêm < 4-CPA-Na 98% Hạn chế rụng trái non giúp tăng năng suất cây trồng >

5.2 Kỹ thuật tưới nước cho cây đậu cove

- Sauk hi gieo hạt xong tiến hành tưới nước ngay bằng các dụng cụ tưới có vòi hoa sen để trái chòi hạt giống. Tưới 1/lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, cho đến khi đậu cove mọc đều. Sauk hi học khỏi mặt đất có 2 – 3 lá thật thì tưới định kỳ 2 – 3 ngày/lần tưới.

- thời kỳ cây chưa ra tua cuống thì cần cung cấp đủ ẩm cho cây, tiến hành xới xáo dionj sạch cỏ dại. Cung cấp nước cứ 3 ngày/lần.

- Đảm bảo độ ẩm đất đạt từ 80 – 85% giai đoạn sau khi gieo đến khi cây đạt từ 5 – 6 lá thật, giai đoạn sau cần duy trì độ ẩm từ 65 – 70%.

Trồng đậu cove leo năng suất vượn trội thu lợi nhuận khủng

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây Măng cụt theo tiêu chuẩn VietGAP

5.3 Chế độ làm cỏ, xới đất và làm giàn cho đậu cove

- Giai đoạn cây chưa khép tán cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại ở ruộng, nhằm trách sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với cỏ dại.

- Khi cây mọc có 3 – 5 lá thật tiến hành làm cỏ kết hợp xới xáo và bón thúc phân cho cây. Nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây phát triển và leo gian mạnh.

Quy trình chăm sóc đậu cove theo tiêu chuẩn VietGAP

- Kỹ thuật làm giàn cho cây đậu cove: Làm giàn giúp đậu cove có chễ bám, leo để tăng hiệu suất quang hợp để sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay có 4 cách làm gian thông dụng như kiểu chữ I, chữ A, chữ U, chữ X. Phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất là kiểu hình chữ U và chữ A. Hai kiểu này tiền lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch quả. Nên sử dụng cọc tre, nứa để làm giàn và có thể tái xử dụng 2 – 3 vu, đồng thời không làm cho cây bị nóng, cho năng suất cao hơn.

Rộn ràng mùa thu hoạch đậu cove quả trĩu giàn

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
  • Bán Potasium Humate (Kali Humate/Axit humic hoạt hóa) Bán Potasium Humate (Kali Humate/Axit humic hoạt hóa)
    Humic acid: 65-70%; Fulvic Acid: 10 - 12%; K2O: 10 - 12%; Dạng bột vảy màu nâu đen, tan vừa phải trong nước.
  • Bán Auxin IAA 98% (3-Indole acetic acid) Chất kích thích ra rễ Bán Auxin IAA 98% (3-Indole acetic acid) Chất kích thích ra rễ
    Là chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng ở phổ rộng, thúc đẩy sự phân chia tế bào và hình thành rễ nhánh, rễ, lá, dùng để tăng nhanh tốc độ giâm, chiết
  • Quy trình trồng rau mồng tơi theo tiêu chuẩn VietGAP Quy trình trồng rau mồng tơi theo tiêu chuẩn VietGAP
    Hiện nay trồng rau theo hướng hữu cơ bền vững và an toàn đang là một xu hướng phát triển mới. Rau trồng cung cấp ra thị trường tiêu thụ cần đáp ứng được những tiêu chí của thị trường khó tính đặt ra. Do vậy việc trồng rau cần tuần thủ theo một quy trình kỹ
  • Kỹ thuật trồng gấc theo tiêu chuẩn VietGAP Kỹ thuật trồng gấc theo tiêu chuẩn VietGAP
    Gấc là cây thuộc họ bầu bí, thích nghi khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam trong những năm gần đây nghiên cứu khoa học cho thấy: Gấc không chỉ có giá trị thực phẩm mà con mang giá trị dược liệu.
  • Quy trình trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP Quy trình trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP
    Nhiều năm việc trồng cây khổ qua chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ bởi giá tiêu thu không ổn định. Có một số nông dân mạnh giạn áp dụng quy trình trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP đã thành công và đảm bảo mức thu nhập ổn định cho người dân sản xuất.
DMCA.com Protection Status