Kỹ thuật trồng cây Măng cụt theo tiêu chuẩn VietGAP
Kỹ thuật trồng cây Măng cụt theo tiêu chuẩn VietGAP
Cây Măng cụt là loại cây ăn quả đặc sản của vùng Nam Bộ. Hiện nay cây Măng cụt được trồng phổ biến ở nhiều nơi và mang lại hiệu quả kinh tế cho cao cho các nhà vườn. Nhu cầu về quả Măng cụt trên thị trường còn rất lớn. Vì vậy việc mở rộng diện tích trồng cây Măng cụt là điều cần thiết. Vậy để có sản phẩm đáp ứng được những thị trường khó tính và nâng cao giá trị của quả Măng cụt, thì việc canh tác cây Măng cụt cần tuân thủ theo một số tiêu chuẩn sau:
Mùa quả Măng cụt
1. Chọn vùng trồng cây Măng cụt cho sản phẩm tốt?
- Cây Măng cụt trồng với những giống mới có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khác thời tiết khác nhau. Để cây cho năng suất, chất lượng cần chọn vùng trồng có chất đất tốt, màu mỡ, thông thoáng, tầng canh tác trên 50 cm, đất bằng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủ động và thoát nước tốt.
- Đối với những vùng có địa hình thấp hay bị ngập vào mùa mưa cần tiến hành đào bồn, đào líp mới trồng được. Với những đồi cao cần tạo độ bằng phẳng, đào rãnh thông nhau để thuận lợi cho việc chăm sóc tưới, tiêu nước.
Trồng cây Măng cụt thu lợi nhuận khủng
2. Thời vụ và mật độ trồng cây Măng cụt
- Cây Măng cụt có thể trồng được quanh năm. Nhưng để tiết kiệm được công tưới, chăm sóc nên trồng vào đầu mùa mưa tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm.
- Mật độ trồng: Khoảng cách trồng cây măng cụt tốt nhất là 6 – 7 m theo kiểu hình nanh sấu, mật độ từ 200 – 250 cây/ha. Nếu trồng cây Măng cụt có áp dụng cơ giới hóa vào chăm sóc và thu hoạch thì có thể trồng với khoảng cách 8 – 9 m, mật độ 200 cây/ha.
Xem thêm < Auxin Alpha NAA Kích thích ra rễ cực mạnh, giảm thời gian giâm cành > |
3. Thiết kế vườn trồng cây Măng cụt
- Đào mương lên liếp trước khi trồng: Cần đào hệ thống mương liếp thông nhau để thuận tiện cho việc chăm sóc. Mương rộng 2 m, liếp rộng 7 – 8 m và liếp rộng 5 m nếu trồng 1 hàng đơn). Thiết kế hệ thống đê bao cho từng vườn hoặc từng khu vực để chủ động nước cho vườn cây.
- Trường hợp vùng trồng có địa hình không bằng phẳng ở Miền Trung thì cần thiết kế trồng cây theo đường đồng mức để thuận tiện cho việc trồng, chăm sóc và thu hoạch.
- Thiết kế trồng hệ thống cây chắn gió: Tùy thuộc vào quy mô diện tích vườn trồng để thiết kết trồng cây chắn gió cho hợp lý.
Vườn Măng cụt đạt tiêu chuẩn VietGAP
4. Chọn giống và chuẩn bị đất trồng cây Măng cụt
- Chọn giống đúng theo mục đích trồng, giống có nguồn gốc rõ ràng và đúng tiêu chuẩn theo nhà nước quy định. Cây giống cần đạt một số tiêu chuẩn như cây có thân, cổ rễ thẳng, cây sinh trưởng khỏe không bị chảy nhựa thân. Lá phải xanh tốt, có hình dáng và kích thước đặc trưng của giống. Đặc biệt là lá non đã trưởng thành. Chiều cao cây giống cần đạt là 70 cm. Bầu ươm cây phải chắc chắn, nguyên vẹn. Cây không bị sâu bệnh hại.
- Việc chuẩn bị đất đào hố được tiết hành trước trồng ít nhất 30 ngày. Hố được đào với kích thước 70 x 70 x 70 cm. Khi đào cần để riêng từng lớp đất riêng biệt. Lớp đất mặt trộn với phân bón cho dưới đáy hố. Lượng phân bón lót là 0,5 – 1 kg vôi bột + 15 – 20 kg phân chuồng + 0,1 – 0,2 kg NPK và 10 – 20 gram thuốc sát trùng. Lớp đấy ở đáy hố ban đầu phủ lên phía trên mặt hố.
Giống cây Măng cụt đạt tiêu chuẩn suất vườn ươm
5. Kỹ thuật trồng cây Măng cụt cho năng suất cao
- Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu nilong, đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố, mắt ghép hướng về hướng gió chính và lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm.
- Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).
- Để cây phát triển tốt thời kỳ ban đầu cần cắm thêm một chiếc cọc tre cho cây để cây không bị đổ ngã khi gió mưa. Nếu trời nắng quá có thể dùng cành lá cây khác để che sơ hướng nắng trưa chiếu vào.
- Lưu ý khi di chuyển cây từ vườn ươm đến nơi trồng cần cẩn thận, nhẹ nhàng đảm bảo cây không bị tổn thương.
Lợi nhuận từ cây Măng cụt làm giàu cho nông hộ
6. Kỹ thuật chăm sóc cây Măng cụt
6.1 Chế độ làm cỏ, trồng xen
- Giai đoạn đầu mới trồng có thể trồng xen trong vườn cây Măng cụt một số cây ngắn ngày như cây họ đậu vừa tác dụng cải tạo đất vừa tăng thu nhập.
- Khi cây chưa khép tán cỏ dại phát triển mạnh. Khuyến khích làm cỏ bằng phương pháp thủ công là tốt nhất. Nếu nhiều có thể sử dụng thuốc để phun.
Mùa quả Măng cụt chín
6.2 Chế độ tưới nước cho cây Măng cụt
- Là cây có nhu cầu nước lớn. Đặc biệt là giai đoạn sau trồng, cây đang ra hoa, nuôi quả hoặc mùa khô cần cung cấp đủ nước để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Nếu giai đoạn nuôi quả bị thiếu nước thì cây giảm năng suất, quả rụng, chất lượng quả kém bị sần, …
Xem thêm < Cycocel CCC Ức chế sinh trưởng chiều cao cây trồng, tăng khả năng phân cành > |
6.3 Kỹ thuật cắt tỉa tạo tán cho cây Măng cụt
- Năm cây chưa cho thu hoạch tiến hành cắt tỉa để tạo tán cố định cho cây. Thường cắt tỉa tạo tán vào cuối mùa mưa tháng 9 – 10 dương lịch hàng năm.
- Tiến hành cắt bỏ những cành đan chéo nhau để tạo sự thông thoáng và ánh sáng chiếu đến ttaats cả các lá bên trong giúp cây quanh hợp tốt và hạn chế sâu bệnh hại. Ở cây có cành phát triển tốt, chạm đất cần dùng dây cột lên cao.
Dinh dưỡng từ quả Măng cụt giúp hồi phục sức khỏe
6.4 Cách xử lý cho cây Măng cụt ra quả trái mùa
- Sau khi thu hoạch xong tiến hành tỉa cành, bón phân và chăm sóc sao cho cây xung sức. Khi cây phát triển tốt lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý ra quả.
- Tưới nước giữ độ ẩm cho cây thường xuyên sau đó xiết nước để cây bị sốc giai đạt này cây sẽ bắt đầu ra hoa.
- Thời điểm xiết nước vào khoảng tháng 8, thời gian xiết nước kéo dài 2 tháng đến khi cây Măng cụt bắt đầu héo và bắt đầu có bông đầu tiên thì tiến hành tưới nước từ từ lại để cây ra hoa đồng loạt.
- Ngoài ra sau khi xiết nước cần bón phân đầy đủ để cây đậu quả và nuôi quả.
Trồng cây Măng cụt sai trĩu quả
6.5 Bón phân đúng cách cho cây Măng cụt
- Lượng phân bón tính cho 1 gốc cây Măng cụt/năm
Loại phân |
Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/cây/năm) |
|
Cây 1 - 4 năm tuổi |
Trên 4 năm tuổi |
|
Phân chuồng hoai mục |
8 - 10 |
15 - 20 |
Phân ure |
0,3 – 0,5 |
0,8 – 1,2 |
Phân super lân |
0,7 – 1,0 |
1,5 – 2,0 |
Phân kali clorua |
0,5 – 0,7 |
1,2 – 1,5 |
+ Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 7 đến tháng 8. Bón lần này nhằm phục hồi cho cây sau thu hoạch, thúc đẩy cành mùa Thu và coi đây là lần bón cơ bản trong năm. Ở lần này, bón toàn bộ phân chuồng, 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm và 30% lượng phân Kali.- Thời điểm bón phân: Chia làm 3 lần trong năm
+ Lần 2: Bón vào đầu tháng 10 - 11, khi cây phân hóa mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% lượng phân kali.
+ Lần 3: Bón vào cuối tháng 2 - 3 nhằm làm cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và nuôi quả. Bón hết lượng phân còn lại.
Kỹ thuật bón phân cho cây Măng cụt
- Kỹ thuật bón phân cho cây Măng cụt
+ Bón phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 – 40 cm, sâu 30 – 35 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Ở lần bón sau khi thu hoạch quả, có thể trộn đều các loại phân vô cơ và bón kết hợp với cùng với phân chuồng.
+ Phân vô cơ: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.
+ Bón phân qua lá: Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây có thể dùng hình thức bón phân qua lá. Ngoài sử dụng ure 0,2% và Kalihydrophotphat (KH2PO4) 0,2 - 0,3%, có thể bổ sung các nguyên tốt vi lượng như Bo, Zn bằng phun các dung dịch axic Boric, dung dịch Sunphat kẽm 0,1%. Thời gian phun tốt nhất là trước khi hoa nở để làm tăng tỷ lệ đậu và sau khi đậu quả làm hạn chế rụng quả non.
Chăm sóc cây Măng cụt không khó
6.6 Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây Măng cụt
- Khi trồng cây Măng cụt theo tiêu chuẩn VietGAP cần lưu ý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp. Ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo mộc và áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng.
- Khuyến khích áp dụng chiệt để biện pháp canh tác để luôn tạo được độ thông thoáng giảm nguy cơ nhiễm sâu bệnh hại.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời các dối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý hợp lý.
Một số sâu bệnh hại trên cây Măng cụt
7. Thu hoạch quả Măng cụt đúng thời điểm
- Thời điểm thu hoạch quả Măng cụt khi quả có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và tránh sự va chạm mạnh trên trái nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát. Nên dùng dụng cụ có túi vải để hái trái.
- Tránh để quả rơi rụng trên mặt đất làm xay xát vỏ quả, ngay sau khi hái xong không nên để thành đống trên mặt đất mà phải chứa trong một dụng cụ như rổ nhựa , … để hạn chế những tổn thương sau thu hoạch.
Rộn ràng mùa thu hoạch quả Măng cụt của nông hộ
8. Ghi chép hồ sơ
- Cần ghi chép đầy đủ nhật ký các thông tin về thời gian chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch đóng gói, các biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể để dễ ràng truy nguyên nguồn gốc, đảm bảo an toàn sản phẩm.
Quả Măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe cho con người
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây măng cụt
Nhu cầu phân bón và cách bón phân cho cây măng cụt, xác định loại phân bón thích hợp, tính được lượng phân bón và chuẩn bị đầy đủ phân trước khi bón phân cho măng cụt...
-
Kỹ thuật chăm sóc măng cụt: Tỉa cành, tạo tán cho măng cụt
Đặc điểm của tán lá cây măng cụt, xác định các cành lá của tán cây măng cụt cần để tạo tán cần cắt tỉa và vệ sinh vết cắt, cắt tỉa và tạo tán cây măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật...
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây măng cụt
Ở cây măng cụt có khả năng ra hoa: các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đều ảnh hưởng đến sự ra hoa. Sự giảm hàm lượng GA, sự tăng tỷ số C/N, sự sản sinh ra ABA...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao