Kỹ thuật trồng gấc theo tiêu chuẩn VietGAP
Kỹ thuật trồng gấc theo tiêu chuẩn VietGAP
Gấc là cây thuộc họ bầu bí, thích nghi khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam trong những năm gần đây nghiên cứu khoa học cho thấy: Gấc không chỉ có giá trị thực phẩm mà con mang giá trị dược liệu. Như vậy quả gấc trở thành nông sản thực phẩm đồng thời có giá trị xuất khẩu sang nhiều nước mang lại giá trị kinh tế cao. Việc mở rộng diện tích gấc là điều cần thiết. Để trồng gấc nhiều quả mang lại thu nhập lớn thì cần tuân thủ một số kỹ thuật sau:
Mô hình trồng gấc đạt tiêu chuẩn hữu cơ
1. Nên trồng gấc ở vùng như thế nào?
- Cây gấc là cây không kén đất nhiều. Tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển mạnh cần lựa chọn những vùng có chất đất giàu dinh dưỡng, độ pH 6,5 – 7, đất tơi xốp, thoát nước tốt, tầng canh tác từ 40 cm trở lên.
- Là cây ưa ấm nên thời tiết vùng trồng có khung nhiệt độ từ 20 – 30oC là thích hợp cho cây gấc phát triển. Cây có phù hợp với ánh sáng bán râm nên khi trồng gấc cần thiết kế cây che tán và cây chắn gió.
- Do cây gấc là cây leo giàn nên vùng trồng cần có độ bằng phẳng cần thiết, độ dốc không quá 8o để tiện lợi cho việc thiết kế vườn giàn leo. Khu vực trồng cần gần nguồn nước và giao thông thuận lợi để vận chuyển quả thu hoạch đến nới tiêu thụ.
Mô hình trồng xen gấc với gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao
2. Thời vụ trồng cây gắc theo tiêu chuẩn VietGAP
- Cây gấc thích hợp thời tiết nắng ấm. Thời vụ trồng cây gấc phụ thuộc vào đặc điểm của từng vùng trồng.
- Đối với các tỉnh thuộc Miền Bắc nên trồng vào đầu mùa Xuân khoảng tháng 2 – 3 dương lịch.
- Các tỉnh thuộc Miền Nam và vùng Tây Nguyên để tiết kiện công chăm sóc nên trồng vào đầu mùa mưa, nơi đất ẩm, sẳn nước tưới.
Xem thêm < Cytokinin - 6BA Tăng tỷ lệ nảy mầm, kéo dài thời gian bảo quản nông sản > |
3. Thiết kế vườn và giàn leo cho cây gấc
- Việc chuẩn bị đất và đào hố, bón lót trước khi trồng ít nhất 20 – 30 ngày. Mật độ đào hố là 4 – 6 m/cây, chiều sâu hố từ 40 – 60 cm, đường kính hố từ 30 – 50 cm. Khi đào hố cần để riêng từng lớp đất. Lớp đất mặt trộn với phân bón lót cho xuống đáy hố, lớp đất đáy phủ lấp lên trên mặt hố. Phân bón lót tính cho 1 hố: 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 – 0,6 kg Super lân+ 0,5 – 1 kg vôi bột + 30 – 50 gram thuốc Furadan 3H để ngừa sâu hại rễ cây.
- Kỹ thuật thiết kế giàn gấc: Có thể dựng vằng cây tạp, tre nứa hoặc cột betong. Bên trên gác các cành tre hoặc đan bằng dây thép hoặc dùng dây cước một sợi (đường kính dây khoảng 2 mm) đan thành lưới (kích thước mắt lưới 40 x 40 cm), sau đó căng lên giàn. Tùy vào mức đầu tư để lựa chọn các chất liệu thiết kế giàn khác nhau và thời gian khấu hao dài hoặc ngắn.
Mô hình trồng gấc đạt tiêu chuẩn VietGAP
4. Chuẩn bị cây giống gấc có tiềm năng năng suất cao
- Giống cây gấc có thể nhân giống bằng hạt hoặc chọn hom cành để trồng. Phương pháp gieo hạt thời gian trồng đến thu hoạch quả lâu hơn. Việc trồng bằng hom cành cây nhanh lớn và nhanh thu hoạch. Cây con phải là cây khỏe mạnh không sâu bệnh.
* Cách trồng bằng hom
- Chọn dây gấc bánh tẻ và cắt thành từng đoạn dài khoảng 40 cm. Mỗi hom phải có từ 2 – 3 đốt trở lên.
- Sau khi cắt phải bôi vôi hai đầu dây gấc và đem giâm trong bầu chứa giá thể đã phối trộn đủ phân bón. Khi giâm cần cắm đầu gấc xuống giá thể sâu khoảng 10 cm và đặt nằm nghiêng 40 độ. Lấy tay nén quanh gốc cho chặt rồi đầu ngọn hướng lên trên.
- Trong quá trình giâm cành nên để bầu giâm nơi thoáng mát và luôn giữ ẩm cho bầu giâm. Khoảng 2 – 3 tuần thì cành bắt đầu bật chồi non. Mầm lên khoảng 15 – 50 - 70 cm là có thể đem trồng.
Giống cây gấc từ ươm hạt và giâm hom
5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gấc theo tiêu chuẩn VietGAP
* Cách trồng cây gấc
- Ở trung tâm hốc đã chuẩn bị trước cơi hố nhỏ có kích thước tùy vào kích thước bầu cây giống. Nhẹ nhàng xé túi bầu và đặt thẳng bầu cây giống. Vun đất phủ kín lấp đến mặt bầu, ấn nhẹ để cố định cây. Trồng xong phủ rơm rạ quanh gốc bầu để giữ ẩm sau đó tưới nước giúp cây nhanh bén rễ. Khi cây hồi xanh thì tiến hành áp dụng các biện pháp chăm sóc tiếp theo.
Mô hình trồng gấc đạt tiêu chuẩn VietGAP
* Kỹ thuật chăm sóc cây gấc cho năng suất cao
- Chế độ nước tưới cho cây gấc: Cây gấc là cây ưa ẩm nhưng sợ úng. Cần cung cấp đủ ẩm cho cây. Giai đoàn sau trồng để có tỷ lệ sống cao thường ngày tưới 1 lần. Giai đoạn cây lớn 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Thời kỳ cây ra hoa, cho trái và nuôi trái cây cần nhiều nước cần lưu ý tưới nước cho cây vừa đủ. Giai đoạn này nếu thiếu nước cây rụng hoa, rụng quả non gây giảm năng suất. Độ ẩm thích hợp cho cây gấc từ 70 – 80%.
- Kỹ thuật vắt ngọn, tỉa nhánh cây gấc: Khi cây mọc dài từ 30 – 50 cm thì tiến hành bắt ngọn leo vào gian và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn. Năm thứ nhất nếu gốc nào cho năng suất cao thì giữ lại để tái sản xuất. Gốc nào ít thì đào thay cây mới. Cuối mùa hoa, cắt bớt các nhánh con không có hoa để tập trung nuôi quả.
- Làm cỏ, xới đất: Để vườn gấc hạn chế sâu bệnh cần tạo cho vườn thông thoáng bằng cách thường xuyên làm cỏ. Xới xáo nhẹ quanh gốc cách gốc từ 25 – 30 cm để kích thích rễ cây phát triển.
Xem thêm < Lưới làm giàn cây leo - Độ bền cao, tiện dụng > |
- Bón phân thúc cho cây: Để cây gấc cho năng suất cao thường bổ sung bón thúc cho cây bằng phân NPK tổng hợp. Lượng phân bón tùy vào mức đầu tư tính cho một gốc gấc là 50 – 70 gram NPK 20 : 20 : 15 + 50 gram phân vi lượng. Nên bón thúc 3 lần vào đầu mùa mưa, giữa và cuối mùa mưa. Cách bón đào rãnh rộng 10 cm, sâu 10 cm, hình vành khăn cách gốc 25 cm bón phân vào rãnh và lấp đất. Sau khi bón cần tưới nước để giúp cây hấp thụ phân bón tốt. Giai đoạn trước khi cây ra hoa có thể phun bổ sung phân bón lá để cây ra nhiều hoa, tăng tỷ lệ đậu quả.
- Cách thụ phấn bổ sung cho cây gâc: Để tăng năng suất tiến hành thụ phấn bổ sung cho cây rất hiệu quả. Dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi lên nhị của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái nở đều.
Quả gấc là "thần dược quý"
6. Phòng trừ sâu bệnh hại cây gấc
- Hiện nay có nhiều laoij sâu bệnh hại gây hại cho cây gấc cần phòng trừ.
- Sâu hại gồm các đối tượng như bọ dừa, rầy mềm, nhện đỏ, ruồi trái cây, sâu xanh ăn lá, … Phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc như Vibaau 50ND.
- Bệnh hại như bệnh đốm lá, bệnh hoa lá, bệnh cháy lá, bệnh sương mai, … Có thể sử dụng một số loại thuốc phun phòng trừ như Ridomil Gold, Viben C, Topsin – M, …
- Bệnh tuyến trùng phòng trừ bằng cách rải mỗi hố 30 gram Vifuran 10 H hoặc 20 gram Vimoca 10G khi gieo hạt hoặc trồng cây con.
Một số sâu bệnh hại trên cây gấc
7. Thu hoạch và bảo quản quả gấc
- Thời điểm thu hoạch quả gấc khi quả chín đỏ đến 1/2 quả mới tiến hành thu hoạch quả.
- Khi hái quả nên chọn những ngày nắng ráo, dùng dao, kéo chuyên dụng để cắt cuống chừa lại một đoạn dài 8 – 10 cm. Quả được xếp trong thùng, sọt, … theo tiêu chuẩn để tiện cho việc vận chuyển. Dưới đáy thùng, sọt nên lót một lớp rơm rạ giữ cho quả gấc không bị bẹp, vỡ khi vận chuyển. Cần bảo quản quả gấc nơi thoáng mát.
Mùa thu hoạch gấc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
8. Ghi chép hồ sơ
- Cần ghi chép đầy đủ nhật ký các thông tin về thời gian chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch đóng gói, các biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể để dễ ràng truy nguyên nguồn gốc, đảm bảo an toàn sản phẩm.
-
Kỹ thuật nhân giống cây gấc
Kỹ thuật nhân giống cây gấc: Cách nhân giống bằng hạt, xử lý hạt trước khi trồng, nhân giống bằng hom,...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gấc
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gấc: Kỹ thuật làm đất, đào hố, làm giàn cho gấc leo, kỹ thuật bón phân, chăm sóc, làm đất, làm cỏ cho gấc,...
-
Quả Gấc – Thần dược cho sức khỏe
Gấc là một loại quả quen thuộc và được trồng khắp nước ta. Gấc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như chống ung thư, sáng mắt, đẹp da, chống lão hóa...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô